Đừng chủ quan: Chuột rút khi ngủ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Cập nhập: Thứ tư, 07/12/2022

 

   Thật tồi tệ khi chúng ta đang say giấc nồng thì những cơn co cứng, đau đớn vì chuột rút ập đến. Chuột rút khi ngủ có thể đơn thuần là do để chân lạnh, vận động quá mạnh, cơ thể thiếu nước, căng thẳng, stress… nhưng nếu tình trạng này tái diễn liên tục đêm này qua đêm khác thì bạn cần cẩn thận. Bởi đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Qua bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể về những căn bệnh gây hiện tượng chuột rút khi ngủ cũng như giải pháp khắc phục kịp thời, đừng bỏ lỡ nhé!

 

Chuột rút khi ngủ là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nào?

Chuột rút khi ngủ là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nào?

 

Chuột rút khi ngủ- Dấu hiệu cảnh báo bệnh suy giãn tĩnh mạch

   Khi gặp hiện tượng chuột rút khi ngủ, bệnh lý đầu tiên bạn cần nghĩ đến chính là suy giãn tĩnh mạch- một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân đang ngày càng tăng cao, có 35% bệnh nhân là người đang làm việc, chủ yếu là dân văn phòng và có tới 50% là người đã nghỉ hưu, trong đó tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nam giới. 

   Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý của hệ thống tĩnh mạch chi dưới, xảy ra khi các tĩnh mạch tại đây bị suy giãn, các van tĩnh mạch bị hư hại, khiến máu từ chân về tim bị cản trở, gây ứ trệ tuần hoàn ở chi dưới và dẫn đến hiện tượng chuột rút khi ngủ. Ngoài ra, người bệnh còn gặp thêm tình trạng đau nhức, nặng mỏi chân, tê bì, cảm giác như kiến bò, tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo…

   Thời gian đầu, căn bệnh này sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của người bệnh, khiến họ gặp không ít khó khăn trong việc đi lại, làm việc. Nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời, người bệnh còn phải đối mặt với biến chứng vô cùng nguy hiểm là huyết khối tĩnh mạch. Nó có thể gây tắc mạch tại chỗ hoặc di chuyển đến phổi gây thuyên tắc phổi, đến tim gây nhồi máu cơ tim…

 

   Suy giãn tĩnh mạch là nguyên nhân hàng đầu gây chuột rút khi ngủ

Suy giãn tĩnh mạch là nguyên nhân hàng đầu gây chuột rút khi ngủ

 

   Khi gặp bệnh suy giãn tĩnh mạch, các bạn cần:

- Hạn chế đứng lâu, ngồi nhiều, không mang vác vật nặng.

- Hạn chế mang giày cao gót hay mặc quần bó sát.

- Không ngâm chân nước nóng, xoa cao dầu nóng.

- Khi ngủ thì kê một chiếc gối mềm dưới chân.

- Sử dụng sản phẩm BoniVein + của Mỹ.

 

Chuột rút khi ngủ- Dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường

   Khi thường xuyên bị chuột rút khi ngủ thì bạn cũng có thể nghĩ tới đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Ban đầu, hiện tượng chuột rút ở người bệnh tiểu đường thường liên quan đến biến chứng trên thần kinh. Theo thời gian, chuột rút có thể là hậu quả của sự mất cân bằng điện giải, hạ đường huyết, bệnh mạch máu ngoại biên,…

   Ngoài chuột rút, người bệnh tiểu đường có thể gặp phải một số triệu chứng khác như: Mệt mỏi, mau đói, hay khát, sụt cân nhanh chóng, tê bì chân tay, mờ mắt…

    Đây là bệnh lý nguy hiểm, tiến triển âm thầm và có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh… Do đó, nếu gặp tình trạng chuột rút kèm theo các triệu chứng trên thì các bạn cần đến bệnh viện kiểm tra để được chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị kịp thời.

 

Bệnh tiểu đường có thể gây ra hiện tượng chuột rút khi ngủ

Bệnh tiểu đường có thể gây ra hiện tượng chuột rút khi ngủ

 

   Với bệnh tiểu đường thì người bệnh cần:

- Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Giảm tinh bột, đường, thực phẩm cay nóng, không uống rượu bia, tăng cường bổ sung rau xanh và hoa quả ít ngọt…

- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…

- Sử dụng sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ.

 

BoniDiabet +- Giải pháp toàn diện cho bệnh tiểu đường

BoniDiabet +- Giải pháp toàn diện cho bệnh tiểu đường

 

Chuột rút khi ngủ- Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu chất

   Khi gặp hiện tượng chuột rút khi ngủ với triệu chứng các cơ bị căng cứng, co mạnh, thắt chặt lại, gây đau đớn, thậm chí là rất đau và không có khả năng cử động cơ trong chốc lát thì đây có thể là do cơ thể bạn thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng sau đây:

- Canxi: Canxi đóng một vai trò quan trọng trong sự co cơ, bao gồm cả cơ tim và mạch máu của bạn. Khoáng chất này cũng đóng vai trò trong việc tạo xung thần kinh. Nếu bạn bị thiếu canxi, bạn có thể bị chuột rút hoặc suy yếu cơ bắp.

- Magie: Magie là một khoáng chất ổn định adenosine triphosphate, là nguồn cung cấp năng lượng cho sự co cơ. Do đó, nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng chuột rút khi ngủ thì có thể là vì cơ thể bạn thiếu hụt Magie.

- Kali: Kali rất quan trọng đối với hệ thống thần kinh và chức năng cơ bắp. Đây là lý do tại sao cơ bắp của bạn có thể bị chuột rút nếu bạn thiếu kali.

 

Cơ thể thiếu hụt canxi gây ra hiện tượng chuột rút khi ngủ

Cơ thể thiếu hụt canxi gây ra hiện tượng chuột rút khi ngủ

 

   Nếu gặp hiện tượng chuột rút khi ngủ do thiếu hụt các chất dinh dưỡng này thì bạn có thể bổ sung chúng bằng cách tăng cường ăn các thực phẩm chứa nhiều khoáng chất đó. Ví dụ như:

- Thực phẩm giàu canxi: Các loại rau xanh đậm, hạnh nhân, quả sung, sữa chua, phô mai…

- Thực phẩm giàu magie: Đậu và các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, chuối và rau xanh đậm…

- Thực phẩm giàu kali: Chuối, dưa, trái cây họ cam, bơ, khoai tây, khoai lang, bí…

   Trong trường hợp nếu bổ sung các thực phẩm trên mà vẫn không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết, hiện tượng chuột rút khi ngủ vẫn tái diễn thì bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ sử dụng các loại viên uống bổ sung.

 

Nếu chuột rút khi ngủ do thiếu hụt canxi thì bạn cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi

Nếu chuột rút khi ngủ do thiếu hụt canxi thì bạn cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi

 

Chuột rút khi ngủ- Dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về thần kinh

   Hiện tượng chuột rút khi ngủ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về thần kinh như đau thần kinh tọa, viêm đa dây thần kinh…  Trong đó:

- Đau thần kinh tọa là cơn đau toả ra dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, nhánh từ lưng dưới qua hông, mông và xuống dưới từng chân. Ngoài chuột rút, người bệnh có thể bị tê, đau từ thắt lưng xuống mông, đùi và cả bắp chân, cảm giác như kiến bò…

- Viêm đa dây thần kinh là hậu quả của những tổn thương dây thần kinh bên ngoài não và tủy sống (dây thần kinh ngoại biên). Căn bệnh này khiến người bệnh cảm thấy ngứa, đau nhức lòng bàn chân, tê bì chân và co giật cơ bắp…

   Trong trường hợp bạn bị chuột rút khi ngủ do các bệnh lý về thần kinh thì bạn cần uống thuốc hoặc thực hiện biện pháp phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

 

Chuột rút khi ngủ có thể là dấu hiệu của viêm đa dây thần kinh

Chuột rút khi ngủ có thể là dấu hiệu của viêm đa dây thần kinh

 

   Trên đây là 4 bệnh lý gây ra tình trạng chuột rút khi ngủ thường gặp mà các bạn cần lưu ý, đặc biệt phổ biến là bệnh suy giãn tĩnh mạch. Khi mắc phải căn bệnh này, các bạn cần thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh như chúng tôi đã liệt kê ở trên và đừng quên sử dụng sản phẩm BoniVein +- Đây là sản phẩm ưu việt nhất dành cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch. Trong nội dung phần tiếp theo của bài viết, chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về thành phần cũng như công dụng của BoniVein + nhé.

 

BoniVein +- Giải pháp đột phá cho người bị chuột rút khi ngủ do bệnh suy giãn tĩnh mạch

  BoniVein + là sự kết hợp hài hòa của nhiều thảo dược quý từ thiên nhiên, tạo nên công thức ưu việt, tác động đến mọi khía cạnh của bệnh suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt là tình trạng chuột rút khi ngủ. Cụ thể công thức toàn diện của BoniVein + là:

 - Nhóm thảo dược giúp tác động trực tiếp đến hệ thống tĩnh mạch gồm hạt dẻ ngựa, Diosmin và Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh), Rutin (chiết xuất từ hoa hòe: Giúp tăng sức bền và độ đàn hồi của thành mạch, giúp khắc phục nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch, làm giảm những triệu chứng của bệnh như chuột rút khi ngủ, đau nhức, nặng chân, sưng phù, tê bì chân, đồng thời giúp làm mờ các tĩnh mạch bị suy giãn.

- Nhóm thảo dược giúp chống oxy hóa mạnh có lý chua đen, hạt nho, vỏ thông: Giúp chống oxy hóa mạnh, từ đó giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ thành mạch.

- Nhóm thảo dược giúp hoạt huyết, tăng lưu thông máu như bạch quả, Butcher's broom: Giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu, từ đó giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối, phòng ngừa biến chứng của suy giãn tĩnh mạch.

 

 Công thức toàn diện của BoniVein +

 Công thức toàn diện của BoniVein +

 

   Nhờ công thức thành phần toàn diện trên, BoniVein + giúp:

- Khắc phục tận gốc nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch.

- Giảm nhanh các triệu chứng tê bì, đau nhức, nặng mỏi, chuột rút về đêm, co nhỏ các tĩnh mạch nổi gân xanh.

- Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

 

BoniVein + có tác dụng phụ hay không?

   Với công thức thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, BoniVein + rất an toàn, không gây bất kỳ tác dụng phụ nào nên bạn có thể yên tâm sử dụng.

   Hơn nữa, BoniVein + còn được sản xuất bằng công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất thế giới là Microfluidizer. Công nghệ này giúp loại bỏ các nguồn ô nhiễm, các tạp chất, giữ lại các hoạt chất có tác dụng sinh học. Đây là yếu tố quan trọng giúp sản phẩm mang đến hiệu quả cao nhất và độ an toàn tuyệt đối  cho người sử dụng.

 

Dùng BoniVein sau bao lâu có hiệu quả ?

   Người bệnh dùng BoniVein + với liều 4-6 viên/ngày chia làm 2 lần:

- Sau khoảng 2-3 tuần, các triệu chứng chuột rút khi ngủ, đau nhức, tê bì, nặng mỏi chân… sẽ được cải thiện.

- Khi dùng đủ liệu trình 3 tháng, các tĩnh mạch mạng nhện hay tĩnh mạch nổi gân xanh sẽ co nhỏ, bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng sẽ ổn định.

    Đến đây, hy vọng các bạn đã biết được chuột rút khi ngủ là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm nào. Nếu còn thắc mắc gì khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Bệnh trĩ ngoại và những thông tin quan trọng cần phải biết

Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về bệnh trĩ ngoại: khái niệm, biểu hiện triệu chứng, cách phòng ngừa và giải pháp, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Giải pháp giúp hết tê bì, đau nhức, chuột rút khi bị suy giãn tĩnh mạch

Chú Phan Văn Học 61 tuổi, địa chỉ tại 112/15, đường Trần Nguyên Hãn, phường 8, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Vũng tàu: Thoát khỏi kiếp đi tù vì suy giãn tĩnh mạch nhờ BoniVein

Cô Nguyễn Thị Sâm (59 tuổi, ở 1138 hàng 3, ấp Nghi Lộc, xã Bình Giã, huyện Châu Đức, Bà Rịa, Vũng Tàu, đt: 0904.604.215

Những ai dễ bị suy giãn tĩnh mạch? Giải pháp khắc phục là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý có liên quan chặt chẽ đến chế độ sinh hoạt, tính chất công việc của người bệnh. Vậy cụ thể, đối tượng nào dễ bị suy giãn tĩnh mạch?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi