Điều trị đột quỵ theo hướng dẫn trên mạng, vợ khiến chồng nguy kịch

Cập nhập: Thứ sáu, 03/03/2023

 

Khi thấy chồng bị đột quỵ, người vợ tham khảo trên mạng lấy dao lam rạch các đầu ngón tay khiến bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

 

Người vợ rạch 5 đầu ngón tay để cấp cứu cho chồng đột quỵ do học trên mạng

Người vợ rạch 5 đầu ngón tay để cấp cứu cho chồng đột quỵ do học trên mạng

 

   Sáng 1/3, PGS.BS Nguyễn Huy Thắng - Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu Bệnh viện Nhân dân 115 - cho biết các bác sĩ vừa cấp cứu cho một người đàn ông rơi vào nguy kịch vì bị người thân dùng dao lam rạch sâu vào 5 đầu ngón tay để cấp cứu đột quỵ.

Theo người nhà kể lại, do phát hiện nam bệnh nhân đột ngột bị liệt nửa người, người thân liền lên mạng tìm phương pháp cấp cứu. Sau khi tham khảo “bác sĩ online”, vợ và em gái của ông liền xử lý bằng cách lấy dao lam rạch sâu vào 5 đầu ngón tay bên phải để… trị liệt.

Do bị rạch quá sâu, các đầu ngón tay của nam bệnh nhân chảy bê bết máu, người nhà nghĩ phương pháp sắp phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, ngồi chờ mãi không thấy ông hết liệt, gia đình vội vàng đưa ông vào bệnh viện địa phương cấp cứu. Nhận định người bệnh bị đột quỵ, bác sĩ lập tức chuyển ông đến Bệnh viện Nhân dân 115 cấp cứu.

Bác sĩ Thắng cho biết: “Qua thăm khám, người bệnh có tiền sử tăng huyết áp, hút thuốc lá, hẹp động mạch nội sọ. Ê-kíp thực hiện chẩn đoán hình ảnh và phát hiện bệnh nhân bị tắc động mạch não giữa. Bệnh nhân bị đưa đến quá trễ, đã qua giờ vàng nên mổ khẩn để lấy huyết khối cho ông”.

Bệnh nhân hiện sức khỏe đã ổn định, có thể xuất viện, bác sĩ yêu cầu ông bỏ thuốc lá, tuân thủ uống thuốc theo hướng dẫn nhằm phòng ngừa nguy cơ tái phát đột quỵ.

Cũng theo bác sĩ Thắng: “Tính đến nay, chưa có bằng chứng về việc cấp cứu cho người bị đột quỵ bằng cách chích máu từ đầu ngón tay. Tiên quyết nhất là đưa bệnh nhân tới bệnh viện có khả năng cấp cứu đột quỵ gần nhất. Nếu trì hoãn mỗi phút, 2 triệu tế bào não sẽ chết và không thể phục hồi được khiến bệnh nhân có nguy cơ tàn phế hay nguy hiểm đến tính mạng”

 

Đột quỵ: Cấp cứu càng sớm, tỷ lệ sống sót càng cao

   Theo thống kê của Tổ chức Đột quỵ Thế giới, mỗi năm toàn cầu có khoảng 16 triệu ca đột quỵ và 6 triệu ca tử vong. Trong vòng hai thập kỷ qua, gánh nặng mà đột quỵ mang lại cho thế giới đã tăng khoảng 26%. Điều quan trọng với bệnh lý này đó là người bệnh cần được cấp cứu sớm ngay sau khi có dấu hiệu đột quỵ. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ tử vong hoặc nếu sống sót, họ cũng sẽ phải hứng chịu những di chứng nặng nề như liệt nửa người, nói ngọng, suy giảm trí nhớ,…

Theo đó, giờ vàng cấp cứu đột quỵ là từ 3 - 4,5 giờ kể từ khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện, bao gồm yếu liệt chi, nói đớ, méo miệng, lệch một bên mặt, đau đầu… Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng các kỹ thuật hiện đại bao gồm: dùng thuốc tiêu sợi huyết bằng đường tĩnh mạch (rTPA), can thiệp mạch lấy huyết khối, nút tắc mạch máu não bị vỡ…

 

3 giờ đầu là khung giờ vàng cấp cứu cho người đột quỵ

3 giờ đầu là khung giờ vàng cấp cứu cho người đột quỵ

 

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Ngọc - Giám đốc trung tâm Đột quỵ, bệnh viện Trung ương Quân đội 108: trong năm 2017 chỉ có khoảng 2-3% bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu não được điều trị bằng thuốc tiêu huyết khối trong thời điểm 3 giờ vàng này. Nguyên nhân khiến người bệnh bỏ lỡ khung giờ vàng này có thể kể tới như:

Thứ nhất: Người bệnh chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức về đột quỵ như đối tượng dễ bị đột quỵ, dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ, cách sơ cấp cho người bị đột quỵ, cách phòng ngừa đột quỵ.

Thứ hai: Quãng đường di chuyển của người bệnh tới bệnh viện gần nhất còn xa, giao thông gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba: Công tác tổ chức cấp cứu ở một số bệnh viện có thể chưa thực sự tối ưu.

 

Quy tắc “BE FAST”: Dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ

   Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Thắng, Trưởng đơn vị đột quỵ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, để phát hiện sớm cơn đột quỵ, cần dựa vào những dấu hiệu ban đầu theo quy tắc FAST.

F - Face (liệt mặt): Người bệnh có thể bị liệt một bên mặt với biểu hiện méo miệng, nhân trung bị lệch, thể hiện rõ nhất khi há miệng hoặc cười.

A - Arm (liệt cánh tay): Người bệnh cử động khó hoặc không thể cử động một tay hoặc tay chân một bên cơ thể. Khi yêu cầu người bệnh giơ 2 tay lên sẽ thấy một bên không giơ hoặc không giữ lại được.

S - Speech (nói chuyện): Người bệnh khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường, hoặc không hiểu lời nói.

T - Time (thời gian): Tranh thủ tối đa thời gian gọi xe cứu thương ngay đưa người bệnh đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Ngoài ra, có thể ghi nhớ: "Méo cười, ngọng nói, xuôi tay - Mau gọi cấp cứu, đi ngay, đừng chờ".

 

Cách phòng ngừa nguy cơ đột quỵ

  • Với nguyên nhân đột quỵ do bệnh lý nền ( huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu cao, …): Hãy tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát bệnh lý nền ổn định. Chẳng hạn như bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao bị đột quỵ, họ cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và có một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng sản phẩm BoniDiabet của Mỹ, đây là sản phẩm có thành phần an toàn, kết hợp các thảo dược như dây thìa canh, mướp đắng, hạt me thi, lô hội kết hợp cùng các nguyên tố vi lượng như magie, kẽm, selen, crom. BoniDiabet giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường mà lại an toàn, không có tác dụng phụ như thuốc tây.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
  • Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc, nên uống thêm các loại nước ép rau củ quả mỗi ngày.
  • Bổ sung đủ thịt trắng, hải sản, trứng để cung cấp protein cho cơ thể, hạn chế ăn các loại thịt đỏ.
  • Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh, chế biến sẵn.
  • Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường.
  • Uống nhiều nước lọc, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày.
  • Tập luyện thể dục mỗi ngày: Bạn nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chuyển hóa dẫn đến đột quỵ.
  • Giữ ấm cơ thể: Nhiễm lạnh dễ gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Vì vậy, bạn cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, chất kích thích. Nếu đang nghiện thuốc lá, bạn có thể sử dụng Boni-Smok để bỏ thuốc lá nhanh hơn và dễ dàng hơn. Boni-Smok đã được kiểu chứng lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Việc này sẽ giúp bạn sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ, từ đó có biện pháp can thiệp, phòng ngừa hiệu quả.

 

XEM THÊM:

Chủ đề: đột quỵ

Bài viết cùng chủ đề

Cảnh báo: Ăn tối sau 20h dễ làm tăng nguy cơ đột quỵ

Hiện nay, nhiều người thường ăn tối sau 20h, thậm chí ăn đêm muộn. Họ không biết rằng, chính thói quen này làm tăng nguy cơ đột quỵ, khiến họ phải đối mặt với tử thần.

Thận trọng: Bạn có thể bị đột quỵ nếu mất ngủ triền miên

Tại sao mất ngủ triền miên lại làm tăng nguy cơ đột quỵ? Mời các bạn cùng tìm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhé!

Ngủ ngáy, ngủ quá nhiều hay quá ít đều làm tăng nguy cơ đột quỵ

Nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí y khoa Neurology, đã phát hiện ngủ ngáy, ngủ quá nhiều hay quá ít đều làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Rung nhĩ: Nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị

Rung nhĩ là một tình trạng nguy hiểm, người bệnh có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp 5 lần, và nguy cơ suy tim cao gấp 3 lần bình thường.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844