Cuộc sống càng hiện đại, con người càng có lối sống ít vận động, chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến bệnh suy giãn tĩnh mạch chân trở nên phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Bệnh không chỉ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như lở loét khó lành, huyết khối, thuyên tắc động mạch phổi,... Vậy các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân phổ biến là gì? Chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch chân là bao nhiêu? Mời các bạn cùng tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé.
Những thông tin cơ bản về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng tĩnh mạch chi dưới bao gồm cả hệ thống tĩnh mạch sâu, nằm trong các khối cơ và hệ thống tĩnh mạch nông nằm ngay dưới da bị giãn, hệ thống van tĩnh mạch bị giảm chức năng. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng rối loạn về huyết động học làm cho máu ứ trệ trong lòng tĩnh mạch và trở về tim khó khăn.
Suy giãn tĩnh mạch chân gây ứ đọng máu trong lòng mạch
Ngoài các triệu chứng khó chịu của bệnh như đau nhức, nặng mỏi, tê bì chân, chuột rút,..., máu ứ đọng nhiều trong tĩnh mạch còn gây ra hiện tượng phù chân, hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Nếu điều trị không tốt, các cục máu đông có thể trôi theo dòng máu về tim gây thuyên tắc động mạch phổi. Đồng thời, tăng áp lực trong lòng các tĩnh mạch ở chân bị giãn nặng có thể gây vỡ tĩnh mạch và xuất huyết rất nguy hiểm.
Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch chân được chia làm 4 nhóm: Bẩm sinh, tiên phát, thứ phát và không tìm được nguyên nhân.
- Nguyên nhân bẩm sinh: Do bất thường của thành tĩnh mạch, có liên quan tới yếu tố gen.
- Nguyên nhân tiên phát: Trong nhóm này, ban đầu các tĩnh mạch bị giãn và sau đó các van tĩnh mạch mất dần chức năng.
- Nguyên nhân thứ phát, thường do viêm tĩnh mạch: Ở nhóm này các van tĩnh mạch bị mất chức năng trước, sau đó các tĩnh mạch mới bị giãn ra. Bệnh xảy ra sau khi người bệnh bị: Bệnh lý hậu huyết khối, dị sản tĩnh mạch (thiếu hụt hoặc thiểu sản van tĩnh mạch bẩm sinh), bị chèn ép về huyết động như có thai, chơi thể thao, thói quen sinh hoạt hoặc công việc phải đứng lâu ngồi nhiều ở một tư thế, khối u,...
- Một số trường hợp suy giãn tĩnh mạch không tìm thấy nguyên nhân.
Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân phổ biến
Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân phổ biến bao gồm:
Dùng thuốc tây y
Các loại thuốc tây y thường được sử dụng để điều trị suy giãn tĩnh mạch chân là: Daflon, Savi Dimin, Rutin C,... Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm tính căng giãn của tĩnh mạch và giảm ứ trệ ở tĩnh mạch, đồng thời làm bình thường hóa tính thấm và tăng cường sức bền của mao mạch, từ đó giúp giảm các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Tuy nhiên, thuốc tây y gây ra nhiều tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, một số trường hợp gây dị ứng,... Đồng thời, suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh mãn tính cần dùng thuốc lâu dài gây hại gan, thận. Ngoài ra, thực tế cho thấy rất nhiều người bệnh khi sử dụng các thuốc này không thấy cải thiện hoặc cải thiện rất chậm, dễ bị tái phát.
Thuốc tây y điều trị suy giãn tĩnh mạch chân gây nhiều tác dụng phụ
Chích xơ
Một chất gây xơ hóa được tiêm vào lòng tĩnh mạch bị giãn, làm cho lớp trong của tĩnh mạch bị viêm và sau đó dính lại với nhau. Do đó, dòng máu chảy ngược trong các tĩnh mạch đó sẽ bị loại bỏ.
Khi áp dụng cách này, người bệnh có thể sẽ bị dị ứng với thuốc gây xơ, hoại tử da, nguy hiểm hơn khi tiêm nhầm vào động mạch chân (có thể phải cắt cụt chi).
Phương pháp laser nội tĩnh mạch
Phương pháp laser nội tĩnh mạch
Trong phương pháp này, người ta sẽ luồn một dây dẫn laser từ gối đến bẹn, sau đó giải phóng năng lượng laser để gây co hoặc xơ hóa đoạn tĩnh mạch cần điều trị. Nhờ đó, các tĩnh mạch suy giãn bị loại bỏ, giúp giảm triệu chứng tạm thời. Tuy nhiên, phương pháp này chưa tác động được vào nguyên nhân gây bệnh nên nhiều khả năng bệnh sẽ tái phát trên các tĩnh mạch lành khác.
Phẫu thuật
- Phẫu thuật Stripping:
Một thiết bị được gọi là dụng cụ tuốt bỏ tĩnh mạch sẽ được luồn vào qua vết rạch ở đùi và tạo đường hầm đến vết rạch trên tĩnh mạch này ở vùng cẳng chân. Tĩnh mạch sau đó sẽ được kéo rút ra và các vết rạch được may lại bằng chỉ.
Phương pháp phẫu thuật Stripping
- Phẫu thuật Muller:
Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch những vết mổ nhỏ khoảng 3mm ngay các tĩnh mạch nông bị giãn, qua đó dùng móc hoặc kẹp chuyên dụng rút bỏ các tĩnh mạch này.
Ưu điểm của các phương pháp phẫu thuật này là nhanh chóng loại bỏ những tĩnh mạch bị giãn, làm giảm nhanh triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, bệnh dễ tái phát và quan trọng hơn, tất cả các phương pháp phẫu thuật đều là thử nghiệm hoặc có tỷ lệ thành công thấp và tỷ lệ biến chứng cao.
Chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Thật khó để đưa ra một con số chính xác về chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bởi chi phí còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và một số yếu tố sau đây:
- Chi phí thăm khám ban đầu: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bệnh mắc kèm… mà bác sĩ sẽ có chỉ định làm xét nghiệm, tiến hành chẩn đoán hình ảnh (siêu âm Doppler…) phù hợp. Từ đó nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
- Sự tiến triển của bệnh: Mỗi trường hợp người bệnh sẽ có mức độ giãn tĩnh mạch chân khác nhau nên quy trình điều trị cũng khác nhau, do đó mà chi phí cũng sẽ hoàn toàn khác nhau.
- Phương pháp điều trị được sử dụng: Phương pháp càng hiện đại thì chi phí thực hiện sẽ càng cao.
- Phí dịch vụ yêu cầu.
- Phí chăm sóc sức khỏe.
- Chi phí sau điều trị.
Chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch chân phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Một số thủ thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch chân đã được nằm trong danh mục bảo hiểm của bộ y tế, tuy nhiên chi phí điều trị vẫn rất cao. Ví dụ chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng phương pháp laser nội tĩnh mạch ước tính khoảng hơn 1.000 USD (khoảng 25 - 30 triệu VNĐ), được Bảo hiểm y tế chi trả một phần cho những bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên.
Như vậy, các biện pháp trên đều tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ tái phát cao, nhiều phương pháp có chi phí lớn. Vì thế sử dụng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên để cải thiện suy giãn tĩnh mạch chân đang trở thành xu hướng mới được các chuyên gia khuyên dùng vì tính an toàn và tác dụng vượt trội, ngăn ngừa bệnh tái phát và phòng ngừa biến chứng hiệu quả. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm BoniVein + của Mỹ.
BoniVein + - Giải pháp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả suy giãn tĩnh mạch chân từ thảo dược thiên nhiên
BoniVein + là sản phẩm của tập đoàn Viva Nutraceuticals, được các chuyên gia đánh giá rất cao bởi công thức toàn diện và công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất thế giới.
Cơ chế tác dụng của BoniVein +
Với thành phần chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên (hạt dẻ ngựa, hoa hòe, hạt nho, lý chua đen, bạch quả, vỏ thông, hesperidin và diosmin - chiết xuất từ vỏ quả họ cam chanh, butcher's broom), BoniVein + sẽ giúp:
- Tăng sức bền thành mạch, tăng độ đàn hồi và co nhỏ các tĩnh mạch bị giãn, làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh như: Đau nhức, nặng mỏi, tê bì, sưng phù chân, chuột rút…
- Tăng cường tuần hoàn, lưu thông khí huyết và làm giảm tối đa nguy cơ biến chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Hơn thế nữa, điểm đặc biệt chỉ có ở sản phẩm BoniVein + chính là công nghệ bào chế đột phá của Mỹ. Đó là công nghệ Microfluidizer. Với công nghệ siêu Nano tiên tiến này, các thảo dược thô xơ sẽ được chiết xuất và bào chế dưới dạng các hạt phân tử kích thước siêu nhỏ (<70nm), giúp tối đa hóa khả năng hấp thu các dưỡng chất quý vào cơ thể và tăng cường hiệu quả tác dụng lên gấp hàng chục lần so với những phương pháp bào chế thông thường.
Hiện nay, BoniVein + được phân phối độc quyền bởi công ty Botania - 1 trong 5 công ty phân phối thực phẩm bảo vệ sức khỏe lớn nhất tại Việt Nam. Công ty có trụ sở chính tại 169 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
Botania là công ty phân phối thực phẩm bảo vệ sức khỏe hàng đầu Việt Nam
Trải qua 12 năm hình thành và phát triển, Công ty Botania luôn nhận được sự ủng hộ và tin tưởng từ người bệnh trên khắp cả nước, bởi các sản phẩm của Công ty có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng sản phẩm tốt, hiệu quả cao và không gây tác dụng phụ. Đặc biệt, năm 2018, Công ty Botania vinh dự được nhận giải thưởng TOP 10 - Thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng do Trung tâm Chống hàng giả, Hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu TP Hà Nội cùng các cơ quan chức năng khác trao tặng.
BoniVein + giá bao nhiêu?
BoniVein + có dạng đóng gói viên nang, 1 lọ 30 viên, dạng uống được bán với giá niêm yết là 250.000 VNĐ/1 lọ. Với mức giá như thế này, chắc chắn BoniVein + sẽ không khiến bạn phải lo lắng, băn khoăn về chi phí như khi sử dụng các thủ thuật và phương pháp phẫu thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch chân.
Cảm nhận của người bệnh về hiệu quả của BoniVein +
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường Việt Nam, BoniVein + đã giúp hàng vạn người đẩy lui bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, lấy lại cuộc sống vui khỏe.
Chú Hồ Văn Hiệp, 52 tuổi, số 3/2A ấp Mỹ Hòa 4, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, Tp Hồ Chí Minh, điện thoại 0945.805.815.
Chú Hồ Văn Hiệp, 52 tuổi
Chú Hiệp trầm tư kể lại: “Chú bị suy giãn tĩnh mạch từ năm 2015, cứ 2-3 ngày chú bị sưng phù chân một lần, nhưng qua một đêm là hết. Đến cuối năm 2019, hai bắp chuối chân chú sưng to, căng bóng, cứng đơ. Đồng thời, chân chú xuất hiện các vết bầm tím không rõ nguyên nhân và đêm nào cũng bị chuột rút, đau đến phát khóc. Gót chân chú thì đau như giẫm phải đinh, không thể đi lại bình thường được. Chú đi khám ở bệnh viện Hoc Môn và uống thuốc bệnh viện kê 3 tháng mà không đỡ chút nào. Sau đó, chú lên bệnh viện Thống Nhất khám lại thì bác sĩ bảo trường hợp của chú phải mổ, mỗi chân chi phí hết 10 triệu, khi nào tái phát lại mổ tiếp. Chú sợ lắm!”
“May thay chú biết tới tpcn BoniVein + nhờ một lần tình cờ lên mạng internet tìm hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch. Chú ra nhà thuốc mua BoniVein + về uống ngay liều 6 viên mỗi ngày chia hai lần. Chú dùng tới hộp thứ 3, thứ 4 là chân chú đỡ hẳn, hết đau, sáng ngủ dậy chỉ cảm giác hơi thốn thốn chút thôi nhưng vẫn đi lại bình thường được. Hai bắp chuối thì đã bớt sưng, mềm ra. Dùng tiếp 6 lọ BoniVein + nữa thì chân chú xẹp lại bình thường, hết đau, hết cả chuột rút. Chú cảm ơn BoniVein + nhiều lắm!”
Cô Nguyễn Thị Thảo, 61 tuổi, tiểu khu Vườn Đào, thị trấn nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, điện thoại 0912.291.960.
Cô Nguyễn Thị Thảo, 61 tuổi
Cô Thảo kể: “Cách đây 3 năm, cô bị suy giãn tĩnh mạch chân, hai chân thường xuyên bị sưng phù, đặc biệt là chân phải. Đứng lâu máu tụ ở chân sưng bầm, phù nề cả bàn chân và ngón chân, không đi nổi. Da chân thì cứ căng như quả bóng bị bơm hơi, nặng như chì, ngồi thì mệt mỏi tê nhức, đi lại thì khó khăn. Không những thế, tĩnh mạch xanh nổi lên rất to, nhất là ở sau đầu gối, ấn vào đó thì đau lắm, gập chân ra vào cũng khó khăn. Cô đi khám thì bác sĩ khuyên cô nên tiêm laser với chi phí khoảng 30 triệu. Vì chi phí cao quá nên cô xin bác sĩ kê đơn thuốc uống nhưng uống thuốc suốt 1 năm trời mà bệnh không đỡ chút nào.”
“May sao, tình cờ thế nào mà cô đọc được thông tin về sản phẩm BoniVein + trên báo sức khỏe nên nhờ ông xã đi mua cho. Cô dùng đúng theo hướng dẫn 4 viên mỗi ngày chia 2 lần, không ngờ hiệu quả trên cả sự mong đợi của cô. Sau 1 tuần thì bệnh chưa đỡ nhưng 1 tháng thì khác hẳn ngay, chân cô đã bớt sưng, bớt đau, nhẹ nhõm hơn. Cô quyết tâm dùng đủ liệu trình 3 tháng thì các triệu chứng đã hết hẳn, cô đi lại nhẹ bẫng như không, sờ mạch máu không thấy đau nữa, các tĩnh mạch giãn to đã co nhỏ lại, không còn xanh lè xanh lẹt nữa mà chìm xuống dưới da rồi. Thật tuyệt vời!”
Qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã có thêm thông tin về chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch chân, đồng thời nắm được giải pháp BoniVein + giúp phòng ngừa và cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này hoặc sản phẩm BoniVein +, mời bạn gọi vào số hotline miễn cước 1800 1044 để được hỗ trợ nhé. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Bệnh suy giãn tĩnh mạch nên tập luyện sinh hoạt những gì?
- Đại lý bán BoniVein + nào rẻ và chính hãng?