Tư vấn: Tại sao tôi bị táo bón sau khi cai thuốc lá

Cập nhập: Thứ năm, 04/05/2023

 

Câu hỏi:

   Chào chuyên gia, tôi năm nay 51 tuổi. Thời gian trước, tôi được mọi người giới thiệu sản phẩm Boni-Smok để bỏ thuốc lá và đã bỏ thuốc thành công. Tuy nhiên sau khi bỏ thuốc, tôi hay bị táo bón trong khi trước đó tôi rất ít khi bị táo bón . Vậy chuyên gia cho tôi hỏi, tại sao tôi lại bị táo bón sau khi bỏ thuốc và có cách nào giảm táo bón không?

Nguyễn Đức Thọ, 51 tuổi

 

Tại sao tôi lại bị táo bón sau khi bỏ thuốc lá?

Tại sao tôi lại bị táo bón sau khi bỏ thuốc lá?

 

Trả lời

   Chào anh Thọ, trước tiên xin chúc mừng anh đã bỏ thuốc lá thành công. Táo bón là một phản ứng phụ thường thấy sau khi bỏ thuốc lá. Theo các nghiên cứu, cứ 6 người bỏ thuốc thành công thì có một người sẽ bị táo bón và tình trạng này có thể được khắc phục 1 cách dễ dàng nên anh có thể hoàn toàn yên tâm.

  • Về nguyên nhân bị táo bón sau khi cai thuốc lá, chuyên gia giải thích như sau:

   Nicotin trong thuốc lá có tác dụng liên kết với thụ thể acetylcholin làm kích thích nhu động ruột, tăng tốc độ thức ăn di chuyển trên ruột. Tuy nhiên, khi bạn hút thuốc trong thời gian dài, cơ thể bạn sẽ bị phụ thuộc vào nicotin để duy trì hoạt động ruột.

   Và khi bạn bỏ thuốc lá, sự thiếu hụt nicotin khiến ruột của bạn co bóp chậm và yếu hơn gây táo bón.

   Hơn nữa, khi nhu động ruột giảm, chất thải sẽ di chuyển qua ruột già chậm hơn. Ruột già vốn là cơ quan có chức năng hấp thụ nước sau khi hầu hết các chất dinh dưỡng đã được hấp thụ qua ruột non, vì vậy thức ăn càng ở lâu trong ruột già thì càng bị khô hơn. Bạn sẽ thấy phân của mình nhỏ hơn, cứng hơn và đặc hơn.

    Triệu chứng táo bón sẽ kéo dài trong vòng 1 - 2 tuần sau khi cai thuốc.

   Phản ứng phụ trên đường tiêu hóa của mỗi người khi bỏ thuốc là khác nhau, một số người khác không bị táo bón mà chỉ bị chướng bụng nhẹ.

  • Một số cách giảm táo bón an toàn sau khi bỏ thuốc thành công.

   Một số người có suy nghĩ sẽ hút lại chỉ một điếu thuốc để giảm luôn cảm giác khó chịu khi bị táo bón, điều đó hoàn toàn không nên. Đừng để táo bón phá hủy thành tựu bỏ thuốc lá của bạn, việc hút lại dù chỉ một điếu thuốc rất dễ dàng khiến bạn tái nghiện thuốc lá.

   Vậy làm thế nào để đường ruột phục hồi lại và giảm táo bón sau khi bỏ thuốc lá. Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn:

 

 Bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn.

Bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn.

 

  • Không nên sử dụng thuốc nhuận tràng: Thuốc nhuận tràng chỉ có tác dụng kích thích phân ra ngoài dễ hơn mà không có tác dụng phục hồi lại hoạt động đường ruột của bạn sau khi bỏ thuốc và các vấn đề về đường ruột sẽ kéo dài hơn.
  • Bổ sung thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn: Một nguyên nhân gây táo bón khi bỏ thuốc là do chất thải di chuyển chậm hơn qua ruột già khiến phân mất nhiều nước hơn và khô hơn. Khi đó chất xơ sẽ giúp chúng ta khắc phục điều đó bằng cách giữ nước cho phân, khiến nó mềm hơn. Ngoài ra, chất xơ không hòa tan còn giúp tăng trọng lượng cho phân, kích thích nhu động ruột, giảm thời gian lưu trữ phân trong đường ruột. Bạn nên bổ sung nhiều chất xơ từ các loại thực vật như rau củ quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số loại hoa quả làm tăng táo bón như mận khô, ổi xanh, chuối xanh,…
  • Uống nhiều nước hơn:

+ Khi bạn uống đủ nước, nước sẽ lưu thông qua đường tiêu hóa và tăng tốc độ di chuyển của phân bằng cách làm mềm phân và đẩy phân trôi dễ dàng hơn trên đường ruột.

+ Nếu bạn không uống đủ nước, cơ thể sẽ hấp thu lại nhiều nước từ phân hơn, làm cho phân khô và khó đi qua đường tiêu hóa.

+ Ngoài ra, uống nước còn kích thích các cơ trơn trong đường tiêu hóa, giúp chúng hoạt động tốt hơn và giảm bớt táo bón. Do đó, uống đủ nước hàng ngày là rất quan trọng để giúp duy trì sức khỏe và giảm bớt triệu chứng táo bón.

  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục có thể giúp giảm táo bón bằng cách kích thích hoạt động của các cơ trong đường tiêu hóa tạo ra áp lực và chuyển động giúp giảm thời gian các chất thải di chuyển qua ruột già và ra ngoài cơ thể, hạn chế lượng nước mà ruột già hút từ phân. Hơn nữa, tập thể dục làm tăng mức năng lượng do làm tăng nồng độ endorphin, giúp giảm căng thẳng - một nguyên nhân gây táo bón.
  • Bổ sung men vi sinh: Nicotin trong thuốc lá làm giảm sự phát triển hệ vi sinh đường ruột của bạn, đặc biệt là các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Vì vậy, bạn nên bổ sung thêm men vi sinh, cung cấp các vi khuẩn có lợi. Ngoài ra, men vi sinh giúp cải thiện triệu chứng táo bón sau khi bỏ thuốc.
  • Tránh ăn đồ cay nóng và các đồ uống kích thích.

   Mong rằng những giải đáp trên đây của chuyên gia giúp anh hiểu được nguyên nhân bị táo bón sau khi bỏ thuốc lá và các biện pháp giảm táo bón an toàn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về việc bỏ thuốc và táo bón sau khi bỏ thuốc, mời anh gọi đến tổng đài miễn cước 1800.1044 để được tư vấn miễn phí. Cảm ơn anh!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Bàng hoàng trước tác hại của thuốc lá trên dạ dày - Bỏ ngay kẻo muộn

Nếu bạn nghĩ rằng thuốc lá chỉ ảnh hưởng đến phổi, hoặc cùng lắm là ảnh hưởng đến tim mạch thì đó thực sự là sai lầm. Bởi thuốc lá gây hại cho rất nhiều cơ quan khác trên cơ thể, trong đó có dạ dày

Hút thuốc lá làm giảm căng thẳng, stress - Sự thật có phải như vậy không?

Hút thuốc lá có thật sự giúp giảm căng thẳng, stress hay không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết ngay sau đây.

Thỉnh thoảng hút thuốc lá có hại không? Những dấu hiệu nghiện thuốc lá không thể bỏ qua

Nếu không hút thường xuyên mà chỉ thỉnh thoảng mới hút thì có ảnh hưởng gì không? Trước thực tế rất nhiều người thắc mắc như vậy, ở bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn biết được thỉnh thoảng hút thuốc lá có hại không?

Tại sao thuốc lá gây ung thư phổi và bí kíp bỏ thuốc lá sau 3-7 ngày

Tại sao thuốc lá gây ung thư phổi? Mời bạn đọc cùng Thảo Dược Bốn Phương giải đáp thắc mắc này và tìm ra bí kíp giúp bỏ thuốc lá chỉ sau 3-7 trong bài viết ngay sau đây.

Chuyên gia giải đáp thắc mắc: Thuốc lá hay thuốc lào độc hại hơn?

Nhiều người cho rằng thuốc lá độc hại còn thuốc lào an toàn hơn, nhưng có những ý kiến trái chiều lại khẳng định thuốc lào mới hại vì thuốc lá còn có đầu lọc. Vậy sự thật là gì?
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà