Lào Cai: Gần 240 học sinh phải nghỉ học do nghi nhiễm cúm A

Cập nhập: Thứ sáu, 17/03/2023

 

   Trong 10 ngày qua, gần 240 học sinh 4 trường học ở thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, Lào Cai đã phải nghỉ học vì ho, sốt và mệt mỏi. Thực hiện test nhanh cúm A/B với 3 trường hợp ngẫu nhiên cho kết quả dương tính với cúm A.

 

Lấy mẫu xét nghiệm cúm A

Lấy mẫu xét nghiệm cúm A trong trường học ở thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

 

   Qua điều tra, xác minh thông tin về tình hình dịch bệnh: Tại Trường trung học phổ thông số 1 Bảo Yên, Trường trung học cơ sở số 1 Phố Ràng, Tiểu học số 1 và Tiểu học số 2 Phố Ràng, từ ngày 7/3/2023 có 5 học sinh nghỉ học vì lý do ho, sốt, mệt mỏi. Tính đến 15h ngày 13/3/2023 có tổng 237 em học sinh nghỉ học có triệu chứng như trên. Đã thực hiện test nhanh Covid 19 với 45 trường hợp, cho kết quả âm tính; Thực hiện test nhanh cúm A/B với 3 trường hợp ngẫu nhiên cho kết quả dương tính với cúm A, được chẩn đoán xác định cúm A.

   Nhận định tình hình dịch bệnh tại địa phương, BS. Tiễn Thị Liễn, Trung tâm Y tế huyện Bảo Yên cho hay: "Các ca bệnh xảy ra tại trường học là nơi tập trung đông người nên dễ lây lan, các ca bệnh mới vẫn có khả năng tiếp tục xuất hiện gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng học tập của các cháu học sinh, có nguy cơ lây lan trong cộng đồng nếu không được khoanh vùng, xử lý kịp thời".

 

Khoanh vùng, ngăn chặn dịch cúm A trong trường học

   Trung tâm Y tế huyện Bảo Yên đã khẩn trương vào cuộc khoanh vùng điều tra, sàng lọc, hướng dẫn cách ly, điều trị tại nhà, khử khuẩn các trường học ghi nhận có ca mắc, đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống dịch, yêu cầu thực hiện 2K…

   Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Yên - Bùi Minh Tuân cho biết: Sau giai đoạn đỉnh điểm, số ca mắc đã có dấu hiệu thuyên giảm, hiện chỉ còn khoảng hơn 100 học sinh phải nghỉ cách ly tại nhà, số ca khỏi bệnh đã đi học trở lại. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Yên cũng chỉ đạo các nhà trường chủ động, linh hoạt trong giảng dạy, bổ sung kiến thức cho học sinh.

   Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường lưu hành khi thời tiết chuyển mùa, do các chủng virus cúm A phổ biến như H1N1, H3N2, H5N1, H7N9 gây nên. Trong đó, chủng H7N9 và H5N1 lưu hành ở gia cầm, có nguy cơ lây sang người, trở thành dịch.

   Trẻ mắc cúm A thể nhẹ có biểu hiện sốt từ 38 độ C, nhức đầu, mỏi cơ, lười vận động; ho, đau họng, chảy mũi, ngạt mũi. Dấu hiệu bệnh nặng là sốt cao từ 39 độ trở lên, dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng, li bì, mệt mỏi, kém ăn, bỏ ăn, nôn trớ, chân tay lạnh, co giật hoặc khó thở, thở nhanh... lúc này cần đến viện. Biến chứng cúm A là viêm tai giữa, viêm thanh khí - phế quản, viêm phổi, nặng hơn thì suy hô hấp, viêm màng não, viêm cơ tim.

   Sở Y tế khuyến cáo cúm A lây truyền qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi... giọt bắn mang virus thoát ra, người lành hít vào có thể nhiễm bệnh. Sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt hoặc tiếp xúc chung bề mặt với người bệnh sau đó đưa tay lên mũi, miệng; tiếp xúc với động vật bệnh (gia cầm), cũng có nguy cơ mắc bệnh.

 

Cách chăm sóc trẻ mắc cúm A

Cách chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà hiệu quả

 

Cách chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà

Dưới đây là cách chăm sóc trẻ bị cảm cúm A ba mẹ có thể áp dụng:

  • Hạ sốt đúng cách: Kẹp nhiệt kế theo dõi thân nhiệt để biết chính xác khi nào trẻ cần được hạ sốt, tránh sốt quá cao gây co giật. Khi trẻ sốt trên 38.5 thì có thể uống các loại thuốc hạ sốt như paracetamol hoặc ibuprofen.
  • Uống nhiều nước, ăn đủ chất: Trẻ sốt cao, cơ thể bị mất nước nên rất háo nước. Bổ sung cho trẻ điện giải oresol, sữa, nước để bù lại lượng nước hao hụt sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và sốt, loãng dịch tiết mũi và cân bằng nhiệt độ cơ thể.
  • Nhiều trẻ bị cúm A có thể gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, ba mẹ cho bé ăn món dễ tiêu, ấm, lỏng (súp, cháo) ... giúp tăng cường miễn dịch và có thể giảm các triệu chứng của cúm.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi: Cúm A làm trẻ cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Vì thế, các bé cần được nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn trong phòng yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, tránh gió lùa. Một giấc ngủ tốt giúp tăng cường miễn dịch, trẻ sẽ nhanh hồi phục sức khỏe hơn.
  • Vệ sinh mũi họng thường xuyên: Dịch mũi chảy nhiều và đặc khiến trẻ ngạt mũi, khó chịu, quấy khóc. Ba mẹ có thể nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, nhẹ nhàng dùng tay day mũi để rỉ mũi mềm và bong ra. Không nên lạm dụng hút mũi vì có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi. Tránh không dùng miệng của người lớn trực tiếp hút mũi cho trẻ

 

Khi nào cần đưa trẻ mắc cúm A đến bệnh viện?

   Cúm A cũng có các biểu hiện như cúm thông thường nên nhiều ba mẹ không thật sự lo lắng về mức độ nghiêm trọng của bệnh lý này. Nếu trẻ có các biểu hiện dưới đây, ba mẹ cần cho bé đi khám ngay để ngăn ngừa biến chứng xấu có thể xảy ra:

  • Trẻ khó thở, tức ngực.
  • Trẻ không chịu uống nước, không bú sữa.
  • Người mệt mỏi, ngủ li bì, kém tương tác với người thân.
  • Buồn nôn, nôn nhiều.
  • Màu da tái xanh, môi nhợt nhạt.
  • Các triệu chứng cúm hết nhưng lại tái phát với mức độ nặng hơn.

Khi trẻ bị cúm A cha mẹ cần theo dõi các diễn biến triệu chứng ở trẻ, tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc, nhất là các thuốc kháng virus (đơn cử là Tamiflu) mà cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

 

Cách phòng ngừa cúm A

   ThS. BS Trương Văn Quý - Trưởng khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E khuyến cáo các bậc cha mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ tốt về:

  • Xây dựng lối sống lành mạnh, luyện tập thể thao điều độ để tăng cường sức khỏe
  • Tăng cường thực phẩm giàu vitamin để cải thiện sức đề kháng, nhất là vào thời điểm giao mùa
  • Thường xuyên rửa tay để giữ vệ sinh, ngăn ngừa lây bệnh

   Cách tốt nhất để phòng cúm A là nên tiêm vắc xin ngừa virus cúm hàng năm. Các vắc xin này có thể giúp ngừa 3 - 4 loại virus cúm trong năm. Vắc xin phòng cúm được khuyến cáo sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Nếu đã biết cúm A là gì và mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này thì việc tiêm vắc xin là điều cần thiết, nhất là đối với trẻ nhỏ.

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: cúm A

Bài viết cùng chủ đề

Cúm A: Bạn biết gì về căn bệnh truyền nhiễm này?

Cúm là một căn bệnh đã không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Hiện nay, người ta đã tìm ra 3 loại cúm gây bệnh ở người, trong đó cúm A là loại thường gặp nhất. 

Triệu chứng Covid ngày càng giống cảm cúm – Làm sao để phân biệt?

Theo các chuyên gia y tế, một số triệu chứng của cảm cúm thông thường và Covid-19 nói chung là tương tự nhau, chỉ có thể phân biệt nhờ các xét nghiệm.

Bị cúm A uống thuốc gì cho mau khỏi?

Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm A gây nên, có biểu hiện giống với những loại cúm thông thường nhưng dễ gây biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844