Báo động về “đại dịch” đái tháo đường tại Việt Nam

Cập nhập: Thứ bảy, 29/07/2023

 

   Tại Hội nghị khoa học toàn quốc kết hợp đông - tây y trong chẩn đoán, điều trị đái tháo đường diễn ra ngày 28/7/2023 do Hội Đông y Việt Nam tổ chức, TS.BS. Phan Hướng Dương, Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cảnh báo thực trạng đáng báo động về bệnh đái tháo đường.

 

TS.BS Phan Hướng Dương, Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương trình bày tại Hội thảo

TS.BS Phan Hướng Dương, Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương trình bày tại Hội thảo

 

Tỷ lệ mắc đái tháo đường đang gia tăng chóng mặt

   TS.BS Phan Hướng Dương cho hay, tỷ lệ người mắc đái tháo đường tăng chóng mặt và ngày càng trẻ hóa. Tại Việt Nam, căn bệnh này tăng gần 3 lần sau hơn 20 năm.

   "Bệnh đái tháo đường ở Việt Nam gia tăng rất nhanh. Điều tra quốc gia trên quy mô toàn quốc ở lứa tuổi 30-69 tuổi, năm 2002 khoảng 2,3% mắc đái tháo đường. 10 năm sau tỷ lệ này tăng lên 5,4% và kết quả điều tra mới nhất năm 2021, tỷ lệ này là 7,1%", TS.BS.  Dương cho biết.

   Theo đó, lối sống ít vận động, ăn nhiều đồ ăn nhanh, dẫn đến béo phì khiến căn bệnh này không chỉ gặp ở người già như trước đó mà ngày càng trẻ hóa.

   "Nhiều người chủ quan nghĩ đái tháo đường là căn bệnh bình thường. Nhưng đây là căn bệnh tác động đến nhiều cơ quan của cơ thể, gây các biến chứng về mắt, thận, cắt cụt chi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Có nhiều bệnh nhân trẻ 35-40 tuổi sau 5 năm mắc đái tháo đường đã mờ mắt, suy thận...", TS.BS. Dương cảnh báo.

   Nguyên tắc điều trị đái tháo đường là điều trị toàn diện gồm dinh dưỡng, thuốc và tập luyện. Về dinh dưỡng, cần được cá thể hóa và cần có tham vấn liệu pháp dinh dưỡng y học do chuyên gia dinh dưỡng thực hiện cho đái tháo đường type 1, type 2, tiền đái tháo đường và đái tháo đường thai kỳ… trên từng người bệnh. Việc thay đổi lối sống (dinh dưỡng lành mạnh, thay đổi hành vi và tăng cường vận động) là nền tảng trong điều trị đái tháo đường, TS.BS Phan Hướng Dương nhấn mạnh.

   Đối với thuốc, không có thuốc nào là tốt nhất, mà quan trọng là cần phải phát phát hiện sớm và điều trị càng sớm càng tốt, tích cực ngay từ đầu, vì hiện nay có đến 62,6% người bị đái tháo đường, nhưng chưa được phát hiện, thì nguy cơ biến chứng rất cao khi được phát hiện ra.

   Các nghiên cứu kinh điển cũng cho thấy, kiểm soát bệnh đái tháo đường là phải kiểm soát đa yếu tố, bao gồm: Cân nặng, huyết áp, đường huyết, mỡ máu… ; phải kết hợp dinh dưỡng, tập luyện, chứ không chỉ là dùng thuốc.

 

Thói quen giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường

   Tại hội nghị, TS.BS Dương cũng chia sẻ 5 thói quen giúp hỗ trợ duy trì sức khỏe khi đang điều trị bệnh lý đái tháo đường một cách tự nhiên.

Chủ động kiểm tra lượng đường trong máu

   Lượng đường trong máu cao ở người bệnh tiểu đường có thể gây nhiều biến chứng tiềm ẩn. Kiểm tra lượng đường trong máu có thể được thực hiện theo nhiều cách (như xét nghiệm trong phòng thí nghiệm tại cơ sở chăm sóc y tế, tự kiểm tra đường huyết tại nhà).

 

Người bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân thường xuyên phòng biến chứng không mong muốn

Người bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân thường xuyên phòng biến chứng không mong muốn

 

Chăm sóc đôi chân

   Người bệnh có lượng đường trong máu cao có thể phải đối mặt với nguy cơ loét chân, dẫn đến nhiễm trùng da, nhiễm trùng mô mềm và ảnh hưởng đến xương.

   Vì vậy, theo TS.BS. Dương, nếu nhận thấy da đổi màu, da nứt nẻ, rộp phồng, các vết nứt sâu trên da, da bàn chân đỏ và sưng xung quanh móng chân, chảy dịch hoặc mưng mủ...; gia đình bệnh nhân cần liên lạc với bác sĩ phụ trách để được chăm sóc y tế. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.

Thường xuyên khám mắt

   Một biến chứng thường gặp khác của bệnh đái tháo đường là bệnh về mắt, có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực hay mù lòa.

   Do đó, bệnh nhân không nên bỏ qua những dấu hiệu bất thường gặp phải ở mắt mà hãy liên lạc với bác sĩ nhãn khoa để được giải đáp (như thấy đốm đen chuyển động trước mắt hoặc các vấn đề về mắt khác).

Chăm sóc, lưu ý sức khỏe răng miệng

   Theo TS.BS. Dương, bệnh đái tháo đường thường dẫn đến thừa đường trong nước bọt, khô miệng và vết thương khó lành. Do đó, để giữ răng miệng khỏe khoắn, người bệnh cần siêng đến nha sĩ để được chăm sóc phòng ngừa (sáu tháng một lần), đánh răng hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa flour và tránh thuốc lá.

Lên lịch xét nghiệm thận

   Bệnh đái tháo đường là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh thận mạn tính. TS.BS. Dương chia sẻ, kiểm soát lượng đường trong máu đóng vai trò quan trọng, giúp ngăn ngừa sự phát triển và tiến triển của bệnh thận khi bị bệnh đái tháo đường.

   Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên có kế hoạch ăn uống và sinh hoạt, vận động theo khuyến nghị của bác sĩ, siêng tập thể dục, giữ tinh thần luôn lạc quan và áp dụng một số cách kiểm soát huyết áp để có một nếp sống lành mạnh.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Cảnh giác biến chứng nặng khi tiêm insulin trị đái tháo đường sai cách

Nhiều bệnh nhân khi bị tiểu đường thì cần phải tiêm insulin để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, có không ít trường hợp khi tiêm insulin lại thực hiện sai thao tác, liều lượng khiến đường huyết không được kiểm soát tốt...

Tìm hiểu về tình trạng rối loạn đường huyết

Trước khi mắc đái tháo đường type 2, người bệnh thường trải qua giai đoạn rối loạn đường huyết lúc đói hoặc rối loạn dung nạp glucose gọi là tiền đái tháo đường. Nếu phát hiện sớm giai đoạn rối loạn đường huyết, việc điều trị kịp thời sẽ giúp đưa lượng đường trong máu trở lại bình thường và làm chậm quá trình tiến triển thành bệnh đái tháo đường

BoniDiabet - Bí quyết thoát khỏi nỗi lo biến chứng bệnh tiểu đường!

chú Hoàng Văn Mạnh, 61 tuổi ở số 38, thôn 6, (đường Ngô Quyền), xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắc Nông, điện thoại 0935723523/ 0334133643

Hải Dương: Mỡ máu và đường huyết của tôi đều đã ổn nhờ BoniDiabet

Cô Ngô Thị Toán, 63 tuổi, ở thôn Ngọ, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

Biến chứng bệnh tiểu đường - lý do khiến tiểu đường là bệnh nguy hiểm hàng đầu

Bệnh tiểu đường nếu phát hiện muộn hoặc điều trị không đúng cách sẽ dễ dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844