Suýt chết vì lạm dụng thuốc An cung phòng đột quỵ - Bác sĩ cảnh báo

Cập nhập: Thứ ba, 09/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Mai – Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết vừa tiếp nhận cấp cứu một nữ bệnh nhân bị sốc mất máu do rối loạn đông máu. Qua tìm hiểu, người bệnh có sử dụng An cung ngưu hoàng hoàn uống hàng ngày để phòng ngừa đột quỵ.

   Theo bác sĩ Mai, hiện nay có rất nhiều bệnh nhân lạm dụng An cung dẫn đến nguy hiểm tính mạng.

 

Bệnh nhân nhập viện vì lạm dụng thuốc An cung để phòng ngừa đột quỵ

Bệnh nhân nhập viện vì lạm dụng thuốc An cung để phòng ngừa đột quỵ

 

Đang khỏe mạnh thành nguy kịch vì thường xuyên uống An cung

   Qua thăm khám được biết, nữ bệnh nhân 79 tuổi đang mắc tăng huyết ápđái tháo đường trong 10 năm qua, và từng bị đột quỵ trước đó. Trong khoảng 2 tháng gần đây, bà thường xuyên sử dụng thuốc An cung do gia đình mua để phòng ngừa đột quỵ tái phát, nhưng sau đó xuất hiện các triệu chứng không bình thường.

   Trước khi vào viện 4 ngày, người bệnh xuất hiện đau bụng, chướng bụng, bí tiểu đã điều trị ở tuyến dưới. Tình trạng không cải thiện, bệnh nhân được chuyển lên khoa Hồi sức - Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, trong tình trạng ý thức lơ mơ, suy hô hấp, huyết áp tụt, da niêm mạc nhợt, đau khắp bụng, đi ngoài phân máu đỏ tươi số lượng nhiều.

   Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có tình trạng thiếu máu, rối loạn đông máu rất nặng, thiếu toàn bộ các yếu tố đông máu nội sinh, chụp MRI sọ não xuất hiện nhiều ổ nhồi máu não mới ở bán cầu não hai bên, nội soi dạ dày có hình ảnh viêm dạ dày.

   Sau 7 ngày hồi sức tích cực, bệnh nhân tỉnh táo, không còn rối loạn đông máu và chảy máu. Bệnh nhân đã tự thở qua canuyn (ống mở khí quản).

   Trước đây cũng xảy ra không ít những trường hợp bệnh nhân nhập viện vì lạm dụng An cung ngưu hoàng hoàn. Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Đà Nẵng cũng từng tiếp nhận nữ bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đầu, choáng váng nặng... Trước đó, bệnh nhân có tiền sử bị đột quỵ nhồi máu não, tăng huyết áp và được các bác sĩ theo dõi và điều trị ổn định bằng thuốc.

   Sau đó, bệnh nhân được người quen giới thiệu và khuyên dùng “thần dược” ngừa đột quỵ An cung ngưu hoàng hoàn. Khi dùng thuốc đến ngày thứ 3 thì bắt đầu có biểu hiện đau đầu, choáng váng, người bệnh vẫn tự ý dùng thuốc ở nhà đến ngày thứ 5 thì tình trạng đau đầu, choáng váng diễn biến nặng nên được người nhà đưa tới Khoa Cấp cứu (BV Đà Nẵng).

 

Không lạm dụng thuốc An cung phòng đột quỵ - Lời khuyên từ bác sĩ

   Bác sĩ CKII Dương Quang Hải, Phó trưởng Khoa Đột quỵ (BV Đà Nẵng) cho biết, đột quỵ có 2 thể khác nhau, một là thể đột quỵ thiếu máu não xảy ra khi mạch máu cung cấp cho não bị tắc bởi cục máu đông hoặc bị hẹp do xơ vữa động mạch. Hai là đột quỵ do xuất huyết não xảy ra khi mạch máu bị vỡ, máu chảy vào trong não hoặc xung quanh não. Với thể xuất huyết não thì tuyệt đối không được dùng An cung bởi sẽ làm tình trạng xuất huyết của người bệnh trầm trọng hơn.

   Theo bác sĩ Hải, việc sử dụng An cung đang được truyền miệng trong cộng đồng và công dụng của sản phẩm này đã bị thổi phồng. Trên thị trường hiện nay tồn tại rất nhiều loại trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

    “Trên thực tế, đã có không ít trường hợp ghi nhận bị nhiễm độc thạch tín, thủy ngân sau khi sử dụng An cung. Việc gây chảy máu là có, trong khi đó tác dụng thông mạch máu thì không có nghiên cứu rõ ràng. Không có bất cứ bằng chứng nghiên cứu lâm sàng có giá trị nào chứng minh An cung ngưu hoàng hoàn có tác dụng trong việc phòng ngừa đột quỵ”, bác sĩ Hải nói.

   Bác sĩ Thanh Mai cũng cho biết thêm, hiệp hội chuyên ngành đột quỵ ở Việt Nam cũng như thế giới hiện cũng không có bất cứ khuyến cáo nào về loại thuốc này trong các phác đồ điều trị cho bệnh nhân đột quỵ.

    “Bệnh nhân đột quỵ phải đến bệnh viện có chuyên khoa đột quỵ để xử lý tắc mạch máu, hút phần máu đông gây ách tắc, hoặc xử lý xuất huyết não. Không nên tự ý dùng các loại “thần dược” truyền miệng để điều trị. Khi vùng não, tế bào não bị tổn thương quá thời gian vàng để cấp cứu, điều trị thì không thể hồi phục được nữa”, bác sĩ Mai khuyến cáo.

   PGS-TS Trần Thị Hồng Phương, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý y - dược cổ truyền (Bộ Y tế), cũng cảnh báo rằng hiện nay sản phẩm An cung bị làm giả, làm nhái nhiều. Để tránh mua nhầm thuốc giả, tốt nhất nên tìm mua đúng sản phẩm đã được kiểm định chất lượng và được Bộ Y tế cấp phép. Chỉ dùng khi có chỉ định của thầy thuốc.

 

Người có nguy cơ bị đột quỵ nên ưu tiên thực hiện các thăm khám sức khỏe định kỳ

Người có nguy cơ bị đột quỵ nên ưu tiên thực hiện các thăm khám sức khỏe định kỳ

 

Phòng ngừa đột quỵ ở người cao tuổi

   Để phòng ngừa đột quỵ, các bác sĩ khuyến cáo người dân nên thường xuyên kiểm tra huyết áp, mỡ máu, tim mạch. Không chỉ người già mà người trẻ cũng nên chụp CT mạch não hoặc cộng hưởng từ để tầm soát dị dạng mạch não.

   Trong những ngày rét đậm, mọi người luôn phải mặc ấm, hạn chế tối đa việc ra ngoài vào ban đêm hoặc dậy sớm tập thể dục khi ngoài trời lạnh sâu. Nên tránh những nơi gió lùa, không nên để cơ thể gặp tình trạng nóng lạnh đột ngột. Ngoài ra, nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tập thể dục, uống nhiều nước ấm vào sáng sớm lúc mới ngủ dậy, ăn đủ bữa trong ngày, nhất là bữa sáng.

   Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đậu nành, nhiều cá, ít thịt. Sử dụng vừa phải lượng muối, mỡ trong món ăn, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia...

   Riêng với người bị tăng huyết áp, cần tuân thủ lối sống khoa học, kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, nhằm ngăn ngừa bệnh đột quỵ có thể xảy ra.

   Không tự ý sử dụng thuốc điều trị bệnh khi chưa được thăm khám và tư vấn của bác sĩ. Những người mắc bệnh mãn tính như: Tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường... cần tuân thủ y lệnh của bác sĩ trong quá trình theo dõi sức khỏe và sử dụng thuốc điều trị bệnh tại nhà.

   Đặc biệt ở người cao tuổi, cần kiểm soát huyết áp an toàn; giải quyết tình trạng rối loạn mỡ máu; quản lý tốt bệnh đái tháo đường; dùng thuốc chống đông máu theo chỉ định của bác sĩ…

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Người Việt thuộc nhóm nguy cơ đột quỵ cao nhất thế giới

Trên bản đồ đột quỵ thế giới, Việt Nam hiển thị với màu đỏ sẫm, thuộc nhóm những quốc gia có nguy cơ đột quỵ cao nhất, song số nơi điều trị đột quỵ ở nước ta hiện còn quá ít, đáng báo động.

Ngủ ngáy, ngủ quá nhiều hay quá ít đều làm tăng nguy cơ đột quỵ

Nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí y khoa Neurology, đã phát hiện ngủ ngáy, ngủ quá nhiều hay quá ít đều làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Cảnh báo: Ăn tối sau 20h dễ làm tăng nguy cơ đột quỵ

Hiện nay, nhiều người thường ăn tối sau 20h, thậm chí ăn đêm muộn. Họ không biết rằng, chính thói quen này làm tăng nguy cơ đột quỵ, khiến họ phải đối mặt với tử thần.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ do ngồi điều hòa ngay sau khi đi nắng về

Trường hợp người đàn ông 49 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh bị đột quỵ vì ngồi điều hòa sau khi đi ngoài nắng về đầu tháng 5 vừa qua dấy lên cảnh báo cho tất cả chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết ngay sau đây nhé!

Mất ngủ có làm tăng nguy cơ đột quỵ không

Mất ngủ có nguy cơ đột quỵ không?
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Cứu sống bé trai bị bệnh hiểm nghèo bằng thuốc đắt nhất thế giới

Cứu sống bé trai bị bệnh hiểm nghèo bằng thuốc đắt nhất thế giới

Tuấn Kiệt, 11 tháng tuổi, mắc chứng bệnh teo cơ tủy sống hiếm gặp, được chữa khỏi bằng loại thuốc đắt nhất thế giới - chính là liệu pháp gene giá 50 tỷ đồng, nhưng được miễn phí nhờ hình thức “bốc thăm trúng thưởng”.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà