Bổ sung sắt cho bà bầu cần lưu ý những gì? Nên dùng sắt hữu cơ hay vô cơ?

Cập nhập: Thứ tư, 19/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

Câu hỏi

   Chào chuyên gia, vợ tôi mới có thai được khoảng 4 tuần. Khi đi khám, bác sĩ có kê thuốc bổ sung sắt. Tuy nhiên, khi vợ tôi sử dụng, thì bảo có vị tanh, uống xong cứ thấy buồn nôn. Sau đó tầm 1 tuần, vợ tôi lại bị táo bón, mẩn ngứa. Tôi có tìm hiểu trong các hội nhóm thì biết được đây là loại sắt vô cơ. Có người khuyên là nên đổi sang loại sắt hữu cơ cho dễ sử dụng. Vậy, tôi có nên cho vợ đổi hay không và cần lưu ý những gì khi bổ sung sắt cho bà bầu ạ?

(Quang Đăng, 32 tuổi, Phú Thọ)

 

Bổ sung sắt cho bà bầu cần lưu ý những gì

Bổ sung sắt cho bà bầu cần lưu ý những gì? Nên dùng sắt hữu cơ hay vô cơ?

 

Bổ sung sắt cho bà bầu nên dùng sắt hữu cơ hay vô cơ?

   Chào anh, theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới, phụ nữ khi bắt đầu có thai nên uống ngay viên sắt mỗi ngày, và uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng. Liều bổ sung là 60 mg sắt và kèm theo 400 mcg acid folic mỗi ngày. Liều lượng có thể tăng lên tới 100 mg trong trường hợp bà bầu có nguy cơ thiếu máu cao.

   Việc này nhằm mục đích ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, một tình trạng được bắt gặp rất nhiều ở phụ nữ có thai. Thiếu máu do thiếu sắt sẽ gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe của người mẹ và thai nhi.

   Bà bầu thiếu sắt sẽ dễ bị mệt mỏi kéo dài, mất ngủ, chán ăn, sức đề kháng giảm, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, có khả năng bị sinh non, thiếu tháng, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh,... Với thai nhi, thiếu sắt làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, nhẹ cân, giảm phát triển trí tuệ và thể chất sau này.   

   Để bổ sung sắt, anh có thể cho vợ mình sử dụng một trong hai loại là sắt hữu cơ hoặc sắt vô cơ. Sắt vô cơ là hợp chất sắt sulfat, hàm lượng sắt nguyên tố cao nên gây ra vị tanh khi uống.

  Đồng thời, sắt vô cơ giải phóng ra nhiều ion sắt, nhưng cơ thể không hấp được hết Điều này dẫn đến lắng đọng sắt trong máu, ruột, và dạ dày, gây ra các vấn đề như táo bón, nóng trong, mẩn ngứa,...

   Sắt hữu cơ là các dạng thường gặp như: sắt gluconat và fumarat,... So với sắt vô cơ, sắt hữu cơ không có mùi tanh khi uống, và được cơ thể hấp thu tốt hơn. Nếu dư thừa, sắt hữu cơ cũng sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể tốt hơn, nhờ đó không gây lắng đọng tại các cơ quan. Do đó, nó sẽ có ít tác dụng phụ hơn, giảm nguy cơ bị táo bón, buồn nôn, nóng trong,...

   Vì vậy, nếu vợ anh gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng sắt vô cơ, thì anh hoàn toàn có thể chuyển sang sản phẩm có chứa sắt hữu cơ. Tuy nhiên, giá thành của các loại sắt hữu cơ sẽ cao hơn so với sắt vô cơ.

 

Sắt hữu có ít tác dụng phụ và hấp thu tốt hơn so với sắt vô cơ

Sắt hữu cơ có ít tác dụng phụ và hấp thu tốt hơn so với sắt vô cơ, nhưng lại có giá thành cao hơn

 

Những lưu ý khi bổ sung sắt cho bà bầu

   Bên cạnh việc bổ sung sắt thông qua các chế phẩm, bà bầu cũng vẫn cần tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu sắt, acid folic và vitamin B12. Đây đều là những dưỡng chất rất quan trọng trong thai kỳ, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ biến chứng sau sinh và một số dị tật bẩm sinh.

   Những loại thực phẩm giàu sắt nhất có thể kể đến như: Gan (6,5 mg sắt/ 100g), thịt bò (chứa 2,7 mg sắt/ 100g), gà tây (1,4 mg sắt/100g), nghêu (3mg sắt/ 100g), rau chân vịt (2,7mg sắt/ 100g), đậu lăng (6,6 mg sắt/ 198g), tim, trứng, bông cải xanh, cá, hạt bí ngô,…

   Acid folic và vitamin B12 có trong các loại rau xanh, thịt, trứng, gan, men bia, đậu quả, đậu hạt,... Ngoài ra, những thực phẩm này còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác như: mangan, magie, canxi, kẽm, vitamin nhóm B, K, A,... cũng rất cần thiết cho phụ nữ có thai.

   Cùng với đó, khi bổ sung sắt từ các chế phẩm, bà bầu cần lưu ý những điều sau đây:

  • Lựa chọn những sản phẩm đảm bảo chất lượng, được sản xuất tại những cơ sở uy tín.
  • Dùng các sản phẩm đúng với hàm lượng được khuyến cáo, không dùng liều cao hơn so với chỉ định từ bác sĩ. Bởi nếu dùng quá nhiều dẫn tới dư thừa sắt - điều này sẽ gây khó khăn trong quá trình vận chuyển máu và oxy từ mẹ sang thai nhi, dẫn tới trẻ bị sinh non, thiếu cân và thậm chí tử vong. Ngoài ra sắt dư thừa sẽ tạo áp lực lên gan và lá lách của người mẹ, khiến họ dễ bị suy gan, suy lách…
  • Thời điểm uống sắt tốt nhất là vào buổi sáng sớm, trước khi ăn 1 giờ vì cơ thể sẽ hấp thu sắt tốt nhất khi đang đói. Nếu có vấn đề về dạ dày, thì bà bầu có thể uống sau ăn 2 giờ.
  • Nên uống nhiều nước để tránh tình trạng táo bón, tốt nhất là nên uống cùng với nước trái cây nhiều vitamin C để giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Các loại trái cây giàu vitamin C có thể kể đến như: Kiwi, dâu tây, dưa lưới, cà chua, đu đủ, bưởi, cam, chanh,...
  • Không uống cùng lúc với các sản phẩm bổ sung kẽm và canxi vì chúng làm giảm hấp thu sắt; hãy uống cách nhau ít nhất 2 giờ.
  • Không uống sắt chung với nước trà, cafe, sữa tươi, nước ngọt có gas vì chúng cản trở quá trình hấp thu sắt.

 

Không nên uống sắt chung với nước trà, cafe

Không nên uống sắt chung với nước trà, cafe để tránh giảm hấp thu

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về việc nên dùng sắt hữu cơ và sắt vô cơ, cũng như những lưu ý khi bổ sung sắt cho bà bầu. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà