Người Việt thuộc nhóm nguy cơ đột quỵ cao nhất thế giới

Cập nhập: Thứ tư, 02/08/2023

 

   Trên bản đồ đột quỵ thế giới, Việt Nam hiển thị với màu đỏ sẫm, thuộc nhóm những quốc gia có nguy cơ đột quỵ cao nhất, song số nơi điều trị đột quỵ ở nước ta hiện còn quá ít, đáng báo động.

 

Bản đồ tỷ lệ đột quỵ ước tính trên 100.000 dân của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam nằm trong số những nước có màu đỏ đậm nhất.

Bản đồ tỷ lệ đột quỵ ước tính trên 100.000 dân của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam nằm trong số những nước có màu đỏ đậm nhất.

 

200.000 ca đột quỵ mỗi năm tại Việt Nam

   PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115, cho biết tỷ lệ số ca đột quỵ ở nước ta ước tính vượt 218/100.000 dân. Với dân số gần 100 triệu, mỗi năm Việt Nam có khoảng trên 200.000 ca đột quỵ. Mặc dù vậy, số lượng đơn vị điều trị đột quỵ lại quá ít, đến mức “rất báo động”.

   Theo ông Thắng, đơn vị điều trị đột quỵ đầu tiên bắt đầu tại Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) vào năm 2005. Với sự hỗ trợ của Hội Đột quỵ, cho đến nay sau 18 năm đã có 110 đơn vị điều trị đột quỵ (hoặc trung tâm đột quỵ) được thành lập trên toàn quốc. Trong khi nhu cầu cần trên 400 đơn vị/trung tâm.

   Khá nhiều tỉnh thành đến nay chưa có cơ sở điều trị đột quỵ. Điều này khiến nhiều bệnh nhân từ các tỉnh phải mất vài giờ mới có thể tiếp cận được trung tâm đột quỵ gần nhất.

   Lãnh đạo Hội Đột quỵ Việt Nam cho rằng, thành lập các đơn vị đột quỵ với đội ngũ thầy thuốc và điều dưỡng đào tạo chuyên biệt được xem là chiến lược mang lợi ích cho cộng đồng lớn nhất. Đặc biệt, với yêu cầu điều trị bệnh đột quỵ càng sớm càng tốt, số cơ sở điều trị đột quỵ cần mở rộng theo khoảng cách địa lý, bệnh nhân có thể đến viện trong 60 phút sau khi khởi phát triệu chứng.

   Thời gian luôn là yếu tố quan trọng trong điều trị đột quỵ cấp. Tại Việt Nam, đa số bệnh nhân nhập viện muộn, quy trình tiếp nhận ở bệnh viện còn tốn thời gian. Nhiều người dân chưa nhận biết sớm triệu chứng để đưa bệnh nhân vào viện kịp thời. Xe cấp cứu cũng chưa đáp ứng được yêu cầu vận chuyển.

 

Quy tắc FAST: Nhận biết người bệnh đột quỵ

Quy tắc FAST: Nhận biết người bệnh đột quỵ

 

Phòng ngừa đột quỵ - “căn bệnh tử thần thời 4.0”

   Theo PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, đột quỵ được đánh giá là “căn bệnh tử thần thời đại 4.0”. Khi xảy ra đột quỵ, phần não bị hư hại không thể đảm nhận chức năng ban đầu, do đó dẫn đến xuất hiện các triệu chứng: Yếu liệt nửa người, tê và mất cảm giác, mất thị lực một bên hoặc mù hoàn toàn, mất ngôn ngữ, hôn mê,...

   Để phát hiện sớm cơn đột quỵ, cần dựa vào những dấu hiệu ban đầu theo quy tắc FAST:

F - Face (liệt mặt): Người bệnh có thể bị liệt một bên mặt với biểu hiện méo miệng, nhân trung bị lệch, thể hiện rõ nhất khi há miệng hoặc cười.

A - Arm (liệt cánh tay): Người bệnh cử động khó hoặc không thể cử động một tay hoặc tay chân một bên cơ thể. Khi yêu cầu người bệnh giơ 2 tay lên sẽ thấy một bên không giơ hoặc không giữ lại được.

S - Speech (nói chuyện): Người bệnh khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường, hoặc không hiểu lời nói.

T - Time (thời gian): Tranh thủ tối đa thời gian gọi xe cứu thương ngay, đưa người bệnh đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

   Ngoài ra, có thể ghi nhớ: "Méo cười, ngọng nói, xuôi tay - Mau gọi cấp cứu, đi ngay, đừng chờ".

   Để phòng ngừa đột quỵ, người bệnh cần ghi nhớ: Tăng cường vận động; giảm cân chống béo phì; không ăn nhiều mỡ béo, chất ngọt, đường, bột, muối mặn; ăn nhiều rau củ, trái cây; điều trị bệnh tăng huyết áp, đái tháo thường, bệnh tim, chữa tăng cholesterol máu; bỏ thuốc lá, ngưng rượu bia,...

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ do ngồi điều hòa ngay sau khi đi nắng về

Trường hợp người đàn ông 49 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh bị đột quỵ vì ngồi điều hòa sau khi đi ngoài nắng về đầu tháng 5 vừa qua dấy lên cảnh báo cho tất cả chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết ngay sau đây nhé!

Suýt chết vì lạm dụng thuốc An cung phòng đột quỵ - Bác sĩ cảnh báo

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết vừa tiếp nhận cấp cứu một nữ bệnh nhân bị sốc mất máu do rối loạn đông máu. Qua tìm hiểu, người bệnh có sử dụng An cung ngưu hoàng hoàn uống hàng ngày để phòng ngừa đột quỵ.

Mất ngủ có làm tăng nguy cơ đột quỵ không

Mất ngủ có nguy cơ đột quỵ không?

Bé gái 8 tuổi tại Phú Thọ nhập viện do đột quỵ - Cha mẹ hãy thật thận trọng!

Mới đây, một bé gái 8 tuổi tại Phú Thọ đã nhập viện và được chẩn đoán là mắc đột quỵ. Đây chính là điều mà các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm và thận trọng!

Người bệnh cao huyết áp cần chuẩn bị gì khi đi du lịch?

Người bệnh cao huyết áp cần chuẩn bị gì khi đi du lịch?
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844