Cách ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch cho dân văn phòng

Cập nhập: Thứ năm, 05/10/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Bởi tính chất công việc phải ngồi nhiều, ít vận động nên dân văn phòng rất dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch. Vậy có cách nào ngăn ngừa căn bệnh phiền toái này cho dân văn phòng hay không? Mời các bạn cùng đón đọc bài viết dưới đây!

 

Cách phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch cho dân văn phòng là gì?

Cách phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch cho dân văn phòng là gì?

 

Dân văn phòng dễ bị bệnh suy giãn tĩnh mạch

   Bệnh suy giãn tĩnh mạch hình thành do tĩnh mạch suy yếu, giãn rộng, không đảm bảo chức năng vận chuyển máu, thường gặp nhất là ở hai chi dưới.

   Các triệu chứng của bệnh khá đa dạng, bao gồm:

  • Triệu chứng gây mất thẩm mỹ: Nổi gân xanh tím ngoằn ngoèo, vết bầm tím trên da.
  • Triệu chứng khó chịu: Đau nhức, nặng mỏi, chuột rút, tê bì, sưng phù chân…

   Về lâu dài, suy giãn tĩnh mạch còn gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm khác như loét không lành, hoại tử da, huyết khối gây thuyên tắc phổi, đột quỵ…

   Suy giãn tĩnh mạch rất thường gặp ở dân văn phòng. Bởi lẽ, họ phải ngồi nhiều giờ, ít vận động, khiến máu khó lưu thông. Đặc biệt, tư thế ngồi nhiều còn tạo áp lực xuống hai chân, trong đó có các tĩnh mạch, kéo giãn thành mạch và hình thành bệnh.

   Khi đã bị suy giãn tĩnh mạch, việc ngồi lâu, ít vận động còn tác động, khiến bệnh tình tồi tệ hơn. Vậy có cách nào phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch cho dân văn phòng hay không?

 

Dân văn phòng làm cách nào để ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch?

   Để giảm nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, những người làm việc trong văn phòng nên áp dụng những cách sau:

Ngồi đúng tư thế

   Tư thế ngồi rất quan trọng đối với bệnh suy giãn tĩnh mạch. Khi bạn ngồi sai tư thế, bắt chéo chân hoặc ngồi co 1 chân sẽ tạo thêm nhiều áp lực lên tĩnh mạch ở đùi, gây cản trở việc lưu thông máu, từ đó dẫn đến bệnh.

 

Tư thế ngồi cho dân văn phòng

Tư thế ngồi cho dân văn phòng

 

   Do vậy, bạn nên ngồi đúng tư thế, giữ thẳng lưng, để chân đặt xuống mặt sàn để tạo góc 90 độ. Lưu ý, đầu gối nên để cao hoặc ngang với hông để tránh tình trạng dồn lực xuống mặt ghế. Bạn cũng nên mua thêm 1 chiếc ghế nhỏ để kê chân, tạo điều kiện cho quá trình lưu thông máu được dễ dàng hơn.

Thường xuyên thay đổi tư thế

   Việc thay đổi tư thế thường xuyên sẽ giúp bạn giảm tình trạng mỏi, máu cũng được lưu thông dễ dàng hơn, qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch.

   Khi đã ngồi được khoảng 30 phút đến 1 tiếng, bạn nên đứng dậy đi lại để giảm áp lực dồn ép xuống chân quá nhiều. Bên cạnh đó, trong lúc ngồi, bạn có thể tập thêm những bài tập chân tốt cho việc vận chuyển máu như nhón gót, nhịp chân, xoay cổ chân…

Kiểm soát cân nặng

   Thừa cân, béo phì sẽ tạo áp lực lớn xuống hệ thống tĩnh mạch, là yếu tố nguy cơ gây bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

   Bởi vậy, kiểm soát cân nặng cũng là điều bạn cần làm để ngăn ngừa căn bệnh này. Bạn nên xây dựng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, hạn chế đồ nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, nhiều năng lượng, tăng cường bổ sung rau củ quả tươi trong bữa ăn hằng ngày.

Tập thể dục thể thao thường xuyên

   Tập thể dục thể thao không chỉ giúp phòng ngừa mà còn có tác dụng cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch. Những bộ môn như đi bộ, đạp xe, bơi lội… sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

 

Bơi lội giúp phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch

Bơi lội giúp phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch

 

   Khi máu được lưu thông tốt, nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng được phòng ngừa hiệu quả. Vì vậy, dân văn phòng nên tập thể dục thể thao thường xuyên.

Hạn chế đi giày cao gót và mặc quần bó chật

   Giày cao gót tạo áp lực lên vùng gót chân, khiến tĩnh mạch ở đây tổn thương, làm cho việc lưu thông máu trở nên khó khăn. Việc mặc quần quá chật hoặc bó sát cũng làm máu khó lưu thông, dễ bị tắc nghẽn.

   Do vậy, dân văn phòng nên hạn chế đeo các loại giày cao gót và quần áo bó sát để phòng ngừa mắc bệnh.

Gác chân cao khi ngủ

   Việc đặt một chiếc gối dưới chân trong khi ngủ là một phương pháp hữu hiệu để phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Tư thế này sẽ giúp máu được lưu thông dễ dàng hơn, không bị tắc nghẽn lại trong lúc ngủ. Đồng thời, nó còn giúp giảm áp lực lên đôi chân.

 

Gác chân cao khi ngủ

Gác chân cao khi ngủ

 

Bổ sung nhiều chất chống oxy hóa

   Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học là rất cần thiết để cơ thể được khỏe mạnh. Nó còn có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch.

   Bạn nên bổ sung nhiều chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như cam, quýt, bưởi… Các thành phần hesperidin, rutin, và diosmin trong các loại quả đó giúp tăng cường sức bền tĩnh mạch, phòng ngừa mắc bệnh cho bạn.

   Có thể thấy, những cách phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch nêu trên rất đơn giản. Nếu không muốn phải đối mặt với căn bệnh này, bạn hãy áp dụng ngay các cách trên nhé!

   Trường hợp bạn đã bị suy giãn tĩnh mạch “ghé thăm”, những biện pháp nêu trên sẽ giúp bạn giảm bớt triệu chứng bệnh, hỗ trợ quá trình kiểm soát bệnh tốt hơn. Đồng thời lúc này, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm BoniVein + của Mỹ.

   BoniVein + được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, vừa giúp cải thiện độ đàn hồi và sức bền tĩnh mạch, vừa bảo vệ thành mạch, đồng thời giúp tăng cường lưu thông máu. Qua đó, sản phẩm giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh suy giãn tĩnh mạch như đau nhức, nặng mỏi, tê bì, chuột rút… chỉ sau 2-3 tuần sử dụng. Các tĩnh mạch giãn sẽ được co nhỏ lại sau khoảng 3 tháng.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết cách phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch cho dân văn phòng. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì, mời bạn gọi vào số hotline miễn cước 1800.1044 để được hỗ trợ. Cảm ơn các bạn!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Cách chăm sóc đôi chân cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch vào mùa lạnh

Bệnh suy giãn tĩnh mạch bị ảnh hưởng rất nhiều từ nhiệt độ. Bởi lẽ, nóng thì tĩnh mạch dễ giãn ra, còn lạnh sẽ co lại. Vốn tưởng rằng mùa đông đến, bệnh tình thuyên giảm hơn. Thế nhưng thực tế, mùa lạnh lại kéo theo nhiều yếu tố khác...

VTV2 - Những thói quen xấu làm bệnh suy giãn tĩnh mạch ngày càng trầm trọng

Theo thống kê của Viện Y khoa Quốc gia Mỹ thì có tới 1/3 dân số thế giới, tức là khoảng 30% người dân bị bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Cô dược sĩ có đôi chân khỏe nhờ kiểm soát được bệnh suy giãn tĩnh mạch

Cô Trần Minh Sáu, 56 tuổi, địa chỉ tại số 37, đường Điện Biên, TP Sơn La

VTV2: Những sai lầm trong kiểm soát trị bệnh suy giãn tĩnh mạch

Cuộc sống ngày càng bận rộn, con người cũng ngày càng hối hả hơn, cộng với một chế độ dinh dưỡng không hợp lý với những thức ăn nhanh giàu chất béo sẽ khiến cho số lượng người mắc suy giãn tĩnh mạch ngày càng gia tăng

Bí quyết chiến thắng đau nhức, sưng phù, chuột rút khi bị suy giãn tĩnh mạch

Dưới cái nắng gắt như đổ lửa cô Phạm Thị Hằng vẫn thoăn thoắt đạp xe, chẳng chút mệt nhọc, không ai nghĩ cô đã từng mắc căn bệnh suy giãn tĩnh mạch
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi