Hà Nội: Ghi nhận thêm 19 ổ dịch sốt xuất huyết, 442 ca trong 1 tuần

Cập nhập: Thứ ba, 25/07/2023

 

   Từ ngày 14/7 đến ngày 21/7, toàn TP. Hà Nội ghi nhận thêm 442 ca mắc sốt xuất huyết. Số ca mắc mới tăng gấp 1,5 lần so với tuần trước đó. Có 19 ổ dịch mới được ghi nhận ở 11 quận, huyện.

 

Cán bộ y tế tích cực đến từng khu vực có ổ dịch để xử lý muỗi

Cán bộ y tế tích cực đến từng khu vực có ổ dịch để xử lý muỗi

 

Số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh chóng

   Theo CDC Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận thêm 442 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 1,5 lần so với tuần trước đó).

   Từ năm 2023 tới nay, Hà Nội ghi nhận 1.556 ca mắc (tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2022) nhưng chưa ghi nhận ca tử vong.

   Cũng trong tuần qua, Hà Nội có thêm 19 ổ dịch sốt xuất huyết tại 11 quận, huyện. Trong đó, quận Bắc Từ Liêm có 3 ổ dịch; Cầu Giấy, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Thanh Oai, Đan Phượng, mỗi nơi có 2 ổ dịch; Thường Tín, Hà Đông, Phúc Thọ, Thạch Thất mỗi nơi có 1 ổ dịch.

   Trung tâm Kiểm soát bệnh tật nhận định, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội tiếp tục có xu hướng gia tăng, xuất hiện thêm các ổ dịch, đặc biệt tại khu vực ổ dịch cũ, tại các xã, phường có diễn biến dịch hàng năm phức tạp.

   Nhận định về tình hình dịch sốt xuất huyết, TS. Nguyễn Văn Dũng - Trưởng khoa Côn trùng (Viện Sốt rét - Kí sinh trùng - Côn trùng Trung ương), cho biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của dịch sốt xuất huyết là do thời tiết. Dưới ảnh hưởng của Elnino và hiệu ứng nhà kính, thời tiết không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới đang diễn biến rất thất thường.

   “Miền Bắc năm nay nắng nóng, mưa nhiều tạo điều kiện cho muỗi phát triển, khiến chu kì của muỗi rút ngắn. Thời gian từ trứng đến trưởng thành sẽ rút ngắn lại, khoảng 7-9 ngày. Khi vòng đời ngắn lại thì khả năng sinh sản sẽ nhiều hơn, tăng mật độ tiếp xúc với con người. Chỉ cần có nguồn bệnh là dịch sẽ bùng phát. Mùa đông hiện tại ở miền Bắc không lạnh như trước đây.

   Do đó, chúng tôi dự báo trong thời gian tới sẽ có nguy cơ rất cao bùng phát các đợt dịch”, TS. Nguyễn Văn Dũng nhìn nhận.

   Để ngăn ngừa dịch bùng phát, thời gian tới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội tiếp tục phối hợp với các đơn vị duy trì đội đáp ứng nhanh và thường trực phòng, chống dịch, đảm bảo sẵn sàng đáp ứng kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn thành phố. Trung tâm tăng cường giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng và tại các bệnh viện được phân cấp nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh, điều tra, xử lý dịch kịp thời các ca bệnh, ổ dịch, không để dịch bùng phát. Trung tâm thường xuyên rà soát, cập nhật thông tin ca bệnh trên hệ thống phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT để phát hiện sớm ca bệnh nhằm điều tra, xử lý ổ dịch kịp thời.

 

Điều trị người bệnh sốt xuất huyết biến chứng nặng tại cơ sở y tế

Điều trị người bệnh sốt xuất huyết biến chứng nặng tại cơ sở y tế

 

Dấu hiệu ở người sốt xuất huyết cần đến bệnh viện ngay

   Bệnh sốt xuất huyết có thể chuyển từ mức độ nhẹ sang mức độ nặng nhanh, mọi người cần chú ý các dấu hiệu nhận biết bệnh đã chuyển nặng để tới bệnh viện kịp thời.

   Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue, Bộ Y tế lưu ý các cơ sở y tế xem xét chỉ định nhập viện với những trường hợp bị mắc sốt xuất huyết có tình trạng:

- Là trẻ nhũ nhi.

- Người bị dư cân, béo phì.

- Là phụ nữ có thai.

- Là người lớn tuổi (trên 60 tuổi).

- Là người có bệnh mạn tính đi kèm (thận, tim, gan, hen, COPD kém kiểm soát, đái tháo đường, thiếu máu tan máu...).

- Bệnh nhân sống một mình, không có người nhà theo dõi.

- Nhà bệnh nhân xa cơ sở y tế, không thể nhập viện kịp thời khi bệnh trở nặng.

- Gia đình không có khả năng theo dõi sát người bệnh.

   BS. Đào Văn Cao, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E cho biết: Sau khi khám, chẩn đoán người bệnh mắc sốt xuất huyết, các bác sĩ sẽ sàng lọc. Đối với những bệnh nhân mắc thể bệnh nhẹ, có thể cấp đơn và giải thích hướng điều trị ngoại trú cho bệnh nhân. Đối với những bệnh nhân sốt xuất huyết nặng kèm dấu hiệu như: Vật vã, lừ đừ, li bì, đau bụng nhiều, nôn ói nhiều, tiểu ít, xuất huyết niêm mạc, xét nghiệm có tiểu cầu giảm nhanh, cô đặc máu, men gan tăng cao sẽ được chỉ định vào viện theo dõi và điều trị”.

   Cũng theo BS. Đào Văn Cao, qua điều trị thực tế cho thấy các tình trạng bệnh diễn biến nặng của người bệnh sốt xuất huyết thường có các biểu hiện như: Ho ra máu, xuất huyết âm đạo trước chu kỳ, đi ngoài phân đen, men gan tăng cao, tràn dịch màng phổi, màng bụng, tụt huyết áp…

   Bệnh sốt xuất huyết diễn biến khó lường vì vậy các bác sĩ khuyến cáo người dân, nếu thấy sốt cao đột ngột cần tới ngay cơ sở y tế để được khám, theo dõi vì bệnh sốt xuất huyết có thể chuyển từ mức độ nhẹ sang mức độ nặng nhanh; bệnh nhân cần được thăm khám, phân độ lâm sàng để tiên lượng bệnh và có kế hoạch xử trí thích hợp.

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: sốt xuất huyết

Bài viết cùng chủ đề

Máu cô đặc, tràn dịch màng phổi sau 5 ngày sốt xuất huyết

Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết mới tiếp nhận bệnh nhân nữ 60 tuổi sốt cao, đau đầu. Kết quả thăm khám cho thấy bệnh nhân dương tính với sốt xuất huyết, máu cô đặc, có tràn dịch màng phổi.

Biến chủng mới của Omicron – Có thể là phiên bản lây lan nhanh nhất của Covid-19

Tổ chức Y tế thế giới dự báo, biến chủng mới XBB.1.5 của Omicron gây Covid-19 có khả năng tránh miễn dịch và lây lan nhanh hơn so với biến thế khác

Nhập viện muộn khiến nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết nguy kịch

BS Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết đang gia tăng, đặc biệt nhiều trẻ mắc bệnh nhập viện trễ gây biến chứng nặng.

Sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Việc nắm được mức độ nguy hiểm của sốt xuất huyết cũng như dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa sẽ giúp bảo vệ bạn trước sự tấn công của bệnh, nếu có mắc cũng sẽ giảm thiểu tối đa hậu quả do nó gây ra. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Dịch sốt xuất huyết có thể “phá vỡ quy luật” – Chuyên gia lý giải nguyên nhân

Sở Y tế Hà Nội nhận định, dịch sốt xuất huyết đang có dấu hiệu đảo chiều, không theo quy luật chu kỳ 4-5 năm như trước, cần tăng cường công tác phòng dịch.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844