Số ca tay chân miệng tăng mạnh, TP HCM ứng phó nguy cơ bùng dịch

Cập nhập: Thứ tư, 21/06/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Theo thống kê, một tháng vừa qua, số ca tay chân miệng tăng gần 150% và nhiều ca nặng. Sở Y tế TP HCM chuẩn bị ba kịch bản ứng phó nguy cơ dịch bùng phát, đồng thời dự trù thuốc, dịch truyền, trang thiết bị y tế đầy đủ…

 

 Số ca tay chân miệng tăng mạnh trong những ngày vừa qua

Số ca tay chân miệng tăng mạnh trong những ngày vừa qua

 

Số ca tay chân miệng liên tục tăng cao

   Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và có khả năng gây thành dịch lớn.

   Dấu hiệu điển hình của bệnh bao gồm sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da, xuất hiện dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông…

   Phần lớn, các bệnh nhân đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh nặng với biến nguy hiểm như viêm màng não, nhiễm trùng máu, có thể dẫn đến tử vong.

   Tuần qua, thành phố HCM ghi nhận 423 ca tay chân miệng, tăng ở cả số lượng nhập viện và số khám ngoại trú.

   Trong đó, 147 bé nhỏ đều dưới 6 tuổi, đang điều trị ở các bệnh viện gồm 18 trẻ bệnh nặng phải hồi sức tích cực, 14 em thở máy và 1 ca lọc máu.

   Đến nay, thành phố ghi nhận 1 ca tử vong do tay chân miệng.

   So với cùng kỳ năm ngoái, số ca tay chân miệng hiện giảm hơn 53%. Tuy nhiên, sự xuất hiện của chủng Enterovirus 71 đặc tính lây lan nhanh và độc lực cao gây bệnh nặng khiến các chuyên gia ngành y tế lo ngại nguy cơ bùng phát dịch.

 

Ba kịch bản ứng phó nguy cơ dịch tay chân miệng bùng phát

   Để ứng phó tình huống ca nặng từ độ 2a trở lên, ước tính chiếm khoảng 10% ca nội trú, Sở Y tế chuẩn bị ba kịch bản như sau:

  • Kịch bản thứ nhất: Chuẩn bị 200 giường trong đó có 30 giường hồi sức tích cực để ứng phó với tình huống dưới 50 ca nhập viện mỗi ngày, dưới 200 ca đang điều trị nội trú và dưới 20 ca nặng. Khi đó sẽ ưu tiên tập trung điều trị tại ba bệnh viện chuyên khoa nhi của thành phố.
  • Kịch bản thứ hai: Áp dụng khi số ca tay chân miệng nhập viện mỗi ngày tăng 50 -100 ca và 200-700 ca đang điều trị nội trú với 20-70 ca chuyển nặng. Tổng số giường bệnh cần 700 giường (gồm 80 giường hồi sức tích cực). Các bệnh nhi điều trị tại ba bệnh viện chuyên khoa nhi và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố.
  • Kịch bản thứ ba: Dự kiến triển khai nếu ghi nhận 100-200 ca tay chân miệng nhập viện mỗi ngày và 700-1.400 ca điều trị nội trú với khoảng 70-140 ca nặng. Tổng số giường điều trị là 1.400 (gồm 150 giường hồi sức tích cực). Hệ thống điều trị thực hiện quy trình phân loại bệnh nhi ngoại trú và nội trú, phân tuyến nhằm tránh quá tải tại các bệnh viện tuyến cuối và hạn chế tối đa ca tử vong.

 

TP HCM chuẩn bị các giường bệnh để đối phó với nguy cơ dịch tay chân miệng

TP HCM chuẩn bị các giường bệnh để đối phó với nguy cơ dịch tay chân miệng

 

   Theo đó, Sở Y tế khuyến cáo các cơ sở y tế dự trù đầy đủ thuốc và dịch truyền, trang thiết bị, vật tư y tế để chuẩn bị cho ba kịch bản trên.

   Các bệnh viện tuyến trên thành phố hỗ trợ chuyên môn cho bệnh viện tuyến dưới và các tỉnh trong khu vực, tránh chuyển bệnh không an toàn về thành phố.

   Bác sĩ các tuyến lập Đường dây điện thoại nóng để hội chẩn, quyết định chuyển viện.

 

Những vấn đề đáng lo ngại

   Vấn đề Sở Y tế lo ngại là bệnh nhân nặng từ các tỉnh thành chuyển đến, trong khi nguồn thuốc tại thành phố đang hạn chế.

   Đầu tháng 6, Sở Y tế đề nghị Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) hỗ trợ tìm nguồn cung ứng thuốc và dự kiến tháng 7 có thuốc.

   Sở Y tế cũng khuyến cáo các gia đình chủ động phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ.

   Rửa tay sạch thường xuyên là biện pháp phòng chống quan trọng nhất.

   Cha mẹ nên vệ sinh đồ chơi cho trẻ, vệ sinh nhà cửa bằng xà phòng, dung dịch Javel hoặc các dung dịch sát khuẩn thông thường. Cập nhật kiến thức về bệnh tay chân miệng, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh ở trẻ để cách ly kịp thời.

   Theo dõi trẻ mắc bệnh, nếu có dấu hiệu nặng như sốt cao liên tục khó hạ, nôn ói nhiều, giật mình chới với, run tay chân… thì nên đưa trẻ đến viện ngay.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Gia tăng trẻ nhập viện do bệnh hô hấp vì nồm ẩm kéo dài

Cùng với thuỷ đậu, tay chân miệng, viêm hợp bào hô hấp thì việc thời tiết thay đổi thất thường, nồm ẩm kéo dài tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đã làm gia tăng trẻ nhập viện do các bệnh về đường hô hấp.

Nguy cơ dịch chồng dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP. HCM

TP Hồ Chí Minh đang bước vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm khiến trẻ em dễ đổ bệnh, các ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng gia tăng.

Máu cô đặc, tràn dịch màng phổi sau 5 ngày sốt xuất huyết

Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết mới tiếp nhận bệnh nhân nữ 60 tuổi sốt cao, đau đầu. Kết quả thăm khám cho thấy bệnh nhân dương tính với sốt xuất huyết, máu cô đặc, có tràn dịch màng phổi.

Hà Nội xuất hiện ổ dịch tay chân miệng

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 125 trẻ mắc tay chân miệng, tăng 1,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái, dự báo thêm nhiều ca bệnh, ổ dịch thời gian tới.

Khan hiếm thuốc điều trị tay chân miệng nặng, Bộ Y tế vào cuộc

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng thể nặng tại thành phố có dấu hiệu gia tăng nhanh trong thời gian gần đây, đáng chú ý là tình trạng khan hiếm thuốc điều trị bệnh.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà