Suy giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh đang ngày càng có nhiều người mắc phải. Nó mang đến không ít phiền phức và mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Những phiền toái này đều xuất phát từ các triệu chứng nặng chân, nhức mỏi, tê bì, chuột rút giữa đêm,... Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về những ảnh hưởng của bệnh lý này trong bài viết dưới đây nhé!
Suy giãn tĩnh mạch chân gây ra những ảnh hưởng gì với người bệnh?
Những ảnh hưởng của suy giãn tĩnh mạch chân tới cuộc sống của người bệnh
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân xảy ra khi thành tĩnh mạch bị căng giãn, độ đàn hồi bị giảm đi và van 1 chiều trong tĩnh mạch bị hư hại. Lúc này, máu trong tĩnh mạch sẽ chảy ngược chiều, gây nên rối loạn về huyết động và ứ đọng lại ở hệ thống tĩnh mạch chân.
Điều này dẫn đến tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch, khiến thành mạch máu ngày càng bị căng giãn và phình to. Máu lại càng bị dồn lại tại đây nhiều hơn và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như: Nặng chân, nhức mỏi, tê bì, sưng phù, chuột rút giữa đêm, nổi gân xanh đỏ,...
Chính vì vậy, người bệnh sẽ gặp phải nhiều vấn đề như:
Gây mất thẩm mỹ
Vấn đề này nhận được sự quan tâm rất nhiều của các bệnh nhân nữ, đặc biệt là những người còn trẻ, đang trong độ tuổi lao động. Tĩnh mạch ở chân của người bệnh sẽ nổi lên thành những đường chỉ đỏ xanh tím mạng nhện, hay nổi gân xanh ngoằn ngoèo như con giun. Chân của người bệnh trở nên mất thẩm mỹ, khiến họ cảm thấy ái ngại mỗi khi mặc váy ngắn đi làm, đi chơi, gặp bạn bè,...
Các tĩnh mạch nổi lên sẽ gây mất thẩm mỹ
Gây gián đoạn công việc hàng ngày
Người bệnh sẽ không thể đứng hay ngồi lâu ở một chỗ do nặng chân, nhức mỏi, tê bì,... Điều này sẽ khiến họ gặp trở ngại trong công việc hàng ngày, nhất là những người làm công việc lễ tân, hướng dẫn viên du lịch, tiếp viên hàng không,...
Gây mất ngủ
Tình trạng tê bì, co cứng, chuột rút về đêm sẽ khiến người bệnh mất ngủ. Nhiều người bệnh cho biết, chân của họ tê dại đi, cảm giác như có hàng ngàn mũi kim châm, hay ngứa ngáy như có kiến bò bên dưới da. Một số người cứ nằm một lúc là phải dậy bóp chân, mất cả tiếng mới bắt đầu ngủ được, nhưng giấc ngủ cũng chập chờn, không sâu giấc.
Chuột rút còn ảnh hưởng nghiêm trọng hơn khi mà những cơn đau buốt ập đến bất ngờ, lặp đi lặp lại hết lần này đến lần khác làm gián đoạn giấc ngủ, cuối cùng là dẫn đến mất ngủ mãn tính. Mất ngủ lâu ngày còn có thể kéo theo nhiều vấn đề về sức khỏe khác, đặc biệt là ở người có tuổi.
Chuột rút giữa đêm sẽ khiến người bệnh mất ngủ thường xuyên
Ảnh hưởng đến tinh thần
Với người bệnh suy giãn tĩnh mạch, không chỉ sức khỏe của họ bị giảm sút, mà tinh thần cũng trở nên suy sụp hơn khi bệnh trở nên nặng hơn. Nhiều người thường xuyên lo lắng về bệnh tật, trở nên buồn chán vì không còn khả năng tham gia các hoạt động xã hội, hay không làm được làm những việc mình thích và trở thành gánh nặng cho người thân.
Không những vậy, khi đến những giai đoạn nặng, người bệnh còn có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm do suy giãn tĩnh mạch chân. Những biến chứng này thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của họ,
Những biến chứng của suy giãn tĩnh mạch chân
Những biến chứng nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch chân có thể kể đến như:
Vỡ tĩnh mạch
Máu dồn ứ lâu ngày sẽ khiến áp lực trong lòng mạch tăng lên, làm cho thành mạch ngày càng bị căng giãn, kém bền vững, khả năng đàn hồi giảm. Thành mạch có thể bị vỡ và máu sẽ chảy ra bên ngoài. Nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời để cầm máu, thì sẽ dẫn đến mất máu và tử vong.
Huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ gây tắc mạch tại chỗ. Hoặc, huyết khối có thể theo dòng máu làm tắc mạch ở những cơ quan khác như:
- Gây thuyên tắc động mạch phổi dẫn đến nhồi máu phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
- Gây tắc động mạch vành dẫn đến nhồi máu cơ tim.
- Gây tắc mạch máu não tăng nguy cơ thiếu máu não, đột quỵ.
Huyết khối tĩnh mạch sâu là một biến chứng nguy hiểm
Gây tàn phế
Ở những giai đoạn cuối, chân của người bệnh sẽ xuất hiện nhiều vết loét. Chúng rất khó lành và dễ bị nhiễm trùng, dẫn đến hoại tử. Điều này sẽ khiến họ có nguy cơ phải cắt cụt chi để tránh vết loét lan rộng, gây nhiễm khuẩn huyết.
Khi những biến chứng này xuất hiện, người bệnh sẽ có nguy cơ phải nằm viện thường xuyên hơn, dùng nhiều thuốc hơn và chi phí điều trị cũng không phải là một con số nhỏ. Vậy, người bệnh sẽ cần làm gì để khắc phục những điều này?
Các biện pháp giúp giảm thiểu tác động của suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, biện pháp hữu hiệu nhất chính là giúp giảm triệu chứng thông qua việc làm bền thành tĩnh mạch và giảm ứ đọng máu tại chân. Các phương pháp giúp thực hiện được điều này có thể kể đến như:
Điều chỉnh về lối sống
- Thường xuyên tập thể dục bằng cách đi bộ, đạp xe,... để tăng cường lưu thông máu chi dưới, tránh đứng lâu, ngồi nhiều, mang vác nặng, ngồi bắt chéo chân,...
- Khi nằm, người bệnh cần kê cao chân từ 10 - 20cm để giúp máu trở về tim dễ dàng hơn.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, ngâm chân nước nóng, bôi cao dầu nóng, tắm nước nóng.
- Giảm ăn chất béo, tăng cường chất xơ, kiểm soát cân nặng, tránh để thừa cân.
- Tránh mặc quần áo quá chật, tránh đi giày cao gót.
Bài tập giúp giảm suy giãn tĩnh mạch chân
Sử dụng thảo dược
Sử dụng thảo dược tự nhiên đang được nhiều người tin dùng để làm giảm triệu chứng mỏi chân, đau nhức, tê bì, chuột rút về đêm,... cũng như phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do suy giãn tĩnh mạch chân. Trong đó, BoniVein + của Mỹ chính là một sản phẩm được quan tâm đặc biệt.
BoniVein + - Giải pháp hoàn hảo cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân
BoniVein + có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên với các tác dụng như:
- Giúp chống viêm, làm bền vững thành mạch, tăng trương lực tĩnh mạch, giảm tình trạng sưng phù, giãn tĩnh mạch nhờ Diosmin và Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh).
- Giúp tăng cường khả năng chịu đựng của mạch máu, bảo vệ thành mạch, phòng ngừa mạch máu bị đứt vỡ với Rutin (chiết xuất hoa hòe), Aescin (từ hạt dẻ ngựa).
- Giúp ngăn ngừa tổn thương tĩnh mạch do các chất oxy hóa và các gốc tự do nhờ quả lý chua đen, hạt nho và vỏ thông .
- Giúp tăng lưu thông máu, giảm ứ máu, giảm áp lực trong tĩnh mạch, giảm triệu chứng căng tức, sưng, đau,... và phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch nhờ chiết xuất bạch quả và cây chổi đậu.
Với tất cả những thành phần này, BoniVein + sẽ giúp tăng cường sức bền và độ dẻo dai cho toàn bộ hệ thống tĩnh mạch. Nhờ đó, các triệu chứng mỏi chân, đau nhức, tê bì, chuột rút về đêm,... sẽ được thuyên giảm và biến chứng do suy giãn tĩnh mạch chân cũng được phòng ngừa.
Thành phần và công dụng của BoniVein +
Hiệu quả của BoniVein +
Để sử dụng BoniVein + có hiệu quả tốt nhất, người bệnh dùng từ 4 – 6 viên/ngày chia thành 2 – 3 lần:
- Sau khoảng 2 – 3 tuần, BoniVein + sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu chỉ sau khoảng từ 2 – 3 tuần sử dụng.
- Sau 3 tháng, BoniVein + sẽ giúp làm mờ những tĩnh mạch nổi trên da, tĩnh mạch mạng nhện.
Chia sẻ của khách hàng về sản phẩm BoniVein +
Để hiểu rõ hơn về tác dụng của BoniVein +, chúng ta hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của chính người bệnh đang sử dụng sản phẩm này.
Chị Vũ Thị Sớm, 44 tuổi ở thôn Quý Đức, xóm 6, xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải.
Chị Sớm cho biết: “Do tính chất công việc nên chị phải đứng nhiều, một ngày có khi phải đứng tới 17, 18 tiếng. Lúc đầu, chị thấy chân chỉ hơi mỏi và nhức thôi. Lâu dần, chân chị bị phù nặng từ mắt cá chân lên tới tận đầu gối, đêm ngủ thì bị chuột rút tới 2 – 3 lần. Sau khi đi khám, chị được chẩn đoán là bị suy giãn tĩnh mạch, các mạch máu đã nổi như mạng nhện, nặng nhất là ở bàn chân. Chị phải dùng đến thuốc tây và vớ ép, nhưng chỉ được một thời gian, sau đó lại chẳng thấy tiến triển gì thêm, mặc dù chị vẫn dùng đều.”
“Sau đó, chị được đứa em gái mách cho dùng sản phẩm BoniVein +. Lúc đầu, chị uống được 1 – 2 lọ thì chưa thấy chuyển biến gì, đang tính bỏ thì cô em gái cứ khuyên dùng tiếp, phải kiên trì mới có hiệu quả. Đúng như thế thật, sau khi uống hết lọ thứ 7, chị mới thấy hiệu quả rõ rệt. Chị cảm thấy chân nhẹ nhàng, đỡ đau nhức, tình trạng chuột rút cũng giảm đi nhiều, tuần chỉ có 1 – 2 lần thôi. Sau hơn 1 năm dùng BoniVein +, chị không thấy tê buốt ở đầu gối và mắt cá, các tĩnh mạch ở chân cũng mờ dần đi. Bây giờ, chị vẫn duy trì 2 viên/ngày để các triệu chứng khó chịu không bị tái phát.”
Chị Vũ Thị Sớm chia sẻ về quá trình sử dụng sản phẩm BoniVein +
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho quý độc giả về những ảnh hưởng của suy giãn tĩnh mạch chân. BoniVein + chính là giải pháp toàn diện giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu, đồng thời ngăn chặn các biến chứng của bệnh hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhé!
XEM THÊM:
- Hướng dẫn cách ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch an toàn và hiệu quả
- Vì sao bệnh suy giãn tĩnh mạch gây cảm giác kiến bò trong chân?