Nguy cơ dịch chồng dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP. HCM

Cập nhập: Thứ năm, 29/06/2023

 

   TP Hồ Chí Minh đang bước vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm khiến trẻ em dễ đổ bệnh, các ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng gia tăng. Tại các bệnh viện, công tác điều trị đang vô cùng nóng do số lượng bệnh nhân đông.

 

Trẻ nhập viện vì mắc tay chân miệng

Trẻ nhập viện vì mắc tay chân miệng

 

Các bệnh viện đông nghẹt bệnh nhi nhập viện

   Tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP Hồ Chí Minh, 1 tuần qua có đến hàng nghìn bệnh nhi đến khám bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết. Trong số đó 20% bệnh nhi phải nằm viện nội trú vì tình trạng bệnh tiến triển nặng cần được theo dõi tích cực.

   Chị Thu Trang (ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) không nghĩ là con mình bị bệnh tay chân miệng cho đến khi chuyển bé vào bệnh viện điều trị. Tại đây các bác sĩ chẩn đoán bé bị bệnh tay chân miệng và đã có những biến chứng ảnh hưởng đến thần kinh.

   Chị Trang lo lắng: "Em thấy người con nổi mụn nhưng không có sốt gì hết nên nhiều khi mình cũng chủ quan, không có nghĩ đến. Khi thấy có vết loét miệng thì tưởng nó bị nhiệt miệng thôi. Mà càng ngày nó càng biến chứng nặng như con nhà em giờ run tay run chân rồi ảnh hưởng đến thần kinh nữa".

   Bệnh nhi C.C.T (2,5 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước) là một trong số hơn 50 bệnh nhi tại khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP Hồ Chí Minh. Theo người thân của bé chia sẻ, gia đình sống xung quanh nhiều cây cối nên vào mùa mưa thường có nhiều muỗi phát triển. Tuy nhiên, không nghĩ con mình bị nhiễm sốt xuất huyết. Vào ngày đầu bé cảm thấy sốt nóng, gia đình đưa đi mua thuốc gần nhà. Tình hình sốt kéo dài liên tục 3 ngày nên gia đình đã nhanh chóng đưa bé đến Bệnh viện Nhi đồng 2 để khám và được nhập viện với chẩn đoán sốt xuất huyết độ 2 gần chuyển sang độ 3.

   Theo ghi nhận từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, 6 tháng qua thành phố ghi nhận hơn 3.700 ca mắc tay chân miệng, thấp hơn cùng kỳ năm trước nhưng đang tăng nhanh và nhiều ca nặng. 4 trường hợp tử vong, đều là trẻ bệnh nặng từ các tỉnh chuyển đến, do bệnh viện TP HCM là tuyến cuối.

   Trong khi đó, miền Nam vào mùa mưa, bệnh sốt xuất huyết vào mùa. Tuần qua TP HCM ghi nhận gần 200 ca, tăng 18% so với trung bình tháng trước, số nhập viện tăng hơn 11%, chưa có trường hợp tử vong. Tổng cộng 6 tháng đầu năm, thành phố ghi nhận gần 8.300 ca.

 

TP Hồ Chí Minh kiểm soát không để dịch chồng dịch

 

Đoàn bác sĩ của Bộ Y tế trao đổi tình hình điều trị bệnh tay chân miệng cùng nhân viên y tế Bệnh viện Nhi đồng 1

Đoàn bác sĩ của Bộ Y tế trao đổi tình hình điều trị bệnh tay chân miệng cùng nhân viên y tế Bệnh viện Nhi đồng 1

 

   Trước nguy cơ dịch chồng dịch, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng – Giám đốc bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, đơn vị đã chủ động thành lập đội cơ động chống dịch, sẵn sàng tăng cường cho các tuyến và các quận huyện khi có yêu cầu trợ giúp điều trị. Ngoài ra bệnh viện cũng chủ động phối hợp với các đơn vị khác trong việc kịp thời phát hiện ổ dịch và các ca bệnh nặng.

