Sốt xuất huyết có lây không? Làm sao để phòng ngừa?

Cập nhập: Thứ ba, 30/05/2023

 

Câu hỏi: Chào chuyên gia! Nhà tôi có hai bé thì đứa lớn 10 tuổi đang bị sốt xuất huyết, còn đứa nhỏ thì không bị. Tôi muốn hỏi sốt xuất huyết có lây không? Làm thế nào để phòng ngừa cho đứa nhỏ và cho cả thành viên trong gia đình? Tôi xin cảm ơn!

Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Hà Nội

 

Sốt xuất huyết có lây không?

Sốt xuất huyết có lây không?

 

Trả lời:

    Chào chị Nhàn, sốt xuất huyết có thể lây được. Nhưng bệnh chỉ lây từ người bệnh sang người lành qua vật trung gian là loài muỗi vằn (Aedes aegypti). Sau khi muỗi đốt người bệnh sẽ mang mầm bệnh là virus Dangue sang những người khỏe mạnh thông qua vết đốt.

   Sốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua những con đường lây nhiễm thường gặp như qua không khí, qua nước bọt… Vì vậy, các thành viên trong gia đình vẫn hoàn toàn có thể tiếp xúc với nhau mà không lo bị nhiễm bệnh.

    Tuy nhiên, nguy cơ mắc sốt xuất huyết do bị muỗi mang mầm bệnh đốt vẫn rất cao. Vì vậy, chị và gia đình cần có biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ. 

    Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa đưa vắc xin tiêm phòng bệnh sốt xuất huyết vào sử dụng. Vì vậy, gia đình chị nên thực hiện các biện pháp sau đây để tránh bị nhiễm bệnh:

  • Tiêu diệt diệt bọ gậy/ loăng quăng và muỗi vằn trưởng thành.
  • Chống muỗi đốt bằng cách ngủ trong màn kể cả ban ngày, đặc biệt là trẻ nhỏ.
  • Diệt muỗi bằng hóa chất diệt côn trùng theo hướng dẫn của ngành y tế.
  • Sử dụng các biện pháp khác để diệt muỗi khác như xua đập cơ học, dùng vợt, dùng hương muỗi, dùng màn tẩm hóa chất…

   Đặc biệt, thấy trẻ có dấu hiệu sốt xuất huyết, chị cần lập tức đưa bé đến bệnh viện khám và chẩn đoán. Sau đó, đa phần các trường hợp được điều trị tại nhà. Trong quá trình này, chị cần chú ý cho con bổ sung nước đầy đủ, uống thuốc hạ sốt khi sốt cao, đưa bé đi bệnh viện khi có những dấu hiệu nặng như xuất huyết niêm mạc, sốt cao không hạ, co giật, hôn mê…

    Đến đây, hy vọng chị đã biết sốt xuất huyết có lây không và cách để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Chúc chị và gia đình sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Gia tăng trẻ mắc tay chân miệng biến chứng viêm não

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi trung ương tiếp nhận hơn 500 trẻ mắc tay chân miệng phải nhập viện. Đáng chú ý, có đến 20% - 30% trường hợp là nhiễm chủng vi rút EV71 gây biến chứng viêm não.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà