Hỏi:
Chào chuyên gia, em là Thúy, 37 tuổi, hiện đang làm nhân viên văn phòng tại Hà Nội. Dạo gần đây em thấy chân hay mỏi, không đứng hoặc ngồi lâu được. Khi quan sát bên ngoài thì em thấy chân nổi gân xanh gân tím li ti trông như mạng nhện. Liệu tình trạng của em có phải bị bệnh suy giãn tĩnh mạch không thưa chuyên gia?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Theo như bạn mô tả thì khả năng cao bạn đang bị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Để chẩn đoán chính xác, bạn nên đến cơ sở y tế siêu âm mạch máu. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này!
Chân nổi gân xanh gân tím có phải suy giãn tĩnh mạch không?
Các đối tượng dễ mắc suy giãn tĩnh mạch là gì?
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mà thành tĩnh mạch bị suy yếu, giãn nở quá mức, không đảm bảo chức năng vận chuyển máu.
Bình thường, tĩnh mạch có nhiệm vụ đưa máu từ chân trở về tim theo 1 chiều dưới sự kiểm soát của hệ thống van trong lòng mạch. Khi có nguyên nhân nào đó làm tăng áp lực xuống hệ thống tĩnh mạch sẽ gây hư hại các van 1 chiều, khiến chúng không thể đóng kín. Từ đó, tĩnh mạch xuất hiện dòng máu chảy ngược, càng tăng thêm áp lực trong lòng mạch. Về lâu dài, áp lực đó sẽ kéo giãn thành mạch và hình thành bệnh.
Những người có đặc thù công việc thường xuyên phải đứng lâu, ngồi nhiều, mang vác đồ nặng như nhân viên văn phòng, giáo viên, nhân viên chạy bàn, công nhân bốc vác,... dễ bị suy giãn tĩnh mạch chân. Bởi lẽ khi duy trì một tư thế trong thời gian dài như vậy sẽ khiến cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực thành mạch, gây suy yếu và tổn thương thành mạch cũng như các van tĩnh mạch một chiều.
Ngoài ra, những người thường xuyên tạo áp lực lên tĩnh mạch như mang thai, đi giày cao gót, ngồi vắt chéo chân, mặc quần bó sát, chơi những môn thể thao vận động mạnh… cũng dễ bị suy giãn tĩnh mạch.
Người hay đi giày cao gót, ngồi vắt chéo chân dễ bị suy giãn tĩnh mạch
Bạn Thúy có chia sẻ rằng, công việc của bạn là nhân viên văn phòng. Theo đó, bạn có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch.
Các triệu chứng điển hình của bệnh suy giãn tĩnh mạch
Khi tĩnh mạch căng giãn ra sẽ gây hàng loạt các triệu chứng khó chịu được phân chia thành các cấp độ như sau:
- Cấp độ 0: Là suy giãn tĩnh mạch cấp độ nhẹ nhất. Ở giai đoạn này, các tĩnh mạch đã bắt đầu suy yếu nhưng không có biểu hiện rõ ràng. Người bệnh chỉ có thể phát hiện ra nếu đi thăm khám tại các cơ sở y tế.
- Cấp độ 1: Các tĩnh mạch bắt đầu giãn ra (kích thước nhỏ khoảng 1mm), có thể xuất hiện ở các vùng dưới mắt cá trong, vùng đùi, bắp chân,... Ở cấp độ này, nếu người bệnh để ý sẽ nhận thấy một số triệu chứng như ngứa chân, mỏi chân, đau chân. Các biểu hiện đó trở nên rầm rộ hơn, gây nhiều khó chịu khi họ đứng lâu, ngồi nhiều. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh thường không chú ý nên khó phát hiện triệu chứng tại cấp độ này.
- Cấp độ 2: Các tĩnh mạch đã giãn trên 3mm. Từ giai đoạn này trở đi, các triệu chứng của bệnh sẽ rõ ràng hơn gồm: Đau nhức, tê bì chân, nặng chân, tĩnh mạch xanh tím bị nổi rõ trên da.
Tĩnh mạch xanh tím nổi rõ trên da là dấu hiệu bệnh suy giãn tĩnh mạch cấp độ 2
- Cấp độ 3: Bên cạnh các triệu chứng ở cấp độ 2, bàn chân hoặc bắp chân của người bệnh còn thường bị sưng to, phù nề vào buổi chiều tối hoặc khi đứng nhiều. Khả năng di chuyển dần khó khăn hơn, bước chân nặng nề hơn.
- Cấp độ 4: Do máu ứ đọng nhiều ở ngoại vi nên da chân của bệnh nhân sẽ sậm màu hơn, kèm theo triệu chứng sưng phù, xơ bì và sừng hóa. Khi ấn ngón tay vào vùng suy giãn tĩnh mạch, vết lõm sẽ xuất hiện.
- Cấp độ 5: Các tĩnh mạch nổi chằng chịt trên da, triệu chứng khó chịu cũng tồi tệ hơn, đồng thời người bệnh bắt đầu có vết loét.
- Cấp độ 6: Vết loét to nhỏ xen kẽ lẫn nhau xuất hiện nhiều hơn. Chúng khá sâu và khó lành.
Như vậy, bạn Thúy có khả năng mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch ở cấp độ 1-2. Nếu không áp dụng biện pháp khắc phục kịp thời, bệnh tiến triển thành cấp độ nặng hơn sẽ vừa gây nhiều khó chịu, vừa khó kiểm soát. Đồng thời, bạn còn có nguy cơ phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm như huyết khối, thuyên tắc phổi, đột quỵ... Do vậy, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để có biện pháp khắc phục phù hợp.
Cách điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch
Khi đi khám, tùy mức độ bệnh suy giãn tĩnh mạch, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp như dùng thuốc tây, đeo vớ ép hoặc phẫu thuật, cụ thể:
- Thuốc tây: Daflon, Rutin C, Varicofix… Đặc điểm chung của các loại thuốc tây là nguy cơ cao gây tác dụng phụ. Vì vậy, bác sĩ thường chỉ kê 1 liệu trình ngắn. Sau khi kết thúc điều trị, người bệnh có thể thấy đỡ thời gian đầu nhưng về sau, các tĩnh mạch lại suy giãn ra khiến triệu chứng bệnh tái phát.
Các loại thuốc tây y điều trị suy giãn tĩnh mạch có nguy cơ gây tác dụng phụ
- Vớ ép y khoa: Vớ ép y khoa hay còn gọi là tất áp lực, có tác dụng co tĩnh mạch giãn bằng áp lực phù hợp. Qua đó khi đeo vớ, các triệu chứng của người bệnh sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, tác dụng của vớ ép là tức thời, nếu bỏ vớ ra, các tĩnh mạch sẽ trở về tình trạng suy giãn như ban đầu, làm các triệu chứng xuất hiện trở lại. Hơn nữa, đeo vớ ép khiến người bệnh cảm thấy bí bách, khó chịu, nhất là những ngày oi nóng.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ ngay tĩnh mạch giãn nhưng không giải quyết nguyên nhân gây bệnh là thành tĩnh mạch suy yếu. Vì vậy, chỉ một thời gian sau, nguy cơ cao các tĩnh mạch khác bị giãn ra và triệu chứng bệnh tái phát lại.
Như vậy, những cách điều trị theo tây y nêu trên đều có nhược điểm bất lợi, không phù hợp với bệnh lý dễ tái phát như suy giãn tĩnh mạch. Chính vì thế, y học hiện đại ngày nay hướng đến một giải pháp khác an toàn hơn.
Giải pháp an toàn giúp kiểm soát bệnh suy giãn tĩnh mạch
Để kiểm soát hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn cần một giải pháp giúp tăng cường sức bền và cải thiện độ đàn hồi thành mạch, khắc phục nguyên nhân gây bệnh.
Giải pháp tối ưu nhất vừa giúp đẩy lùi bệnh suy giãn tĩnh mạch lại vừa an toàn chính là sử dụng thảo dược thiên nhiên. Các chuyên gia đã tìm ra được rất nhiều loại thảo dược có tác dụng tốt, giúp tăng sức bền thành mạch, cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch chân như:
- Hạt dẻ ngựa: Hoạt chất Aescin trong hạt dẻ ngựa có tác dụng giúp trợ tĩnh mạch do ức chế quá trình dị hóa của các Mucopolysaccharide, cải thiện khả năng co bóp của tĩnh mạch, giúp giảm sưng, phù nề, cải thiện triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Hạt dẻ ngựa
- Rutin chiết xuất từ hoa hòe giúp tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, bảo vệ thành tĩnh mạch, phòng ngừa tĩnh mạch bị đứt, vỡ.
- Diosmin và Hesperidin chiết xuất từ vỏ cam chanh giúp tăng trương lực tĩnh mạch, giảm tình trạng sưng viêm, phù nề, giảm ứ máu.
Các loại thảo dược trên đều đã được kết hợp với tỉ lệ vàng và tối ưu hóa trong sản phẩm BoniVein + của Mỹ.
BoniVein + - Giải pháp tối ưu nhất giúp đẩy lùi bệnh suy giãn tĩnh mạch
BoniVein + được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ. Công thức toàn diện của sản phẩm đến từ sự kết hợp hoàn hảo các loại thảo dược quý, giúp tác động đến mọi khía cạnh của bệnh suy giãn tĩnh mạch, cụ thể là:
- Rutin (chiết xuất hoa hòe), Aescin (chiết xuất hạt dẻ ngựa), Diosmin và Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh): Giúp tăng cường sức bền và độ đàn hồi của tĩnh mạch, giúp co nhỏ các tĩnh mạch bị suy giãn, giảm nhanh các triệu chứng bệnh như đau nhức, nặng, mỏi, tê bì chân, chuột rút…
- Chiết xuất bạch quả và cây chổi đậu: Giúp hoạt huyết, giảm thiểu tình trạng ứ huyết tại đoạn tĩnh mạch bị suy giãn. Nhờ đó, các triệu chứng cũng được cải thiện, đặc biệt là giúp ngăn ngừa được biến chứng huyết khối hiệu quả.
- Chiết xuất hạt nho, lý chua đen và vỏ thông: Có tính chống oxy hóa rất mạnh, giúp bảo vệ tĩnh mạch trước sự tấn công của các gốc tự do có hại, từ đó giúp tăng độ bền của thành tĩnh mạch.
Công dụng của sản phẩm BoniVein +
Nhờ sự kết hợp đột phá như trên, BoniVein + giúp tác động toàn diện vào tất cả các khía cạnh của bệnh suy giãn tĩnh mạch:
- Giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu sau khoảng 2-3 tuần sử dụng.
- Giúp làm mờ tĩnh mạch xanh tím nổi trên da sau khoảng 3 tháng.
- Giúp phòng ngừa hiệu quả biến chứng huyết khối.
Đến đây, hy vọng bạn Thúy đã có đáp án cho câu hỏi của mình cũng như hiểu rõ hơn về bệnh suy giãn tĩnh mạch. Để không còn phải lo lắng, khổ sở với căn bệnh này, sử dụng BoniVein + của Mỹ là giải pháp hàng đầu dành cho bạn. Chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Bị suy giãn tĩnh mạch - Bạn đã sử dụng vitamin C đúng cách chưa?
- Hướng dẫn cách xử trí vết loét chân do suy giãn tĩnh mạch