Những hiểu lầm về bệnh như bệnh chỉ gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, hay bệnh chỉ ở chân, không ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân khiến nhiều bệnh nhân chủ quan trong việc điều trị, làm bệnh nặng dần lên và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Đáng lo nhất là biến chứng thuyên tắc động mạch phổi gây tử vong rất nhanh. Vậy, suy giãn tĩnh mạch là gì, phương pháp chuẩn đoán , điều trị cũng như chế độ ăn uống và tập luyện của bệnh nhân thế nào? Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết tổng qua dưới đây nhé.
Những con số thống kê về bệnh suy giãn tĩnh mạch
Tại Mỹ, theo thống kê, có tới 10 – 30% người lớn mắc bệnh này, làm tiêu tốn hàng tỉ USD và hơn một triệu ngày công lao động hàng năm.
Ở Pháp, bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chiếm 1% ở nam giới và 4,5% ở nữ giới tuổi trưởng thành, trong đó khoảng 35% là những người đang làm việc.
Ở Việt Nam, theo thống kê của hội Tĩnh mạch học TP.HCM, tỷ lệ người bị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới chiếm vào khoảng 5 – 8% ở những người trưởng thành.
Suy tĩnh mạch theo lý thuyết là có thể xảy ra ở bất cứ tĩnh mạch nào của cơ thể nhưng thực tế phần lớn các trường hợp là xảy ra ở chân vì hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài hơn, phức tạp hơn nhất là nó phải chịu ảnh hưởng của trọng lực khi bệnh nhân đứng nhiều.
Thế nào là bệnh suy giãn tĩnh mạch?
Bình thường máu từ tim đi nuôi cơ thể qua các động mạch và trở lại tim qua hệ tĩnh mạch. Máu từ chân trở về tim qua các cơ chế: sự co bóp của cơ bắp chân đẩy máu đi (bơm cơ), hệ thống van tĩnh mạch một chiều ngăn không cho máu trào ngược trở lại. Rối loạn các cơ chế này làm máu không trở về tim được, gây ứ trệ máu tại tĩnh mạch chân và gây ra suy tĩnh mạch.
Suy tĩnh mạch chân (suy tĩnh mạch chi dưới) được định nghĩa là tình trạng suy giảm chức năng của hệ tĩnh mạch chân do suy van tĩnh mạch (của hệ tĩnh mạch nông hoặc sâu hoặc cả hai). Giãn tĩnh mạch chân (giãn tĩnh mạch chi dưới) là sự giãn và chạy ngoằn ngoèo của các tĩnh mạch nông (kích thước tư thế đứng >3mm)
Hậu quả của ứ trệ máu tại chi dưới làm tăng áp lực tĩnh mạch từ đó ảnh hưởng đến tuần hoàn mao mạch và gây loạn dưỡng chi.
8 Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch được các nhà khoa học
• Các bệnh lý nhiễm trùng, khối u, sau phẫu thuật có biến chứng tắc mạch, viêm mạch và các thủ thuật khác như bó bột
• Yếu tố di truyền: Theo thống kê thì khoảng 80% bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chân có cha hoặc mẹ mắc bệnh.
• Nghề nghiệp: các nghề phải đứng quá lâu hay ít vận động như giáo viên, nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng, bác sĩ phẫu thuật. Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ công nhân chế biến thủy sản bị giãn tĩnh mạch chi dưới chiếm trên 70%. Các nhà khoa học dự đoán bệnh sẽ gia tăng do sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống.
Nhân viên văn phòng phải ngồi nhiều cũng là đối tượng hay mắc suy giãn tĩnh mạch
• Thừa cân gây áp lực lên đôi chân khiến máu bị dồn về phía chân
• Sử dụng thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ.
• Chế độ ăn ít xơ và vitamine.
• Giới tính: Nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén lên thành tĩnh mạch, do phải đứng lâu trong một số ngành nghề đặc biệt như bán hàng, thợ dệt, may, chế biến thủy, hải sản, giáo viên... do khối lượng cơ thấp so với nam giới hoặc dùng giày không thích hợp. .
• Tuổi tác: Tuổi thọ con người ngày càng cao sẽ kéo theo những bệnh của quá trình tích tuổi trong đó có suy tĩnh mạch...
Biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch: nhận biết sớm để điều trị sớm
Các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch có đặc điểm là thường nặng lên vào buổi chiều, sau 1 ngày làm việc, hoặc sau khi đứng lâu, ngồi nhiều
- Giai đoạn đầu, các triệu chứng thường mờ nhạt và thoáng qua, người bệnh thường có biểu hiện: đau chân, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, vọp bẻ, chuột rút vào buổi tối, châm chích, cảm giác như kiến bò vùng cẳng chân về đêm.
- Giai đoạn tiến triển bệnh sẽ gây phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường. Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày làm rối loạn biến dưỡng. Các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân, máu thoát ra ngoài mạch gây phù chân, nặng hơn thì có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da, các mảng thâm tím trên da..
- Gây loét da cẳng chân. Lúc đầu loét chân có thể tự lành, sau đó các vết loét không tự lành mà có nguy cơ nhiễm trùng, điều trị rất phức tạp. Ngoài các dấu hiệu trên, những tĩnh mạch nông dưới da ở cẳng chân và đùi giãn to ngoằn ngoèo. Giai đoạn đầu chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti, nhất là ở cổ chân và bàn chân. Lâu ngày, các tĩnh mạch này giãn to, có khi giãn hơn 1cm.
Suy giãn tĩnh mạch nguy hiểm thế nào?
Về biến chứng của suy giãn tĩnh mạch, trước hết, có thể đề cập các biến chứng về rối loạn huyết động học: cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.
Giai đoạn cuối có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh mạch giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.
Đáng chú ý là tình trạng hình thành các cục huyết khối do máu ứ trệ nhiều, cục huyết khối có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nặng đưa đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
10 điều nên làm và 6 điều không nên làm để phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch
10 điều nên làm:
1. Mang giầy đế mềm, gót thấp: Nên bước đi tự nhiên bằng cả bàn chân.
2. Vận động nhiều, đi bộ hàng ngày: Đi cầu thang bộ thay vì dùng thang máy. Có nhiều cơ hội để tập tĩnh mạch: ở cao ốc văn phòng, ở các trung tâm mua sắm, ở chung cư … Nên dùng thang bộ vì sức khỏe tĩnh mạch của bạn.
3. Ngồi đúng tư thế, tránh đè ép lên mặt dưới đùi: Chân chạm đất, để mặt dưới đùi vừa chạm ghế hoặc hổng trên mặt ghế, sao cho mặt ghế không tỳ lên mặt dưới đùi vì sẽ làm cản trở lưu thông máu tĩnh mạch chạy dọc mặt sau đùi
4. Xoay tròn bàn chân trên gót chân: Xoay từ trái qua phải, và ngược lại.
5. Nhón gót khi phải ngồi lâu, lặp lại nhiều lần: Tập nhón gót: đứng cùng lúc cả hai bàn chân lên đầu các ngón chân, lặp lại nhiều lần.
6. Nhịp chân khi phải ngồi lâu: Nhấc mũi bàn chân lên xuống giống như động tác nhịp chân. Cố gắng nâng bàn chân lên tối đa cho đến khi không thể nhấc lên được nữa. Lặp lại nhiều lần.
7. Đá chân co duỗi 2 chân xen kẽ khi phải ngồi lâu: Co và duỗi nhẹ hai chân xen kẽ nhau (đá chân trước sau xen kẽ), kết hợp nhón gót (lúc co chân lại) và nhấc bàn chân (lúc duỗi chân ra).
8. Nên tập những môn thể thao có động tác nhịp nhàng và nhẹ nhàng
Ví dụ như: đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, bơi lội, đạp xe, …
9. Sau khi tắm xong nên xối chân bằng nước lạnh
Nước lạnh sẽ làm co thắt tĩnh mạch, giúp cho sự vận chuyển máu hồi lưu về tim dễ dàng hơn. Tránh tắm nước nóng.
6 điều không nên làm
1. Mặc quần áo quá chật (bó sát) : Không nên mặc những loại quần áo chật, đặc biệt là bó sát ở vùng chậu và hông. Quần áo bó chật làm cản trở máu lưu thông. Nên mặc quần áo thoải mái.
2. Mang giầy cao gót sẽ khiến cho việc lưu thông máu ở các thành mạch bị kém, tắc nghẽn
3. Mang vác nặng : Xách nặng (ví dụ như đi chợ, mua sắm) sẽ làm cho máu dồn xuống chân nhiều hơn và làm cho tĩnh mạch càng bị quá tải. Cố gắng tránh xách nặng, hãy để tất cả lên xe đẩy
4. Phơi nắng nhiều, nắng nóng có hại cho tĩnh mạch của bạn : Chúng ta thường thích tắm nắng. Nhưng nắng nóng có hại cho tĩnh mạch của bạn. Bạn nên chọn nơi có bóng mát, và nếu có điều kiện bạn nên đi dạo trên bờ biển bằng cách lội chân trần trong nước biển lạnh.
5. Không nên chơi những môn thể thao cử động nhanh, mạnh và chuyển hướng đột ngột gây chấn động lên hệ tĩnh mạch chân. Các môn thể thao nặng (cử tạ, tập thể hình, chạy tốc độ, nhảy cao, nhảy xa, …), các môn có đối đầu căng thẳng (tennis, cầu lông, …), những môn chơi với bóng (bóng đá, bóng rổ,…)
6. Ngồi bắt chéo chân: Băt chéo chân sẽ tạo nhiều áp lực lên đùi, xương chậu khiến máu khó lưu thông.
Ưu nhược điểm của các phương pháp điều trị hiện đại
Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, có nhiều cách chữa suy giãn tĩnh mạch như:
• Phẫu thuật: được áp dụng cho trường hợp tổn thương tĩnh mạch nông, đoạn tĩnh mạch bị giãn sẽ bị cắt bỏ thông qua các đường rạch nhỏ. Ca phẫu thuật thường kéo dài khoảng 5-10 phút. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được băng ép và nằm bất động trên giường khoảng ba ngày.
• Chích xơ: một dung dịch sẽ được tiêm vào tĩnh mạch gây phản ứng viêm kết hợp với nén ép tĩnh mạch, khiến máu không vào được tĩnh mạch bị giãn, kết quả là tĩnh mạch đó bị xơ hóa và không còn hoạt động nữa.
• Laser nội mạch cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn: nhiệt lượng từ sợi laser sẽ đốt cháy tĩnh mạch bị giãn khiến tĩnh mạch này bị phá hủy. Liệu pháp này sẽ được thực hiện xuyên suốt toàn bộ chiều dài của tĩnh mạch bị giãn. Thời gian điều trị kéo dài khoảng 30-40 phút.
Ưu điểm của những biện pháp phẫu thuật, chích xơ, dùng laser là loại bỏ những tĩnh mạch bị giãn nhanh chóng, các triệu chứng của bệnh sẽ biến mất. Tuy nhiên, chúng không giúp phòng ngừa, sau 1 thời gian bệnh sẽ tái phát trở lại. Đồng thời, các phương pháp trên chỉ có tác dụng tại những tĩnh mạch được tác động, những tĩnh mạch khác lân cận có thể bị suy giãn nhanh hơn bình thường. Chưa có một có biện pháp điều trị suy tĩnh mạch sâu nào được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Tất cả các phương pháp phẫu thuật đều là thử nghiệm hoặc có tỷ lệ thành công thấp và tỉ lệ biến chứng cao.
• Dùng băng ép và vớ tạo áp lực: Băng và vớ có tác dụng ép vào các bắp cơ, tạo một áp lực lớn ở phía dưới và giúp các van tĩnh mạch khép lại, do đó giúp máu lưu thông về tim dễ dàng hơn. Hai dụng cụ này giúp làm chậm tiến triển của bệnh, phòng ngừa bệnh tái phát và hỗ trợ các biện pháp điều trị ngoại khoa.
Lưu ý và hạn chế khi sử dụng tất và băng ép y khoa :
- Độ băng ép rất quan trọng, phải dùng loại chuyên dụng có chia độ với áp lực 30-40 hoặc 40-50 mmHg lên cổ chân, càng lên cao lực ép càng giảm dần. Các loại không phân độ hoặc băng chun quá mạnh có thể làm suy giãn tĩnh mạch nặng thêm. Một số loại không có đủ áp lực cần thiết để cải thiện sự trở về của máu tĩnh mạch, cũng không có hiệu quả trong việc phòng tránh huyết khối tĩnh mạch. Cho nên việc sử dụng tất hay băng ép y khoa không thể sử dụng bừa bãi mà phải được bác sĩ kê để phù hợp với tình trạng bệnh của từng người.
- Chỉ cần ngừng sử dụng bệnh lại bị tái phát như cũ, đồng thời sử dụng sẽ gây tình trạng bí bích khó chịu với người sử dụng.
• Dùng kem bôi ngoài da: Các thuốc này nếu có tác dụng thì chỉ tác động đến những tĩnh mạch nông gần da, không điều trị được suy giãn tĩnh mạch sâu.
Xu hướng của y học hiện đại là sử dụng thảo dược có tác dụng tốt theo đường uống, giúp làm bền tĩnh mạch toàn thân, đồng thời an toàn, không lo tác dụng phụ và biến chứng.
4 Thảo dược là khắc tinh của suy giãn tĩnh mạch
Để cải thiện tốt bệnh suy giãn tĩnh mạch, người bệnh nên dùng các loại thảo dược có tác dụng tăng cường độ bền, độ đàn hồi của tĩnh mạch đồng thời kết hợp thêm các thảo dược giúp bảo vệ thành mạch, hoạt huyết để ngăn ngừa biến chứng. Một số thảo dược kinh điển có thể kể đến như:
Diosmin và hesperidin - Chiết xuất từ vỏ cam chanh :
Chiết xuất từ vỏ của họ cam chanh có tác dụng trong điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch :
- Ức chế phosphodiesterase và làm tăng nội tế bào cyclic adenosine monophosphate (cAMP) dẫn đến giảm sản xuất các yếu tố gây viêm như Prostaglandins E2, F2 và thromboxane B2 cũng như làm giảm các gốc tự do, có tác dụng chống oxy hóa trực tiếp và làm giảm lipid. Vì thế diosmin và hesperidin cũng làm giảm tình trạng sưng phù.
- Bảo vệ vi tuần hoàn, cải thiện tính thấm của mao mạch và tăng cường tính bền của thành mạch.
- Diosmin còn giúp kéo dài tác dụng co mạch của norepinephrine trên thành tĩnh mạch, tăng bền vững thành tĩnh mạch, tăng cường trương lực thành tĩnh mạch nên làm giảm hiện tượng ứ máu bên trong lòng mạch.
Cây dẻ ngựa
Thành phần Aescin trong hạt dẻ ngựa có tác dụng trợ tĩnh mạch, cải thiện khả năng co bóp của tĩnh mạch. Đồng thời giúp làm giảm sưng phù do làm giảm tính thấm mao mạch, tăng cường co bóp tĩnh mạch và giảm tình trạng thiếu oxy ở mô.
Đã có rất nhiều các nghiên cứu về tác dụng của hạt dẻ ngựa trên bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch. Điển hình là nghiên cứu của hiệp hội các bác sĩ Thực hành tổng quát (GP) tại Đức, trên 5429 bệnh nhân.
Kết quả: Tất cả các triệu chứng được cải thiện trong 1 tuần đầu và mức độ nghiêm trọng giảm đáng kể khi kết thúc nghiên cứu. Ngoài ra tỉ lệ phần trăm bệnh nhân không còn triệu chứng cũng tăng lên đáng kể.
Ngoài ra còn có 18 nghiên cứu lâm sàng trên 1.258 bệnh nhân, 3 nghiên cứu quan sát trên 10.725 bệnh nhân…. đều cho thấy rõ ràng tác dụng của hạt dẻ ngựa trong việc làm giảm những triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch như đau, nặng, sưng, ngứa…và tác dụng làm giảm sưng chân, phù nề tương đương với mang vớ ép.
Hoa hòe
Rutin trong hoa hòe có tác dụng tăng cường sức bền của tĩnh mạch, thiếu chất độ bền của thành mạch bị giảm rõ, mạch máu rất dễ bị đứt vỡ, trước đây người ta thường cho rằng đó là do thiếu Vitamin C nhưng gần đây mới phát hiện đó là do thiếu vitamin P (rutin).
Để cải thiện tình trạng của mình một cách tốt nhất, toàn diện nhất, bạn cần nắm được các kiến thức cơ bản về bệnh như suy giãn tĩnh mạch là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, các biện pháp phòng ngừa và điều trị, và giải pháp nào là tối ưu và an toàn nhất cho bản thân, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Cây chổi đậu
Đây là một loại thảo dược phát triển tự nhiên ở các vùng địa trung hải và châu Âu, có khả năng kích thích tăng tiết chất gây co mạch, cải thiện độ đàn hồi tĩnh mạch, cải thiện lưu thông tuần hoàn, giảm triệu chứng chuột rút, căng tức, ngứa, sưng chân, đau chân, giảm phồng tĩnh mạch làm tĩnh mạch khỏe hơn.
Theo một nghiên cứu do Đại học Washington thực hiện trên 124 bệnh nhân, trong đó:
+ 109 bệnh nhân nữ (chiếm 89.28%) với tuổi trung bình là 52.5 (tuổi từ 33-80)
+ Triệu chứng: 79% bệnh nhân đau, 85% nặng chân, 74% chuột rút, 82% bị phù
+ Mỗi ngày 2 viên Butcher broom 150mg và vitaminC 150mg
Kết quả: Sau 2 tuần toàn bộ triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch đã giảm toàn bộ, và vào cuối đợt điều trị hầu như không còn triệu chứng nữa.
Quan trọng trong điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch là phải làm tăng tuần hoàn máu, tránh tắc nghẽn, ngăn hình thành cục máu đông vì thế Btcher broom thường được phối hợp kèm với Ginkgo biloba để phòng tránh tắc nghẽn tĩnh mạch.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung thêm những thảo dược có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ thành tĩnh mạch khỏi các tác nhân oxy hóa, từ đó góp phần bảo vệ thành mạch, cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch một cách toàn diện nhất như lý chua đen, hạt nho, vỏ thông.
BoniVein- Chấm dứt bệnh suy giãn tĩnh mạch đơn giản, an toàn và hiệu quả
Hiểu được nỗi khổ của bệnh nhân, những biến chứng nguy hiểm mà bệnh suy giãn tĩnh mạch mang lại, các nhà khoa học thuộc tập đoàn Viva Pharmaceutical Inc đã dày công nghiên cứu, thử nghiệm và đưa ra sản phẩm BoniVein hoàn toàn từ thảo dược - hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả.
BoniVein - sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược tự nhiên
Tất cả các thảo dược kể trên đều được kết hợp trong sản phẩm BoniVein của Canada và Mỹ. Các thành phần đó được kết hợp với nhau một cách hài hòa, theo tỷ lệ đã được nghiên cứu và thử nghiệm tạo nên tác dụng:
• Tăng cường sức bền và độ đàn hồi thành tĩnh mạch: nhờ thành phần cao dẻ ngựa, rutin trong hoa hòe, diosmin và hesperidin trong vỏ cam chanh.
• Bảo vệ tĩnh mạch nhờ các chất chống oxy hóa nhờ thành phần hạt nho, lý chua đen và vỏ thông.
• Tăng cường lưu thông máu, ngừa biến chứng do huyết khối nhờ lá bạch quả và cây chổi đậu.
Đây là sản phẩm có công thức toàn diện nhất hiện nay, tác động vào tất cả các mặt giúp bệnh suy giãn tĩnh mạch được cải thiện nhanh và rõ rệt. Vì chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên BoniVein rất an toàn, không có tác dụng phụ, người bệnh có thể yên tâm sử dụng lâu dài mà không lo ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng gan thận hay bất kỳ chức năng nào khác của cơ thể.
BoniVein sản phẩm của tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới
Các hoạt chất trong các thảo dược trên là sản phẩm của thiên nhiên, nhưng để tối ưu hóa tác dụng, giúp cơ thể hấp thu tốt nhất thì cần thêm sự hỗ trợ của khoa học công nghệ. Được nghiên cứu, bào chế và sản xuất bởi tập đoàn sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng hàng đầu thế giới - tập đoàn Viva Pharmaceutical Inc, BoniVein được tối ưu tác dụng nhờ công nghệ microfluidizer, giúp tạo ra những phân tử hạt nano có kích thước đồng nhất và ổn định, loại bỏ được các tạp chất, sản phẩm có độ ổn định cao và hạn sử dụng lâu dài, đặc biệt là sinh khả dụng có thể đạt tới tối đa.