   "1/3 số bệnh nhân nặng cần chăm sóc cấp 1, trong đó có 60% đến từ các tỉnh thành. Chúng tôi đã thành lập một đội cơ động chống dịch tay chân miệng và cơ động chống dịch sốt xuất huyết, cơ động chống dịch Covid-19. Và đặc biệt có sự phối hợp nhịp nhàng với trung tâm y tế dự phòng thành phố (HCDC) và viện Pastuer trong việc giám sát phát hiện các ổ dịch và những ca nặng", Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng cho biết.

   Mới đây, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh vừa kí văn bản khẩn về tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng trong bối cảnh ca nhiễm tăng nhanh trong 2 tuần qua, xuất hiện virus gây bệnh nặng.

   Theo đó, Sở Y tế chủ trì, phối hợp các sở ngành, UBND quận huyện, TP Thủ Đức triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Trong đó, chú ý khu vực nguy cơ cao như điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học, khu dân cư/khu nhà trọ có nhiều trẻ em; và xử lí ổ dịch kịp thời, hạn chế lây lan.

   Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng cần theo dõi sát sao, phát hiện sớm các dấu hiệu trở nặng; Chuẩn bị sẵn sàng việc thu dung, điều trị theo đúng hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của Bộ Y tế; Chủ động ứng phó khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

   Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo và các đơn vị liên quan, kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục và cộng đồng; Phát hiện, cách ly sớm ca bệnh, thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường.

   Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) theo dõi, giám sát việc cập nhật danh sách ca bệnh, ổ dịch lên hệ thống quản lí giám sát bệnh truyền nhiễm đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng tình hình dịch bệnh thực tế của địa phương.

   Để chủ động ứng phó khi dịch bệnh diễn tiến phức tạp, Sở Y tế TPHCM đã có văn bản báo cáo Bộ Y tế và Cục Quản lí dược hỗ trợ cung ứng đủ thuốc điều trị (2 loại thuốc Phenobarbital truyền tĩnh mạch, Gamma Globulin truyền tĩnh mạch).

   Trong khi 2 dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết vẫn đang hoành hành thì bệnh Covid-19 vẫn ‘âm thầm’ trong cộng đồng. Vậy nên ngoài sự chủ động từ phía các Sở ngành thì các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý kỹ các dấu hiệu của từng bệnh, không chủ quan lơ là, khi phát hiện bệnh cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Hà Nội: Ghi nhận thêm 19 ổ dịch sốt xuất huyết, 442 ca trong 1 tuần

Từ ngày 14/7 đến ngày 21/7, toàn TP. Hà Nội ghi nhận thêm 442 ca mắc sốt xuất huyết. Số ca mắc mới tăng gấp 1,5 lần so với tuần trước đó.

Nhập viện muộn khiến nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết nguy kịch

BS Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết đang gia tăng, đặc biệt nhiều trẻ mắc bệnh nhập viện trễ gây biến chứng nặng.

Làn sóng Covid-19 mới tăng nhanh trên toàn cầu, dịch tại Việt Nam ra sao?

Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, thế giới ghi nhận gần 10.000 ca tử vong do Covid - 19 trong tháng 12/2023, số ca nhập viện tăng 42% so với tháng 11/2023.

WHO cảnh báo: Biến thể COVID – 19 mới xuất hiện có nguy cơ lây nhiễm nhanh hơn

Hiện nay, Tổ  chức Y tế Thế giới (WHO) đang theo dõi biến thể phụ omicron XBB.1.16 - biến thể COVID – 19 mới được đặt tên là “Arcturus” có khả năng lây lan mạnh và gây ra đợt bùng phát mới.

Số ca Covid-19 bất ngờ tăng mạnh, có đáng lo ngại?

Theo thống kê của Bộ Y tế, số ca mắc Covid -19 trên cả nước đang gia tăng trong những ngày gần đây. Trong đó, Hà Nội là địa phương "đứng đầu" về số ca mắc Covid -19 mới.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844