Tìm hiểu về biện pháp cấy que tránh thai: Cấy que tránh thai có an toàn không?

Cập nhập: Thứ tư, 16/08/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Thời gian gần đây, nhiều người tìm đến những phương pháp tránh thai mới như tiêm thuốc và cấy que tránh thai. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều tồn tại ưu điểm và nhược điểm nhất định. Vì vậy, bạn cần biết được những ưu điểm và tác dụng phụ của phương pháp này trước khi thực hiện.

 

Cấy que tránh thai có an toàn không?

Cấy que tránh thai có an toàn không?

 

Cấy que tránh thai là gì?

  Cấy que tránh thai là phương pháp sử dụng một que chứa thuốc tránh thai được cấy vào vùng da dưới cánh tay ở phụ nữ. Que cấy có dạng nhỏ như que diêm, chứa hormone progesterone được cấy dưới cánh tay và có tác dụng tránh thai 3 năm.

   Nếu bạn cấy que trong vòng 5 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, que sẽ có tác dụng sau 24 giờ. Nếu bạn cấy que vào một thời điểm khác thì phải mất 7 ngày que mới bắt đầu phát huy tác dụng. Trong thời gian 7 ngày này, nếu có xảy ra quan hệ, bạn phải sử dụng các biện pháp tránh thai khác.

   Trước khi cấy que, bạn nên đi khám để chắc chắn mình không mang thai.

 

Cơ chế tránh thai của que tránh thai

   Que tránh thai có tác dụng tránh thai dựa theo 2 cơ chế chính là:

  • Que cấy giải phóng một lượng hormone progestational liều thấp, ổn định để làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ngăn tinh trùng gặp trứng. 
  • Ức chế sự phát triển của nang trứng
  • Làm mỏng nội mạc tử cung khiến trứng đã thụ tinh khó làm tổ.

 

Ưu -  nhược điểm của phương pháp cấy que tránh thai

Ưu điểm

  • Bạn sẽ không phải lo nghĩ về các biện pháp tránh thai khác trong vòng 3 năm.
  • Phương pháp này được thực hiện dưới cánh tay nên rất kín đáo.

Nhược điểm

   Tuy nhiên cũng như mọi phương pháp tránh thai khác, việc đặt que tránh thai cũng không tránh được một số nhược điểm:

  • Không phòng được bệnh lây qua đường tình dục: Biện pháp này lại không phòng được HIV/AIDS và các bệnh lây lan qua đường tình dục khác.
  • Nguy cơ gặp biến chứng: Cấy que tránh thai có thể gây tụ máu, dị ứng, nhiễm trùng ở vị trí cấy, que tránh thai đi lạc. Các chị em nên sớm báo cho bác sĩ nếu không sờ thấy que cấy hoặc que cấy bị cong, vị trí cấy bị sưng tấy hoặc có bất cứ gì lạ.
  • Nội tiết tố của nữ giới có thể bị ảnh hưởng của loại thuốc tránh thai nằm trong que cấy và dẫn tới các tác dụng phụ như: Rối loạn kinh nguyệt, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt kéo dài hơn, mọc mụn, tăng cân,…

 

Que tránh thai đi lạc trong cơ thể.

Que tránh thai đi lạc trong cơ thể.

 

Tác dụng phụ sau khi cấy que

Khi cấy que tránh thai, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn sau:

  • Rong kinh: Đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất. Tình trạng rong kinh thường kéo dài khoảng 6 tháng đầu sau khi cấy que. Tuy nhiên, nếu bạn bị rong kinh trên 6 tháng thì cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và can thiệp kịp thời.
  • Vô kinh: Hiện tượng này xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố. Cứ năm phụ nữ cấy que tránh thai thì có hơn 1 người gặp phải tình trạng này.
  • Ngứa ngáy, sưng đỏ tại vị trí cấy: Triệu chứng này thường kéo dài từ 1 - 3 ngày. Nếu triệu chứng kéo dài hơn kèm với sưng đau, nhức nhối, chảy mủ,.. bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý.
  • Sạm và nám da: Do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể.
  • Đau đầu, chóng mặt và căng tức ngực: Đây là tác dụng không mong muốn thường gặp nhất, thường xảy ra trong thời gian đầu sau khi cấy que.
  • Giảm ham muốn tình dục: Sự thay đổi nội tiết tố khiến tâm trạng thay đổi, mất hứng thú với các hoạt động tình dục, có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng.
  • Mang thai ngoài ý muốn: Cấy que tránh thai không có hiệu quả tuyệt đối 100%, do đó, bạn vẫn có thể mang thai ngoài ý muốn sau khi cấy.

 

Những đối tượng không được cấy que tránh thai

Không phải ai cũng có thể dùng phương pháp tránh thai này, dưới đây là những đối tượng chống chỉ định cấy que tránh thai:

  • Bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của que cấy.
  • Có tiền sử  bị đông máu nghiêm trọng, đau tim hoặc đột quỵ
  • Phụ nữ mắc các bệnh mãn tính như huyết áp cao, tim mạch
  • Có tiền sử mắc bệnh huyết khối, ung thư vú, đột quỵ, khối u ở gan, bệnh gan nặng.
  • Bị chảy máu bộ phận sinh dục bất thường không rõ nguyên nhân.
  • Phụ nữ có thai.

Ngoài ra, những đối tượng sau không nên cấy que:

  • Người đang sử dụng thuốc có khả năng làm giảm hiệu quả của que tránh thai: thuốc điều trị lao, động kinh, HIV, và một số loại thuốc kháng sinh.
  • Những người không muốn chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi.
  • Phụ nữ bị thừa cân, có chỉ số khối cơ thể BMI trên 30. Vì biện pháp này có thể không hiệu quả.
  • Phụ nữ có tiền sử bệnh nội tiết: Những bệnh này sẽ làm giảm tác dụng của que cấy hoặc gây ra tác dụng không mong muốn.
  • Người đang sử dụng thuốc điều trị nội tiết: Kết hợp nhiều thuốc nội tiết trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh

 

Quy trình cấy que tránh thai

Trước khi cấy que

   Trước khi cấy que, bạn sẽ được tư vấn và thăm khám về những vấn đề sau:

  • Thăm khám xem bạn có thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định hay không.
  • Tư vấn ưu - nhược điểm của việc cấy que.
  • Thông tin cho bệnh nhân sản phẩm que tránh thai sẽ sử dụng.

 

Quy trình cấy que tránh thai

Quy trình cấy que tránh thai (Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ).

 

Quy trình cấy que

   Sau khi đảm bảo bạn đủ điều kiện cấy que tránh thai, các bác sĩ sẽ tiến hành cấy que theo quy trình sau:

  • Sát trùng và tiêm thuốc gây tê ở mặt trong cánh tay (thường là tay không thuận).
  • Khi thuốc gây tê có tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành cấy que vào vùng da dưới cánh tay bằng dụng cụ hỗ trợ cây đã được vô trùng. Sau khi cấy xong, chỗ cấy sẽ được quấn băng trong vòng 24 giờ.
  • Thông thường thủ thuật cấy que tránh thai diễn ra rất nhanh, chỉ mất khoảng 10-15 phút.

   Sau khi cấy que tránh thai, bạn sẽ được hướng dẫn cách theo dõi và chăm sóc tại nhà. Tùy vào cơ địa mỗi người, bạn có thể gặp các biểu hiện bất thường sau khi cấy.

 

Chăm sóc sau khi cấy que

   Nhằm giảm thiểu nguy cơ gặp tác dụng phụ sau khi cấy que, bạn nên:

  • Ăn uống khoa học, bổ sung nhiều trái cây, hoa quả tươi.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,..
  • Tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng.
  • Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan. tránh căng thẳng, mệt mỏi.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi sự thích nghi và hiệu quả của que tránh thai, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời nếu có những bất thường.

   Hy vọng bài viết này đã giúp bạn nắm được phương pháp cấy que tránh thai. Trước khi thực hiện phương pháp này, bạn nên tìm hiểu kỹ ưu - nhược điểm và các tác dụng phụ của phương pháp để có quyết định đúng đắn nhất. Nếu muốn tư vấn về biện pháp tránh thai hiệu quả - an toàn, mời bạn gọi đến tổng đài miễn cước 1800.1044 để được các dược sĩ tư vấn!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Gan nhiễm mỡ là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị (2023)

Gan nhiễm mỡ là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị mới nhất 2023. Cùng theo dõi ngay để có cho mình những kiến thức bổ ích nhé!

Nữ sinh lớp 12 mắc bệnh phụ khoa do “tránh thai bằng niềm tin”

Mới đây, một nữ sinh lớp 12 được mẹ đưa đi khám sau khi phát hiện cô đã quan hệ tình dục với bạn trai và có dấu hiệu mắc bệnh phụ khoa.

Sau 5 năm hoãn có con, người phụ nữ 30 tuổi tá hỏa vì cạn trứng

  Sau 5 năm hoãn có con, người phụ nữ 30 tuổi tá hỏa vì cạn trứng, gần như không còn khả năng làm mẹ.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt và cách khắc phục

Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt và cách khắc phục nhé!

Các bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới

Một số bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới là: Viêm âm đạo, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,...
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà