Tê tay là bệnh gì? Làm sao để cải thiện?

Cập nhập: Thứ năm, 15/06/2023

 

    Câu hỏi: Chào chuyên gia! Tôi tên là Phạm Văn Bình, 55 tuổi. Thời gian gần đây tôi hay bị tê bì hai tay, đặc biệt là ở đầu các ngón tay. Tôi muốn hỏi tê tay là bệnh gì? Tôi nên làm gì để cải thiện? Tôi xin cảm ơn!

Phạm Văn Bình, Quảng Ninh

 

Tê tay là bệnh gì?

Tê tay là bệnh gì?

 

Trả lời: Tê tay là bệnh gì?

   Chào anh Bình, có nhiều nguyên nhân gây tê tay như:

   Thiếu vitamin B12: Vitamin B12 là chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết để hệ thống thần kinh hoạt động bình thường. Thiếu vitamin B12 sẽ có thể gây tê tay, tê chân và ngứa ran. Ngoài ra, người bệnh còn gặp những tình trạng như mệt mỏi, khó giữ thăng bằng…

   Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tê tay như thuốc chống động kinh, thuốc điều trị ung thư (cisplatin và vincristine), thuốc tim mạch (amiodarone và hydralazine), kháng sinh (metronidazole, nitrofurantoin và fluoroquinolones).

   Hội chứng ống cổ tay (hội chứng đường hầm cổ tay): Đây cũng là nguyên nhân rất thường gặp gây tê tay. Người bệnh còn gặp các vấn đề khác như đau buốt tay, rối loạn vận động (khó cầm, nắm đồ vật, hay làm rơi đồ…). 

Bệnh thường gặp ở người thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại như gõ bàn phím liên tục, làm việc theo dây chuyền…

   Biến chứng tiểu đường: Nếu anh đang bị tiểu đường thì tình trạng tê tay rất có thể là do biến chứng thần kinh của bệnh này. Việc lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao và không ổn định sẽ gây tổn thương thần kinh. Từ đó, người bệnh gặp phải tình trạng tê tay, tê chân, có cảm giác châm chích, giảm hoặc mất cảm giác…

 

Tê tay có thể là do biến chứng bệnh tiểu đường

Tê tay có thể là do biến chứng bệnh tiểu đường

 

   Rối loạn chức năng tuyến giáp: Khi tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả hoặc suy giáp mà không được điều trị thì có thể gây tổn thương dây thần kinh cảm giác ở tay và chân. Người bệnh có thể bị tê đầu ngón tay, tê bàn chân kèm theo cảm giác ngứa ran.

   Hậu quả của việc uống nhiều rượu bia: Khi uống quá nhiều rượu bia trong thời gian dài, dây thần kinh sẽ dễ bị tổn thương. Biểu hiện của tình trạng này đó là ngứa ran, tê ở tay và chân, rối loạn cương dương, rối loạn tiểu tiện, cảm giác châm chích trên da, chuột rút

   Bệnh lupus ban đỏ hệ thống: Mặc dù thường gặp ở phụ nữ hơn nhưng nam giới cũng có thể mắc bệnh này. Bệnh gây ra các triệu chứng như phát ban ở mặt, da nổi phát ban khi ra ngoài trời, đau, cứng và sưng khớp, rụng tóc, tê ngón tay, ngón chân

   Chỉ với triệu chứng tê tay mà anh cung cấp, tôi chưa thể trả lời chính xác tê tay là bệnh gì. Anh nên đi khám sớm, thực hiện những kiểm tra cần thiết để bác sĩ đưa ra chẩn đoán cụ thể cũng như có phương pháp điều trị sớm. Chúc anh sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Chuyên gia giải đáp: Đau lưng dưới là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Đau lưng dưới có thể là do mang thai, hoặc các bệnh lý như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, loãng xương, hẹp đốt sống,...

Rối loạn tiểu tiện ở nam giới cảnh báo bệnh gì?

Thông thường, việc đi tiểu chúng ta có thể tự chủ được. Sau khi đi xong, cơ thể sẽ cảm thấy thoải mái, nhẹ bụng. Tuy nhiên ở nam giới tuổi trung và cao niên, họ lại rất dễ bị rối loạn tiểu tiện vì mắc bệnh lý nào đó.

Hẹp niệu đạo ở nam giới: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

Hẹp niệu đạo ở nam giới là căn bệnh khó trị và gây nhiều phiền toái cho cánh mày râu. Để không phải đối mặt với những điều khủng khiếp đó, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây!

Đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt là bệnh gì? Làm sao để cải thiện?

Đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt là bệnh gì? Làm sao để cải thiện?

Top 7 triệu chứng suy thận nhẹ bạn cần biết

  Bài viết sau đây chúng tôi sẽ đưa ra 7 dấu hiệu ban đầu của căn bệnh này để bạn có sự cảnh giác nhất định, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844