BoniVein – Đồng hành cùng hàng vạn bệnh nhân trong cuộc chiến với bệnh suy giãn tĩnh mạch
Được phân phối nhiều năm trên thị trường Việt Nam, BoniVein đã giúp hàng ngàn bệnh nhân vượt qua bệnh suy giãn tĩnh mạch một cách đơn giản, nhẹ nhàng và an toàn.
Chú Trần Hưng Bằng - 65 tuổi (số tổ 9, khu vực 7, phường Bùi Thị Xuân, thành phố Qui Nhơn, Bình Định)
Chú bị suy giãn tĩnh mạch chân cách đây 3 năm với những triệu chứng như nhức, đau buốt, chuột rút, mổi, mảng thâm tím như vết tụ máu khi va đập, đường gân nổi ngoằn ngoèo như con giun. Chú đã phẫu thuật bằng phương pháp lazes nội tĩnh mạch nhưng gần 1 năm sau bệnh lại tái phát. Lần này chú không phẫu thuật nữa mà chuyển sang dùng BoniVein đều đặn. Những triệu chứng nhức, nặng, mỏi, đau buốt, tê bì đã biến mất hoàn toàn, đồng thời những vùng tâm tím hay tĩnh mạch giãn ra đã co nhỏ lại được tới 80%. Chú rất mừng và tin tưởng dùng BoniVein tới nay được 2 năm mà bệnh hoàn toàn không bị tái phát.
Bác Trần Thị Lý, 72 tuổi ở số 726, đường Hùng Vương, khu vực 5, thị xã Ngã Bảy, phường Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, số điện thoại: 0356.070.362.
Bác bị Suy giãn tĩnh mạch đã lâu, nhưng hơn 1 năm nay bệnh trở nặng, hai chân tê bì nặng nề, đau nhức, da chân căng bóng và phù to, sau đó đau quá nên bác bị liệt giường luôn. Uống thuốc tây, thuốc ta mập hết cả người mà bệnh không đỡ. Sau tìm hiểu và biết đến BoniVein, chỉ sau 1 tháng sử dụng, chân tay bác đỡ hẳn tê bì, đau nhức. Sau 2 tháng, chuột rút giảm tới 70%, bác đã nhúc nhích đứng dậy đi khỏi giường được, đứng lên ngồi xuống được. Sau 5 tháng, không những bác đi lại được mà chân tay hết hẳn triệu chứng. Chỉ có những người trước phải nằm liệt giường vì suy giãn tĩnh mạch mới biết giờ đi lại bình thường không đau nhức hạnh phúc đến nhường nào.
Cô Châu Thị Sáng, 59 tuổi, ở số 188/5/16 Tô Ngọc Vân, kp3, phường Linh Đông, Quận thủ đức, Đt: 0908.512.260
“Cô bị suy giãn tĩnh mạch sâu cách đây 10 năm, ban đàu cô bị suy tĩnh mạch sâu tức là chỉ có những triệu chứng như nặng nhức, mỏi, tê bì. Cô có đi bệnh viện khám dùng thuốc tây Daflon nhưng không đỡ mà càng ngày những tĩnh mạch ở dưới da càng hiện rõ ràng hơn, ngày nào cô cũng bị chuột rút tới mấy lần liền. Cô có đọc được thông tin về sản phẩm BoniVein, cô thấy nó trị được cả suy giãn tĩnh mạch và trĩ mà cô cũng vừa chích trĩ xong nên muốn chuyển sang dùng để điều trị 2 bệnh luôn. Cô dùng được 3 tháng thì bỏ hẳn được vớ y khoa, tĩnh mạch xanh tím đã mờ dần, còn những triệu chứng trước đây đã hết hoàn toàn, cô đi lại nhẹ nhõm, thoải mái lắm.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng như những giải pháp cho căn bệnh này. Nếu bạn đọc còn nhiều điều băn khoăn thắc mắc, mời gọi tới hotline 18001044 trong giờ hành chính để được các dược sĩ tư vấn cụ thể nhé!
Địa chỉ công ty Botania: 169, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Dược sĩ tư vấn: 18001044 (miễn phí) - 0984.464.844 - 1800.1044
Xem thêm:
- Nhờ BoniVein, chân tôi đã đi lại bình thường sau khi bị suy giãn tĩnh mạch
- Suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì?