Theo một nghiên cứu mới, 7 trong 8 giới hạn an toàn của trái đất đã vượt ngưỡng, khiến sự sống của con người đang nằm trong vùng nguy hiểm.
Các chỉ số an toàn của Trái Đất ngày càng kém
“Sức khỏe” của Trái Đất đang gặp nguy
Các nhà khoa học toàn cầu thuộc Earth Commission đăng bài viết trên tạp chí Nature ngày 31/5 khẳng định, trái đất đã phá vỡ 7/8 giới hạn an toàn và đang nằm trong “vùng nguy hiểm”.
Theo đó, 8 lĩnh vực được đo lường là: Biến đổi khí hậu; ô nhiễm không khí; nước ở bề mặt; nước ngầm; phân đạm; phân lân; liệu các hệ sinh thái tự nhiên có còn nguyên vẹn hay không; và tính toàn vẹn chức năng của tất cả các hệ sinh thái. Trong đó, chỉ có vấn nạn ô nhiễm không khí là chưa chạm đến ngưỡng nguy hiểm.
Trên tất cả các lĩnh vực được đo lường, tình hình “rất đáng lo ngại", nhà nghiên cứu Rockstrom nói, đồng thời lưu ý những tác động của việc vi phạm những giới hạn này đã có thể nhìn thấy được.
“Chúng ta gặp nhiều hiện tượng cực đoan hơn, hạn hán, lũ lụt, mất an ninh lương thực, hệ sinh thái suy giảm nhiều hơn, cho tới mất nguồn cá và phá hủy hệ thống rạn san hô, sinh kế của 500 triệu người" - ông Rockstrom nói.
Trong nghiên cứu có đề cập: Nước trên bề mặt bị thay đổi quá nhiều, gây tổn hại cho hệ sinh thái; nước ngầm được sử dụng hết nhanh hơn mức có thể thay thế; phân bón nitơ và phốt pho, với tác hại của chúng trong ô nhiễm nước và không khí, đã được sử dụng ở mức vượt xa mức khuyến cáo.
Ranh giới sinh quyển cũng đã bị vi phạm. Do tỉ lệ hệ sinh thái tự nhiên còn lại trên thế giới trong các khu vực tự nhiên và cảnh quan đang hoạt động thấp hơn mức cần thiết để bảo vệ con người và các loài khác.
Với biến đổi khí hậu, trái đất đã vượt qua ranh giới khi nền nhiệt tăng 1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Điều này gây ra nhiều nguy hại cho cuộc sống con người nhưng chưa đe dọa đến sự ổn định của hành tinh.
Ô nhiễm không khí là lĩnh vực duy nhất không đi quá giới hạn an toàn, dù cho cảnh báo về các khu vực ô nhiễm không khí cao vẫn còn. Tuy nhiên, báo cáo cũng ghi nhận những tác động tiềm ẩn của ô nhiễm không khí với sức khỏe con người, bao gồm các vấn đề hô hấp, bệnh tim mạch và nguy cơ tử vong sớm.
Những biện pháp đơn giản và hiệu quả để cứu trái đất
Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường và bảo vệ trái đất cần được thực hiện lâu dài, không phải ngày một ngày hai. Những giải pháp đơn giản và hiệu quả có thể kể đến như:
Hạn chế sử dụng túi nilon
Hạn chế sử dụng túi nilon
Túi nilon được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Với khả năng phân hủy rất chậm, chúng đe dọa sức khỏe của con người và gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước. Để giảm thiểu tác động này, chúng ta có thể sử dụng các loại túi bằng giấy hoặc lá cây thay vì túi nilon hay các loại túi bằng nhựa khác. Những loại túi đó dễ phân hủy hơn và có thể được sử dụng lại nhiều lần để giảm thiểu lượng rác thải sinh ra.
Sử dụng năng lượng sạch
Thói quen sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như gió và ánh nắng mặt trời đang trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Đây là những nguồn năng lượng sạch, không tạo ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính khi sản xuất và tiêu thụ. Vì vậy, chúng ta cần thay đổi thói quen trong việc sử dụng năng lượng và chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường.
Trồng nhiều cây xanh
Hiện nay, chặt phá rừng đang diễn ra một cách trầm trọng và là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ rừng của một số người vẫn còn rất hạn chế và thờ ơ. Để đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, chúng ta cần tích cực trồng cây xanh. Bởi cây xanh không chỉ cung cấp oxy cho con người hít thở, mà còn hấp thụ khí CO2 trong không khí, giúp làm giảm hiệu ứng nhà kính. Hơn nữa, cây xanh còn cung cấp một môi trường sống cho các loài động vật và thực vật, giúp duy trì sự cân bằng trong hệ sinh thái. Vì vậy, việc trồng nhiều cây xanh là một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ trái đất.
Hãy sử dụng tiết kiệm điện
Sử dụng tiết kiệm điện
Việc để nguyên phích cắm trong ổ điện ngay cả khi không sử dụng các thiết bị điện (TV, máy tính, sạc điện thoại, quạt…) là một thói quen phổ biến của nhiều người. Tuy nhiên, hành động này vô tình gây lãng phí một lượng điện lớn ngay cả khi các thiết bị trong chế độ chờ. Để giảm thiểu lãng phí điện, tốt hơn hết là bạn nên rút phích cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn các thiết bị điện khi không sử dụng.
Nâng cao ý thức của mỗi người
Để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, mỗi người chúng ta có thể thực hiện nhiều hoạt động khác nhau. Ví dụ như chia sẻ thông tin về môi trường với bạn bè, gia đình và cộng đồng. Các hoạt động tham gia bảo vệ môi trường như tình nguyện làm vệ sinh, tập huấn bảo vệ môi trường cũng là những cách hiệu quả để nâng cao nhận thức của mọi người.
Ngoài ra, để đảm bảo tương lai của thế giới, chúng ta cần đưa vào chương trình giáo dục các bài học về môi trường, khuyến khích trẻ em yêu thiên nhiên và hướng dẫn chúng cách bảo vệ môi trường ngay từ khi còn nhỏ.
XEM THÊM: