Việt Nam được hỗ trợ khẩn hơn 200.000 liều vắc xin 5 trong 1

Cập nhập: Thứ sáu, 16/06/2023

 

   Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam khoảng hơn 200.000 liều vắc xin 5 trong 1 trước bối cảnh cả nước thiếu vắc xin này.

 

Hơn 200.000 liều vắc xin 5 trong 1 sắp về Việt Nam

Hơn 200.000 liều vắc xin 5 trong 1 sắp về Việt Nam

 

Hơn 200.000 liều vắc xin 5 trong 1 tiêm cho trẻ từ nguồn hỗ trợ

   Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam khoảng hơn 200.000 liều vắc xin 5 trong 1 cho trẻ em.

   “Số vắc xin này sẽ ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, nơi trẻ khó tiếp cận được với nguồn vắc xin 5 trong 1 dịch vụ. Các đơn vị của Bộ Y tế đang hoàn tất thủ tục để sớm tiếp nhận nguồn viện trợ, nhằm có vắc-xin tiêm cho trẻ”, Bộ trưởng Bộ Y tế nói.

   Trước đó, nhiều địa phương trong cả nước đã phản ánh tình trạng thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Trong đó có vắc-xin 5 trong 1 (phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi do Hib và viêm màng não mủ do Hib).

   Một số vắc xin khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng như vắc xin DPT cũng bắt đầu hết; vắc xin BCG (phòng bệnh lao), sởi, rubella dùng được đến tháng 8; vắc xin phòng bại liệt bOPV (dạng uống) sẽ thiếu trong vài tháng tới; vắc xin uốn ván có thể dùng đến hết năm 2023.

   Thiếu vắc xin khiến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng ở TP HCM thấp. Bốn tháng đầu năm, địa phương này chỉ đạt 77,3% tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới một tuổi, trong khi chỉ tiêu là 95%.

   Những năm qua, từ ngân sách trung ương do Bộ Tài chính bố trí, Bộ Y tế mua sắm vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng. Sau đó, vắc xin được cấp phát đến các địa phương để tổ chức tiêm miễn phí cho trẻ.

   Từ năm 2023, Bộ Tài chính không bố trí ngân sách cho Bộ Y tế mua, đề nghị thực hiện theo quy định về phân cấp ngân sách. Tức là địa phương sẽ tự mua sắm vắc xin tiêm chủng mở rộng phục vụ nhu cầu của tỉnh thành. Trong bối cảnh này, các địa phương kêu khó, do chưa triển khai lần nào, chưa tìm được nguồn cung và cũng lo giá mua chênh lệch.

   Tiêm chủng Mở rộng là chương trình tiêm chủng quốc gia, miễn phí, bảo vệ trẻ khỏi mắc một số loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao như lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib.

   Khi không có vắc xin tiêm chủng mở rộng, người dân tìm đến tiêm dịch vụ gây tốn kém. Số khác phải chờ đợi, nguy cơ mắc bệnh tăng do không được tiêm đúng lịch. Mặt khác, khi miễn dịch từ vắc xin suy yếu, nguy cơ bệnh bùng phát trên diện rộng sẽ xảy ra, đe dọa hệ thống y tế cũng như tính mạng người dân.

 

Bộ Y tế không né trách nhiệm, đùn đẩy cho địa phương mua vắc xin

 

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan 

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan

 

   Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định: “Không có chuyện Bộ Y tế đùn đẩy xuống địa phương, né tránh trách nhiệm và bộ đã rất cố gắng để có vắc xin tiêm cho trẻ”.

   Thời gian qua, do chuyển đổi Chương trình mục tiêu quốc gia nên kinh phí mua vắc xin sẽ do ngân sách địa phương đảm bảo, nhưng do còn nhiều vướng mắc nên chưa thực hiện được, vì thế tại một số thời điểm nguồn cung bị gián đoạn.

   Người đứng đầu ngành Y tế cũng khẳng định, không có hiện tượng Bộ Y tế “đùn đẩy” trách nhiệm xuống địa phương hay căn bệnh “sợ trách nhiệm” lan tới Bộ Y tế. Với trách nhiệm của ngành, Bộ Y tế rất mong muốn được tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này để bảo đảm tiêm chủng trên toàn quốc, bảo đảm công bằng cho phụ nữ và trẻ em.

   Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin thêm đã xin ý kiến tiếp tục bố trí ngân sách trung ương để thực hiện Chương trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo hiệu quả, thống nhất trên toàn quốc, đây là vấn đề cần nghị quyết của Quốc hội.

   "Hôm nay, dự thảo nghị quyết này đã được trình lên Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế rất mong sẽ được ban hành trong thời gian tới", bà Lan nói.

   Hiện, Chính phủ đã quyết định giao Bộ Y tế chủ động xây dựng phương án giá, gửi sang Bộ Tài chính để thẩm định sớm. Đây là căn cứ cho đặt hàng vắc xin 5 trong 1. Trong thời gian triển khai và chờ mua vắc xin theo ngân sách Nhà nước, Bộ Y tế đã làm việc với các đối tác, tìm những nguồn vắc xin đang thiếu.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

258.000 liều vaccine 5 trong 1 về Việt Nam để tiêm miễn phí cho trẻ

Theo Bộ Y tế, 185.700 liều vaccine 5 trong 1 do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tặng Việt Nam đã về đến Hà Nội ngày 27/7.

Bộ Y tế thông báo cả nước hết vaccine 5 trong 1 – Nguyên nhân do đâu?

Bà Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Bộ Y tế, cho biết: “Cả nước không còn vaccine 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng, một số vaccine khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới”.

Bộ Y tế và các tỉnh thành “đùn đẩy” việc mua vắc xin tiêm chủng - Bộ Tài chính nói gì?

Theo Bộ Tài chính, Bộ Y tế không trình cấp có thẩm quyền mua vắc xin tiêm chủng mở rộng năm 2023 nên chưa có cơ sở để bố trí ngân sách trung ương cho mua vắc xin.

Chính phủ cấp tiền mua vaccine tiêm chủng mở rộng năm 2023

Nhằm khắc phục tình trạng thiếu vaccine, ngân sách trung ương đã quyết định tiếp tục cấp tiền để Bộ Y tế mua vaccine tiêm chủng mở rộng cho tất cả các địa phương trong năm 2023.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844