Ăn nhiều cơm có dễ bị tiểu đường?

Cập nhập: Thứ tư, 20/03/2024

 

Câu hỏi: Một số người cho rằng ăn nhiều cơm có nguy cơ mắc đái tháo đường do nhiều carbohydrate, ít chất xơ và chỉ số đường huyết cao, điều này đúng hay sai?

Cô Hường, 50 tuổi, Hà Nội

 

 

Trả lời:

   Nhiều người thường nghĩ rằng ăn nhiều cơm là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường. Trên thực tế thì quan điểm này là sai. Bởi trong quá khứ, người dân ăn rất nhiều cơm, mỗi bữa khoảng 3 - 4 bát nhưng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường không nhiều như hiện nay. Vì vậy, không nên đổ lỗi cho cơm trắng là nguyên nhân khiến dễ bị tiểu đường.

   Một số nguyên nhân khiến ngày nay nhiều người dễ mắc bệnh tiểu đường hơn là:

  • Ít vận động: Thời trước, con người dù ăn nhiều cơm nhưng hoạt động thể chất nhiều, tiêu hao năng lượng tốt. Ngày nay, chúng ta có xu hướng cắt giảm cơm trắng nhưng lại ăn nhiều chất đạm, chất béo, đường đơn, hơn thế lại lười vận động, từ đó khiến bệnh gia tăng.
  • Do chế độ ăn uống không lành mạnh: Ngày nay, thức ăn nhanh đang ngày càng được sử dụng nhiều, đây là những loại thực phẩm giàu chất béo, đường,.. khiến chúng ta dễ mắc các rối loạn chuyển hóa, trong đó có bệnh tiểu đường.
  • Do căng thẳng, stress: Căng thẳng, stress cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường.

Do đó, cơm trắng không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tăng đường huyết. Chúng ta  nên cân đối ba chất sinh năng lượng là bột đường, chất đạm, chất béo, gồm:

  • Chất bột đường cần bổ sung 50-60%.
  • Nhóm chất đạm từ thực vật và động vật được khuyến nghị 13-20% tổng năng lượng.
  • Chất béo có nguồn gốc động vật như mỡ (mỡ thịt, mỡ cá) và chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu (dầu có trong các loại hạt, loại quả).
  • Vitamin và khoáng chất khác.

   Bệnh nhân tiểu đường không nên kiêng hoàn toàn cơm mà cần phải tiêu thụ một cách khoa học. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, bệnh nhân tiểu đường nên chia khẩu phần ăn như sau:

  • Một nửa khẩu phần ăn với các loại rau không chứa tinh bột.
  • ¼ khẩu phần ăn là các thực phẩm bổ sung protein.
  •  ¼  khẩu phần ăn là các thực phẩm chứa tinh bột.

>>> Xem thêm: Thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường lành mạnh và đảm bảo dinh dưỡng.

   Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc “Ăn nhiều cơm có dễ bị tiểu đường?”. Nếu còn thắc mắc gì về bệnh tiểu đường, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Chủ đề: tiểu đường

Bài viết cùng chủ đề

BoniDiabet - nguồn gốc thiên nhiên, tiểu đường an yên

BoniDiabet+ - nguồn gốc thiên nhiên, tiểu đường an yên

Phương pháp ngăn tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường

Tiến sĩ Eric Berg- một bác sĩ nội khoa ở Solomons, Maryland, Hoa Kỳ đã chia sẻ một phương pháp giúp ngăn tiền tiểu đường chuyển thành tiểu đường. Vậy, phương pháp đó là gì?

Tuyên Quang: Giải pháp để sống khỏe mạnh khi bị biến chứng tiểu đường

Bác Khổng Thị Tích - 75 tuổi và bác Hán Hùng Sơn - 82 tuổi, trú tại thôn Làng Đu, xã Văn Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và táo bón

Người bệnh tiểu đường có đường huyết cao, tạo ra hiệu ứng ưu trương, hấp thụ nước trong đường ruột vào mạch máu và gây ra táo bón…

Tiểu đường nên ăn như thế nào? Hãy thử phương pháp đĩa thức ăn

Phương pháp đĩa thức ăn giúp người bị tiểu đường đơn giản hóa khâu chuẩn bị bữa ăn, không mất thời gian đắn đo nên ăn gì, ăn bao nhiêu là đủ.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844