Tê bì tay chân là bệnh gì? Làm sao để khắc phục?

Cập nhập: Thứ ba, 28/03/2023

 

Câu hỏi:

    Chào chuyên gia, gần đây tôi thấy hay bị tê tay, tê chân rất khó chịu. Nhiều người bảo tôi bị tiểu đường, nhưng có người lại bảo tôi bệnh về dây thần kinh. Vậy nên tôi muốn hỏi tê bì tay chân là bệnh gì và làm sao để cải thiện, xin cảm ơn chuyên gia!

Đặng Văn Thế, 52 tuổi, Hà Nam

 

Tê bì tay chân là bệnh gì?

Tê bì tay chân là bệnh gì?

 

Trả lời:

   Chào anh, tình trạng tê bì tay chân có thể có nguyên nhân do bệnh lý nhưng cũng có thể chỉ là do những yếu tố sinh lý. Cụ thể:

   Tê bì tay chân có thể do các bệnh lý sau đây:

Tê bì tay chân do biến chứng bệnh tiểu đường

   Ở người bệnh tiểu đường, nồng độ đường trong máu tăng cao kéo dài và không ổn định sẽ gây tổn thương mạch máu và dây thần kinh. Dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương sẽ khiến người bệnh gặp nhiều biến chứng, trong đó có tình trạng tê bì tay chân.

   Đặc điểm tê bì chân tay ở bệnh nhân đái tháo đường đó là thường sẽ bị tê chân trước rồi mới tê tay, tê tăng lên khi nghỉ ngơi và đỡ hơn khi vận động.

    Ngoài tình trạng tê bì tay chân, người bệnh tiểu đường còn có thể có một số triệu chứng như thường xuyên khát nước, ăn nhiều, nhanh đói, mệt mỏi, tiểu nhiều, mắt mờ…

 

biểu hiện của bệnh tiểu đường

Tê bì tay chân có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường

 

Tê bì tay chân do bệnh lý về xương khớp và đĩa đệm

   Các bệnh như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp khi chèn ép và gây ảnh hưởng đến dây thần kinh sẽ dẫn đến tê bì tay chân.

  • Thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống khiến sụn khớp, đốt sống bị bào mòn, cọ xát với rễ thần kinh gây tê bì kèm theo đau nhức. Tùy vào vị trí bị thoái hóa mà bệnh có thể gây tê ở chân hoặc tay hoặc cả hai. Ví dụ như thoái hóa đốt sống cổ sẽ gây tê nhức từ vùng cổ lan xuống hai tay, thoái hóa đốt sống thắt lưng sẽ gây tê nhức từ thắt lưng xuống hai chân.
  • Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân gây tê bì tay chân rất thường gặp. Ở bệnh nhân mắc bệnh này, nhân nhầy tràn ra khỏi bao xơ đĩa đệm sẽ chèn ép dây thần kinh cột sống, từ đó dẫn đến hiện tượng tê bì ở chi và hạn chế vận động.
  • Thoái hóa khớp: Khi khớp tay, khớp đầu gối hoặc khớp háng bị thoái hóa sẽ khiến tay, chân vận động khó khăn và bị tê.

Tê bì tay chân do viêm đa khớp dạng thấp

   Tình trạng khớp tay, khớp chân bị viêm nhiễm, tổn thương cũng sẽ gây tê bì tay chân và thường xảy ra sau khi nằm hoặc ngồi quá lâu tại một vị trí và đi kèm cứng khớp.

Tê bì tay chân do nghiện rượu

    Uống rượu trong thời gian dài khiến hệ thần kinh bị tổn thương. Người nghiện rượu hoặc khi gặp hội chứng cai rượu sẽ có thể bị tê bì tay chân.

Tê bì tay chân do suy giãn tĩnh mạch

   Ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch (thường gặp ở chi dưới), tĩnh mạch của họ bị yếu và giãn ra, làm giảm chức năng đưa máu về tim, khiến máu ứ lại. Máu ứ lại làm tăng áp lực trong lòng mạch, tĩnh mạch bị tiếp tục bị kéo rộng ra, chèn ép vào các tổ chức xung quanh, gây tê bì tay chân và hàng loạt các triệu chứng khác như đau, nhức, nặng mỏi, chuột rút, sưng chân.

 

suy giãn tĩnh mạch

Tê bì tay chân có thể do suy giãn tĩnh mạch

 

   Như vậy, có nhiều bệnh lý gây tình trạng tê bì tay chân.Tuy nhiên, anh không thể kết luận ngay hiện tượng tê tay tê chân của mình là do đang mắc các bệnh lý kể trên, bởi nó cũng có thể là biểu hiện của một số nguyên nhân khác như khi duy trì một tư thế quá lâu: Đứng, ngồi hay nằm ngủ cùng 1 tư thế, vắt chéo chân, lái xe nhiều giờ hoặc mặc quần, mang vớ (tất) quá chật…  Khi duy trì một tư thế quá lâu, nó gây chèn ép vào mạch máu hoặc dây thần kinh, từ đó dẫn đến tê bì tay chân.

    Ngoài ra, một số loại thuốc có tác dụng phụ là gây tê bì chân. Với trường hợp này, anh nên trao đổi lại với bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.

 

Cần làm gì để khắc phục tình trạng tê bì tay chân

    Trước hết, anh cần xem xét lại tình trạng tê bì tay chân có phải do một số nguyên nhân không phải bệnh lý đã liệt kê ở trên hay không. Nếu không, rất có thể anh đã mắc một trong những bệnh như tiểu đường, bệnh xương khớp, suy giãn tĩnh mạch…

    Lúc này, anh cần đi khám sớm để phát hiện ra nguyên nhân và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

    Với nguyên nhân tê bì tay chân do bệnh tiểu đường, đây là bệnh lý mạn tính, có tê bì nghĩa là anh đã xuất hiện biến chứng của bệnh. Lúc này, anh tuyệt đối không được chủ quan mà cần uống thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp ăn kiêng (kiêng đồ ngọt và tinh bột), tăng cường tập thể dục và dùng thêm BoniDiabet + của Mỹ để hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường.

 

BoniDiabet

Dùng BoniDiabet để hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn

 

    Với nguyên nhân do các bệnh lý về xương khớp, anh cũng nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với các động tác tập luyện, phục hồi chức năng để bệnh được cải thiện tốt.

    Với nguyên nhân do nghiện rượu, anh cần bỏ rượu (có thể bằng cách sử dụng BoniAncol +) đồng thời đi khám sớm để bác sĩ kê một số loại thuốc bổ thần kinh, từ đó cải thiện hiệu quả tình trạng tê bì tay chân.

    Với nguyên nhân do suy giãn tĩnh mạch, anh nên uống BoniVein + với liều 4-6 viên/ngày kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý: Không đứng quá lâu 1 chỗ, không ngồi nhiều, kê cao chân khi ngủ, không tác động nhiệt lên chân… Anh nên thay đổi tư thế thường xuyên, xen kẽ giữa ngồi và đi lại, thường xuyên xoa bóp, massage tay chân.

    Đến đây, hy vọng anh đã biết được tê bì tay chân là bệnh gì và có cách khắc phục hiệu quả. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì, mời anh gọi vào số hotline miễn cước 1800 1044 để được hỗ trợ. Chúc anh sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: tê bì tay chân

Bài viết cùng chủ đề

Viêm đa rễ dây thần kinh là bệnh gì? Cách điều trị ra sao?

Viêm đa rễ dây thần kinh là bệnh gì? Cách điều trị ra sao? Mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây!
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844