Hy vọng mới: Mỹ thử nghiệm lâm sàng loại thuốc giúp tăng 30% tỷ lệ sống cho người ung thư tử cung

Cập nhập: Thứ tư, 08/11/2023

 

   Với bệnh ung thư cổ tử cung, nếu phát hiện sớm, người bệnh có thể sống khỏe mạnh lâu dài. Điều đáng ngại là rất nhiều chị em phụ nữ không biết bản thân mắc bệnh, đến khi thăm khám, khối u đã lớn, phải hóa trị, xạ trị, thậm chí cắt bỏ tử cung nhưng tỉ lệ sống vẫn rất thấp. Tuy nhiên hiện nay, ngành y học Mỹ đã mở ra cơ hội mới, thử nghiệm lâm sàng loại thuốc giúp tăng 30% tỷ lệ sống cho người bệnh ung thư cổ tử cung.

 

Thử nghiệm lâm sàng thuốc mới giúp tăng 30% tỷ lệ sống cho người ung thư tử cung

Thử nghiệm lâm sàng thuốc mới giúp tăng 30% tỷ lệ sống cho người ung thư tử cung

 

Tổng quan về bệnh ung thư cổ tử cung

   Cổ tử cung của người phụ nữ là một lớp mỏng được tạo thành từ sự kết hợp các tế bào. Ung thư cổ tử cung xảy ra do các tế bào khu vực này phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể, tạo ra khối u bên trong tử cung.

   Bệnh này thường tiến triển âm thầm trong một thời gian dài (mất khoảng vài năm). Các tế bào ở cổ tử cung sẽ biến đổi một cách bất thường do sự thay đổi môi trường âm đạo hoặc do nhiễm virus HPV. Sự biến dạng của tế bào xảy ra trước khi ung thư xuất hiện được gọi là loạn sản hoặc viêm lộ tuyến cổ tử cung (CIN).

   Triệu chứng  đầu tiên nhận biết ung thư cổ tử cung là chảy máu bất thường ở âm đạo, chẳng hạn như chảy máu giữa các kỳ kinh nguyệt, chảy máu sau hoặc trong khi quan hệ… Khi khối u phát triển, người bệnh có xuất hiện một số dấu hiệu khác như đau vùng chậu, ra khí hư bất thường, sưng chân…

   Nếu ung thư đã lan đến các cơ quan lân cận hoặc các hạch bạch huyết, nó sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ quan đó.

   Hiện nay, với nền y khoa ngày càng hiện đại và tiến bộ, bệnh ung thư cổ tử cung có thể chữa được nếu phát hiện sớm. Thời gian phát hiện càng muộn, tỷ lệ sống sót càng giảm, cụ thể:

  • Giai đoạn tại chỗ (insitu): Bệnh phát hiện sớm, cơ hội sống trên 5 năm có thể lên đến 96%.
  • Giai đoạn 1: Tỷ lệ sống trên 5 năm giảm còn 80-90%.
  • Giai đoạn 2: Tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ còn 50-60%.
  • Giai đoạn 3: Người bệnh chỉ còn 25-35% cơ hội sống trên 5 năm.
  • Giai đoạn 4: Cơ hội này chỉ còn dưới 15%.
  • Trên 90% bệnh khi tái phát di căn xa sẽ tử vong trong vòng 5 năm.

 

Ung thư cổ tử cung càng phát hiện muộn, tỷ lệ sống sót càng thấp

Ung thư cổ tử cung càng phát hiện muộn, tỷ lệ sống sót càng thấp

 

   Ở nước ta, mỗi năm, có khoảng hơn 4100 phụ nữ phát hiện bản thân bị ung thư cổ tử cung. Đặc biệt, khoảng 2400 người tử vong hàng năm vì căn bệnh này. Do đó hiện nay, ngành y học vẫn đang cố gắng tìm cách kéo dài thời gian sống cho người bệnh ung thư cổ tử cung.

 

 Mỹ thử nghiệm lâm sàng loại thuốc giúp tăng 30% tỷ lệ sống cho người ung thư tử cung

   Thuốc có tên TIVDAK (tisotumab vedotin), sử dụng bằng cách tiêm tĩnh mạch. Nó tấn công một loại protein nhất định trên tế bào đột biến, đưa hóa trị liệu đến tế bào đích một cách chính xác hơn. Vì vậy, nó không gây ra nhiều tác dụng phụ như hóa trị truyền thống.

   Theo thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba, tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng với thuốc là 17,8%, cao hơn nhiều so với hóa trị là 5,2%. Các nhà khoa học Mỹ cũng theo dõi tỷ lệ tương thích của bệnh nhân với thuốc. Kết quả cho thấy, có đến 75,9% bệnh nhân tương thích với TIVDAK, trong khi ở hóa trị chỉ có 58,2%. Từ đó, loại thuốc này tăng khả năng sống sót của người bệnh ung thư cổ tử cung lên tới 30%.

 

Các nhà khoa học đang thảo luận kết quả thử nghiệm lâm sàng

Các nhà khoa học đang thảo luận kết quả thử nghiệm lâm sàng

 

   Tác dụng phụ của thuốc là viêm kết mạc, bệnh thần kinh ngoại biên (yếu, tê và đau do tổn thương dây thần kinh). Ngoài ra, có một số bệnh nhân bị chảy máu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết những phản ứng phụ này vẫn trong tầm kiểm soát.

   Trong thử nghiệm, chỉ có 5% bệnh nhân phải ngừng điều trị do tác dụng phụ. Nếu so với hóa trị truyền thống, mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ do thuốc TIVDAK thấp hơn nhiều.

   Những kết quả bước đầu cho thấy thuốc TIVDAK có hiệu quả khá tốt cho người bệnh ung thư cổ tử cung. Hy vọng trong tương lai, nó sẽ mở ra hướng đi mới giúp bệnh nhân có thêm cơ hội sống.

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: ung thư tử cung

Bài viết cùng chủ đề

Siêu âm đầu dò là gì? Khi nào cần siêu âm đầu dò?

  Siêu âm đầu dò là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được nhiều bác sĩ chỉ định trong nhiều trường hợp khám phụ khoa....
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844