Người bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên chạy bộ không?

Cập nhập: Thứ hai, 18/10/2021

Mục lục [Ẩn]

 

   Suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở vùng chân gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động đi lại của người bệnh. Tập luyện là phương pháp hỗ trợ cải thiện tốt nhưng phải tập đúng cách và đều đặn thường xuyên thì mới hiệu quả. Vậy người bị suy giãn tĩnh mạch chân có chạy bộ được không và nên tập luyện như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!

 

Suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chân

 

Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

   Suy giãn tĩnh mạch chân là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân, dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại và gây ra những biến đổi về huyết động cùng sự biến dạng tổ chức mô xung quanh.

   Suy giãn tĩnh mạch chân có thể gây nên các triệu chứng nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê bì, kiến bò, chuột rút về ban đêm... có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu...

   Suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp ở nữ nhiều hơn ở nam. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 30, tùy thuộc vào công việc hay nghề nghiệp, những công việc đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn.

   Mặc dù là bệnh phổ biến nhưng nhiều người không biết mình bị bệnh vì triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với chứng viêm khớp, đau khớp chân…

 

Bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên chạy bộ không ?

 

Người bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên chạy bộ không?

   Theo các chuyên gia tim mạch, hoạt động chạy bộ với tần suất cao sẽ không tốt cho tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân, dễ khiến cho bệnh tiến triển nặng hơn.

   Nguyên nhân là bởi vì chạy bộ sẽ khiến cho áp suất máu trong lòng tĩnh mạch tăng cao. Áp lực lớn từ máu sẽ khiến cho thành mạch bị quá tải và dẫn đến tĩnh mạch càng bị suy giãn nhiều hơn.

  Tuy nhiên, nếu đi bộ nhẹ nhàng thì lại là một cách tập luyện rất tốt với người bị suy giãn tĩnh mạch chân. Bởi vì:

- Trong khi đi bộ, gót được nhấc lên cao, máu từ đám rối tĩnh mạch phía gót chân và lòng bàn chân sẽ được đẩy lên các tĩnh mạch sâu của cẳng chân.

- Sau đó, động tác co cơ cẳng chân sẽ đẩy dòng máu về tĩnh mạch của vùng đùi.

- Cứ như thế, dòng máu sẽ chảy về tĩnh mạch chủ nhiều hơn, rồi về tim một cách dễ dàng.

   Lời khuyên của các chuyên gia dành cho người bệnh giãn tĩnh mạch chân là: Nên đi bộ ít, không đi quá xa, bước đi nhẹ nhàng, không nên bước mạnh với vận tốc nhanh, tránh đi liên tục mà nên vừa đi vừa nghỉ. Đồng thời người bệnh có thể đeo vớ hỗ trợ trong quá trình tập luyện.

   Và không chỉ có đi bộ, những động tác thể dục hay môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức cũng rất tốt: vừa giúp tăng cường chức năng tuần hoàn, lưu thông khí huyết, giúp cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch vừa giúp nâng cao sức khỏe, sức đề kháng để chống chọi lại với bệnh tật.

 

Người bệnh giãn tĩnh mạch chân nên có thói quen sinh hoạt điều độ

 

Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân nên đi bộ như thế nào?

   Các chuyên gia đều khuyến cáo người bệnh nên đi bộ nhiều hơn 10 phút mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

   Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể trạng của cơ thể cũng như mức độ nặng, nhẹ của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân mà người bệnh cần điều chỉnh các cách đi bộ phù hợp:

 - Nếu mới bắt đầu tập luyện đi bộ thì người bệnh nên bắt đầu từ từ, sau đó tăng dần thời lượng và quãng đường đi lên.

- Người bệnh nên đi bộ nhẹ nhàng với nhịp độ vừa phải, không nên bước mạnh với vận tốc nhanh.

- Dù đi bộ rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân không nên đi bộ quá 30 phút mỗi ngày.

 

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cần đi bộ đúng cách

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cần đi bộ đúng cách

 

Hướng dẫn phòng ngừa và chăm sóc người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

   Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể, có tác dụng phòng và chống lại bệnh tật nói chung cũng như bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nói riêng. Người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần phải uống nhiều nước hằng ngày (khoảng 2-2,5 lít nước), đồng thời bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường sức bền thành mạch, bổ sung nhiều vitamin và dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Các loại rau củ quả và trái cây.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, quýt, bưởi,...
  • Thực phẩm giàu vitamin E: Hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ, bơ, cải xanh,... 
  • Thực phẩm giàu Flavonoid: Bông cải xanh, việt quất, trà xanh, các loại hạt, ớt chuông, socola…

 

Chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng trong phòng và chống lại bệnh tật

Chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng trong phòng và chống lại bệnh tật

 

Tuân thủ chế độ sinh hoạt phù hợp

  • Quần áo: Không nên mặc quần áo chật, đặc biệt là quần chật bó sát ở vùng chậu hông, chân.
  • Giày dép: Nên mang giày dép có đế mềm và gót thấp, không nên mang giày cao gót, bước đi tự nhiên sao cho trọng lượng dồn đều lên cả hai bàn chân.
  • Khi nằm: Nên kê chân lên cao hơn mức của tim 15-20cm tạo thuận lợi cho máu về tim qua đường tĩnh mạch.
  • Khi ngồi: Hai bàn chân chạm xuống sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng vuông góc. Đồng thời giữ lưng thẳng, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân, mặt dưới đùi vừa chạm mặt ghế để giảm tối đa lực ép lên mặt dưới đùi, không cản trở lưu thông máu tĩnh mạch chạy dọc mặt sau đùi. Tránh những tư thế ngồi gây cản trở máu tĩnh mạch chân lưu thông như ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân…
  • Tránh mang vác, khiêng xách nặng: Vì sẽ làm cho máu dồn xuống chân nhiều hơn và làm cho tĩnh mạch càng bị quá tải.
  • Thể dục thể thao: Nên tập thể dục thường xuyên, có thể tập và chơi những môn thể thao có động tác nhịp nhàng và nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe, khiêu vũ… Không nên chơi những môn thể thao có cử động mạnh và chuyển hướng đột ngột gây chấn động lên hệ tĩnh mạch chân như cử tạ, nhảy cao, nhảy xa, chạy tốc độ, tennis, bóng đá…

 

Bên cạnh đi bộ, đạp xe cũng giúp cải thiện suy giãn tĩnh mạch rất tốt

Bên cạnh đi bộ, đạp xe cũng giúp cải thiện suy giãn tĩnh mạch rất tốt

 

  • Không nên xoa dầu nóng vào chân, không ngâm chân trong nước nóng vì nóng càng khiến cho tĩnh mạch giãn nở, làm giảm khả năng vận chuyển máu trở về tim.
  • Không tắm nước quá nóng, sau khi tắm xong nên xối lại chân bằng nước lạnh, nước lạnh sẽ làm co tĩnh mạch giúp cho sự chuyển máu về tim dễ dàng hơn.

Sử dụng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên

   Để cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch một cách tối ưu, bên cạnh các phương pháp kể trên, xu hướng hiện nay là sử dụng các sản phẩm dạng viên uống có nguồn gốc từ thiên nhiên, bởi tính an toàn, tiện lợi và hiệu quả vượt trội của chúng.

   Hiện nay, BoniVein của Mỹ là sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thảo dược thiên nhiên, đang được rất nhiều người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tin tưởng sử dụng.

 

BoniVein có nguồn gốc 100% từ thảo dược thiên nhiên

 

BoniVein - Giải pháp giúp kiểm soát bệnh suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả

   BoniVein là sản phẩm có công thức ưu việt kết hợp hoàn hảo các loại thảo dược thiên nhiên và được sản xuất bằng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới tại Mỹ, giúp người dùng khắc phục mọi vấn đề do suy giãn tĩnh mạch chân gây ra.

 

BoniVein + có nguồn gốc 100% từ thảo dược thiên nhiên

Công thức toàn diện của BoniVein +

 

Công thức toàn diện của BoniVein gồm có sự kết hợp giữa 3 nhóm thảo dược sau:

  • Cao dẻ ngựa, rutin chiết xuất từ hoa hòe, diosmin và hesperidin chiết xuất từ vỏ họ cam chanh: Đây là các thảo dược tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, giúp làm tăng sức bền thành mạch và cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch, từ đó giúp cải thiện bệnh hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông: Các thảo dược này có tác dụng giúp chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch khỏi sự tấn công của các gốc tự do có hại.
  • Cao bạch quả, butcher broom có tác dụng giúp hoạt huyết, ngăn ngừa huyết khối, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Nhờ những thành phần trên, BoniVein giúp:

  • Giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do suy giãn tĩnh mạch gây ra như nặng mỏi, sưng đau, phù, chuột rút khi ngủ,...
  • Giúp co nhỏ và làm mờ những tĩnh mạch xanh tím nổi lên trên da.
  • Giúp phòng ngừa hiệu quả biến chứng suy giãn tĩnh mạch là huyết khối, viêm da, loét không liền sẹo, thuyên tắc phổi...

   Chất lượng của sản phẩm BoniVein được nâng lên tầm cao mới nhờ áp dụng công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất thế giới: Đó là công nghệ Microfluidizer. So với các phương pháp thông thường, sử dụng 100% công nghệ microfluidizer trong sản xuất giúp tạo ra những sản phẩm có sinh khả dụng cao, khả năng hấp thu lên tới 100% và tác dụng tốt hơn nhờ kích thước phân tử siêu nhỏ, dưới 70 nanomet.

 

BoniVein có tốt không?

   Sau nhiều năm có mặt tại Việt Nam, BoniVein + đã trở thành cứu tinh cho hàng vạn người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Dưới đây là chia sẻ của một số bệnh nhân đã sử dụng sản phẩm:

   Cô Phạm Thị Sơn (67 tuổi), ở số 2/3 Quang Đàm, Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải Phòng, số điện thoại: 0904.169.152 

 

Cô Phạm Thị Sơn (67 tuổi)

Cô Phạm Thị Sơn (67 tuổi)

 

   “Cô là giáo viên phải đứng nhiều nên bị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân từ lúc nào cũng không hay. Đến khi cô về hưu cách đây 10 năm thì bệnh bắt đầu hoành hành. Cô thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm, chân đau nhức, nặng mỏi, sưng phù nên đi lại rất khó khăn. Càng ngày những tĩnh mạch xanh tím nổi lên càng nhiều, nhất là ở hai bàn chân. Cô đi khám thì được bác sĩ kê đơn thuốc Daflon, dùng liên tục 5 năm liền mà bệnh tình chẳng thuyên giảm là bao.”

   “Đến đầu năm 2017, cô tình cờ biết đến sản phẩm BoniVein + qua một bài báo Sức khỏe nên mua về dùng thử với liều 4 viên/ngày. Sau 2 tuần, chân của cô đã xẹp xuống, không bị sưng nữa. Mừng nhất là sau 2 tháng dùng BoniVein +, các tĩnh mạch xanh tím nổi lên trước đây đã lặn được khoảng 70% rồi, các triệu chứng đau nhức, nặng chân, chuột rút hầu như không còn nữa, cô đi lại nhẹ bẫng như không. Cô cảm ơn BoniVein nhiều lắm!”

   Cô Phạm Thị Hằng (65 tuổi), ở thôn Giáp Ngọ, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội, điện thoại: 0356605810

 

Chia sẻ của cô Hằng về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân của mình

 

   “Cô bị suy giãn tĩnh mạch chân từ năm 2014. Chân cô thường xuyên sưng phù, càng ngày càng nặng, bước đi mà nghe rõ tiếng bịch, bịch. Mà chân nó đau, nhức như có con gì cắn ở trong xương, rồi tê bì khủng khiếp. Đã thế, mỗi đêm cô còn bị chuột rút hành hạ đến 3 lần, co quắp hết cả chân, ngủ không nổi. Cô đi khám ở khắp nơi, dùng nhiều loại thuốc, kết hợp đi bộ mỗi ngày và nhiều bài tập khác nhưng bệnh tình chẳng thuyên giảm là bao.”

    “Tình cờ, cô được bà bạn giới thiệu cho sản phẩm BoniVein của Mỹ nên mua về dùng thử với liều 6 viên mỗi ngày. Cô uống được 3 lọ này chân đã đỡ hẳn tê bì, đi lại không thấy “bình bịch” nữa. Tới khi dùng BoniVein được 3 tháng thì chân cô không còn tê bì, đau nhức, xẹp xuống như bình thường rồi. Cô đã ngủ ngon giấc cả đêm, không còn bị chuột rút hành hạ khổ sở. BoniVein hiệu quả thật đó!”

 

  Hy vọng qua bài viết “Bị suy giãn tĩnh mạch chân có chạy bộ được không?” này, độc giả sẽ có thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn phí cước 18001044 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

 

XEM THÊM:

 

 

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Vì sao bệnh suy giãn tĩnh mạch gây cảm giác kiến bò trong chân?

Vì sao bệnh suy giãn tĩnh mạch gây cảm giác kiến bò trong chân?

Vì sao bệnh suy giãn tĩnh mạch gây cảm giác kiến bò trong chân? Phải làm gì để đôi chân thoải mái trở lại? Những câu hỏi đó sẽ được giải đáp chi tiết ở bài viết ngay dưới đây, mời các bạn cùng theo dõi!

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi