Que tránh thai “đi lạc” trong cơ thể, người phụ nữ nhập viện

Cập nhập: Thứ hai, 13/03/2023

 

   Bác sĩ Trần Quốc Thắng, trưởng khoa phụ sản 1 – Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết: Bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị một phụ nữ 32 tuổi ở Hà Nội nhập viện do cấy que tránh thai đi lạc sâu vào trong cơ bắp tay phải.

 

Hình ảnh que cấy tránh thai

Hình ảnh que cấy tránh thai "đi lạc" sâu trong cơ bắp tay bệnh nhân.

 

   Trước đó, bệnh nhân này đến bệnh viện khám sau khi xuất hiện triệu chứng đau khi cử động vùng cánh tay đã cấy que tránh thai trước đó tại một cơ sở y tế tư nhân.

   Kết quả chụp X-quang cho thấy, que tránh thai không nằm dưới da mà đã “đi lạc” sâu trong cơ bắp tay phải của bệnh nhân dẫn đến tình trạng đau mỗi lần cử động.

   Bác sĩ chỉ định mổ lấy que, tránh dị vật đi sâu vào ngực, tim, ảnh hưởng tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, do que đi lạc, khi can thiệp bác sĩ phải rạch đường dài 3-6 cm để tìm que.

   Đây cũng không phải lần đầu xảy ra hiện tượng que tránh thai “đi lạc” trong cơ thể. Trước đó, bệnh viện Sản nhi Nghệ An cũng đã phẫu thuật lấy thành công que tránh thai “đi lạc” vào chỗ sâu trong cơ bắp tay của người phụ nữ.

   Theo lời kể bệnh nhân, sau khi sinh được 2 bé, chị N.T.T. (31 tuổi, Nam Đàn) đã quyết định đi đặt que tránh thai. Sau 3 năm, đến thời hạn đi tháo que, phát hiện que tránh thai ở vị trí khó nên chị được tư vấn nhập viện.

      Sau khi thăm khám, kiểm tra, các bác sĩ nhận định đây là trường hợp que tránh thai "đi lạc" sâu vào tổ chức cơ phức tạp, chứa nhiều mạch máu, dây thần kinh nên không thể kéo ra ngoài bằng phương pháp tiêm thuốc tê rồi rạch đường nhỏ dưới da tay. Các bác sĩ Khoa Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiến hành hội chẩn với bác sĩ Ngoại khoa của bệnh viện để lên phương án phẫu thuật, đưa dị vật ra ngoài an toàn.

 

Tại sao lại có hiện tượng que tránh thai “đi lạc”

Theo các chuyên gia y tế, việc lựa chọn các cơ sở uy tín để thực hiện biện pháp tránh thai cũng là rất quan trọng để tránh “tiền mất, tật mang”.

   Que cấy tránh thai có kích thước cỡ bằng que diêm, được cấy vào vùng da dưới cánh tay phụ nữ, thường là cánh tay không thuận để tránh vận động, di chuyển nhiều sau khi thực hiện cấy. Tuy nhiên, khi cấy không đúng kỹ thuật như cấy que nằm quá nông hoặc quá sâu đều gây khó chịu và đau đớn.

   Hơn nữa, que tránh thai “đi lạc” phần lớn do kỹ thuật cấy que chưa phù hợp, nếu không được can thiệp lấy sớm, que tránh thai có thể tiếp tục đi sâu, đụng bó mạch thần kinh. Người bệnh bị viêm, chèn ép dây thần kinh, khó khăn trong việc nâng, mang, vác đồ vật thường ngày, không loại trừ khả năng gây vỡ mạch máu, gây tê - yếu liệt tay, hoặc que tiếp tục di chuyển đến các bộ phận trong cơ thể.

   Để đề phòng que cấy tránh thai “đi lạc” nguy hiểm, theo khuyến cáo của bác sĩ Thắng, nên thực hiện thủ thuật ở các bệnh viện và tái khám để kiểm tra theo hẹn của bác sĩ. Khi thấy có biểu hiện khác thường, chị em cần thăm khám, theo dõi và được tư vấn kịp thời tại các cơ sở y tế uy tín.

 

Phương pháp cấy que tránh thai – Liệu có an toàn?

   Cấy que tránh thai là phương pháp sử dụng một que chứa hormone được cấy vào vùng da dưới cánh tay. Que cấy giải phóng một lượng hormone progestational liều thấp, ổn định để làm đặc chất nhầy cổ tử cung và làm mỏng lớp niêm mạc tử cung nhằm ngăn ngừa sự thụ thai.

   Tuy nhiên, que cấy tránh thai không thích hợp cho tất cả mọi người. BS. Trần Thu Nguyệt - Bộ Y tế cho hay: Phương pháp này không khuyến khích cho một số nhóm đối tượng sau:

  • Có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của mô cấy
  • Đã từng bị đông máu nghiêm trọng, đau tim hoặc đột quỵ
  • Có khối u gan hoặc bệnh gan
  • Đã biết hoặc nghi ngờ ung thư vú hoặc tiền sử ung thư vú
  • Chảy máu bộ phận sinh dục bất thường chưa được chẩn đoán

   Que cấy tránh thai không chống chỉ định sử dụng cho những phụ nữ thừa cân. Tuy nhiên, có thể nó không hiệu quả ở những phụ nữ có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30. Nếu bạn đang bị thừa cân, béo phì hãy trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi thực hiện phương pháp này.

   Cũng như các biện pháp tránh thai có chứa hormon, cấy que tránh thai có thể tạo ra sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong vài tháng đầu triệu chứng xảy ra là ra kinh ít hơn, ngắn hơn, hay không có kinh hoặc rong kinh (thời gian có kinh hơn 8 ngày). Phương pháp này còn gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Đau bụng hoặc đau lưng
  • Tăng nguy cơ u nang buồng trứng
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Chóng mặt
  • Nhức đầu
  • Kháng insulin nhẹ
  • Thay đổi tâm trạng và trầm cảm
  • Buồn nôn hoặc đau bụng
  • Tương tác tiềm năng với các loại thuốc khác
  • Đau ngực
  • Viêm hoặc khô âm đạo
  • Tăng cân

Vì vậy, bạn có thể lựa chọn 1 giải pháp tránh thai khác an toàn hơn như màng phim tránh thai VCF

 

Màng phim tránh thai VCF

Màng phim tránh thai VCF

 

Đâu là phương pháp an toàn, hiệu quả, giúp phụ nữ chủ động tránh thai?

   Sản phẩm màng phim tránh thai VCF của Mỹ được công nhận là biện pháp tránh thai chủ động tốt nhất cho chị em phụ nữ. Màng phim tan trong âm đạo chứ không đi vào cơ thể nên an toàn tuyệt đối với sức khỏe.

   VCF có chứa 28% chất nonoxynol - 9 (một loại thuốc diệt tinh trùng có hiệu quả cao) đủ để diệt tinh trùng mỗi lần giao hợp. VCF có hiệu quả tránh thai tương đương các biện pháp tránh thai khác như que cấy, thuốc ngừa thai, vòng tránh thai, bao cao su... Tuy nhiên, ở những khía cạnh khác, VCF còn đạt hiệu quả cao hơn nhờ tính tiện lợi và dễ dàng sử dụng của sản phẩm.

   Màng phim VCF khắc phục được các khuyết điểm của những phương thức tránh thai truyền thống như:

  • Do không chứa hormone, không vào trong máu nên VCF không gây tác dụng phụ như các loại viên uống tránh thai và que cấy tránh thai
  • Không làm mất cảm giác, giữ trọn vẹn cảm xúc và sự hứng thú cho đôi bên.
  • Ngoài ưu điểm là tiện dụng, an toàn, VCF còn giúp phụ nữ chủ động hơn trong việc tránh thai, nhất là khi không dùng được viên uống (do có chống chỉ định hoặc hay quên) hay bạn tình không sử dụng bao cao su.
  • Khả năng tránh thai cao, là 1 trong những biện pháp tránh thai đạt hiệu quả cao nhất hiện nay.
  • Bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể dùng, không gây tác dụng phụ, an toàn cho sức khỏe, có thể sử dụng lâu dài.


XEM THÊM:

 

Chủ đề: Cấy que tránh thai

Bài viết cùng chủ đề

Tìm hiểu về biện pháp cấy que tránh thai: Cấy que tránh thai có an toàn không?

Cấy que tránh thai là phương pháp sử dụng một que chứa thuốc tránh thai được cấy vào vùng da dưới cánh tay ở phụ nữ.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844