Không phổ biến như suy giãn tĩnh mạch chi dưới, bệnh suy giãn tĩnh mạch tay khá hiếm gặp. Bệnh này đa phần thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe bệnh nhân mà gây mất thẩm mỹ nhiều hơn, nên nhiều bệnh nhân thường chủ quan dẫn tới biến chứng khó lường. Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch tay.
Suy giãn tĩnh mạch tay.
Suy giãn tĩnh mạch tay là gì? Các dấu hiệu nhận biết
Suy giãn tĩnh mạch tay là tình trạng các tĩnh mạch ở tay bị suy yếu, giãn ra với kích thước lớn hơn bình thường.
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của căn bệnh này là các đường gân xanh nổi ngoằn ngoèo sát dưới da cánh tay, nhất là ở vị trí mu bàn tay và phần cổ tay trở xuống. Người bệnh thấy khó chịu, căng tức ở những vùng tĩnh mạch bị giãn chứ không bị tê hay nặng nề như suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Do đó, bệnh nhân thường chủ quan, không điều trị kịp thời , đến khi có biến chứng nặng mới đi khám.
Các biến chứng có thể gặp phải là:
- Gây ra nhiễm trùng hoặc các rối loạn tự miễn.
- Hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu.
- Các cục máu đông này có thể gây tai biến, nhồi máu cơ tim, tắc mạch phổi khi di chuyển đến các cơ quan như não, phổi,... và gây nguy hiểm tính mạng.
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch tay
Suy giãn tĩnh mạch tay có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, như:
- Tuổi tác cao: Tuổi tác là một yếu tố quan trọng gây nên sự xuất hiện các tĩnh mạch giãn ở tay. Khi tuổi càng cao thì các van tại tĩnh mạch càng suy yếu dẫn đến máu khó lưu thông từ tĩnh mạch về tim.
- Nhiệt độ môi trường: Nhiệt độ môi trường cao khiến máu sẽ nhanh chóng được bơm đến các mao mạch gần da để làm mát cơ thể, khiến các tĩnh mạch bị giãn ra.
- Tập thể dục, lao động quá mức: Việc tập thể dục thường xuyên, mang vác các vật nặng, đặc biệt là tập tay sẽ tạo áp lực lên các tĩnh mạch ở tay khiến chúng bị giãn to và nổi lên, thậm chí bị giãn vĩnh viễn.
- Thói quen ngủ: Việc đè lên tay khi ngủ trong thời gian dài khiến máu không lưu thông cũng là nguyên nhân gây ra bệnh suy tĩnh mạch tay.
- Phụ nữ mang thai, trong thời kỳ tiền mãn kinh: Ở các đối tượng này, nội tiết tố thay đổi khiến cho thành mạch kém bền vững hơn.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng: Thiếu chất xơ, vitamin C, E và nước trong chế độ ăn uống hằng ngày.
- Yếu tố di truyền: Bạn sẽ có nguy cơ bị suy tĩnh mạch tay cao hơn nếu gia đình có người đã mắc tình trạng này.
Bê vác vật nặng trong thời gian dài khiến tĩnh mạch tay bị giãn to và nổi lên.
Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch tay
Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các cách điều trị suy giãn tĩnh mạch tay khác nhau, như:
Điều trị nội khoa
Một số loại thuốc có tác dụng tăng cường sức bền của thành mạch và làm giảm các triệu chứng khó chịu gây ra sẽ được bác sĩ kê đơn cho người bệnh.
Điều trị ngoại khoa
- Cắt bỏ phần tĩnh mạch bị suy giãn.
- Phương pháp tiêm xơ: Bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây xơ vào tĩnh mạch bị giãn với mục đích làm cho các thành tĩnh mạch dính vào nhau, từ đó loại bỏ chúng.
- Phương pháp Laser: Sử dụng nhiệt lượng của các tia Laser (sóng radio, sóng tần cao) để đốt và loại bỏ phần tĩnh mạch suy giãn.
- Tuốt bỏ và nối tĩnh mạch: Kỹ thuật này thường được sử dụng cho các tĩnh mạch có kích thước lớn.
BoniVein+ - Khắc phục hiệu quả tình trạng suy giãn tĩnh mạch tay
BoniVein+ là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, có thành phần toàn diện gồm:
- Nhóm các thành phần có tác dụng cải thiện khả năng co bóp của tĩnh mạch: Cây dẻ ngựa, rutin, Diosmin và Hesperidin.
- Nhóm các thảo dược có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch: Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông.
- Nhóm các thảo dược có tác dụng hoạt huyết: Bạch quả, chổi đậu. Những thảo dược này có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giảm cảm giác khó chịu, ngăn ngừa cục máu đông.
BoniVein+ của Mỹ.
Nhờ có thành phần toàn diện như vậy, BoniVein+ có tác dụng giúp cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch tay và phòng ngừa tái phát hiệu quả.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch tay. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh suy giãn tĩnh mạch, mời bạn gọi đến tổng đài miễn cước 1800.1044 để được các dược sĩ tư vấn cụ thể. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: