Với bệnh suy giãn tĩnh mạch, thành mạch của người bệnh rất yếu, dễ bị nứt, vỡ gây xuất huyết. Trường hợp nhẹ, chỉ vỡ tĩnh mạch nhỏ dưới da, người bệnh sẽ xuất hiện các mảng bầm tím và tự hết sau vài tuần. Tuy nhiên, nếu tĩnh mạch to bị vỡ thì tính mạng họ có nguy cơ bị đe dọa vì mất máu cấp. Vậy người bệnh suy giãn tĩnh mạch phải làm gì để phòng ngừa tình trạng này?
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch bị vỡ tĩnh mạch: Làm sao để phòng ngừa?
Vì sao người bệnh suy giãn tĩnh mạch dễ bị vỡ tĩnh mạch?
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mà thành mạch suy yếu và/hoặc van tĩnh mạch bị hư hại, không đảm bảo chức năng vận chuyển máu.
Tĩnh mạch trong cơ thể được chia thành bốn loại chính bao gồm:
- Các tĩnh mạch phổi mang máu giàu oxy từ phổi đến tâm nhĩ trái của tim.
- Các tĩnh mạch hệ thống đưa máu bị thiếu oxy từ phần còn lại của cơ thể về tâm nhĩ phải của tim theo một chiều, có 3 loại là:
- Các tĩnh mạch nông nằm gần bề mặt da gồm 2 loại: Tĩnh mạch hiển lớn và tĩnh mạch hiển bé.
- Các tĩnh mạch sâu nằm sâu bên trong mô cơ gồm: Tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch khoeo, tĩnh mạch chày trước, tĩnh mạch chày sau.
- Tĩnh mạch xuyên nối các tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu với nhau.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện ở bất kỳ tĩnh mạch nào nhưng thường gặp nhất là các tĩnh mạch chi dưới. Bởi lẽ chúng rất dài, phức tạp, phải vận chuyển máu ngược chiều trọng lực và thường xuyên chịu áp lực lớn từ trọng lượng của cơ thể.
Khi tĩnh mạch suy giãn ra, máu sẽ ứ trệ lại, kém lưu thông. Tình trạng này càng tạo áp lực lớn lên thành mạch. Theo đó, thành mạch bị kéo căng liên tục, trở nên mỏng hơn, dễ bị nứt, vỡ tĩnh mạch.
Nếu có thêm bất kỳ tác động va chạm nào, tĩnh mạch sẽ vỡ ra gây chảy máu. Đây là một trong những triệu chứng nghiêm trọng của bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Vỡ tĩnh mạch nguy hiểm như thế nào?
Vỡ tĩnh mạch nguy hiểm như thế nào?
Tình trạng vỡ tĩnh mạch có thể gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là tính mạng của người bệnh. Khi tĩnh mạch bị vỡ, lượng máu bên trong sẽ theo đường nứt vỡ này trào ra ngoài.
Mức độ nguy hiểm của chúng phụ thuộc vào loại tĩnh mạch bị vỡ. Nếu vỡ tĩnh mạch nhỏ li ti kiểu mạng nhện, người bệnh sẽ bị mất máu nhẹ.
Trường hợp tĩnh mạch nông nhỏ nứt vỡ, người bệnh sẽ xuất hiện các mảng hoặc từng chấm xuất huyết màu tím, đỏ, hồng, nâu dưới da. Vùng da dần cứng lại, sậm màu hơn. Chúng thường tự hết sau một vài ngày.
Nếu vỡ tĩnh mạch kèm theo vết rách ngoài da, ngoài tình trạng chảy máu, người bệnh còn có nguy cơ bị loét, hoại tử tại chỗ nếu không được sơ cứu đúng cách.
Còn trường hợp bị vỡ các tĩnh mạch to, người bệnh sẽ bị mất máu nặng. Nguy hiểm hơn khi các tĩnh mạch đó nằm sâu bên trong bó cơ, họ không nhận biết được. Tính mạng dễ bị đe dọa.
Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới
Cách xử trí khi bị vỡ tĩnh mạch
Tùy từng tình trạng vỡ tĩnh mạch, cách xử lý cũng khác nhau, cụ thể:
Trường hợp vỡ tĩnh mạch bên dưới da
Khi bị vỡ tĩnh mạch nông bên dưới da, bạn có thể nhận ra bằng cách nhìn trực quan những vùng da thâm tím. Nếu tĩnh mạch kích thước lớn bị vỡ, bạn còn bị sưng tấy, đau tại chỗ xuất huyết.
Lúc này, bạn nên dùng túi lạnh hoặc khăn bọc đá chườm ngay lên vùng da bị vỡ tĩnh mạch khoảng 10-20p để giảm sưng đau. Hai ngày đầu khi xuất hiện vết bầm tím, bạn không nên tắm nước nóng, dùng đồ uống có cồn… để tránh tình trạng sưng nặng hơn.
Sau đó, khi vết thương đã hết sưng, bạn có thể chườm nóng và vận động nhẹ nhàng để tĩnh mạch sớm phục hồi lại.
Nếu mảng bầm tím lan rộng, không tự tan được, vùng da dần cứng lại, bạn nên đến cơ sở y tế để các bác sĩ sơ cứu, tránh nguy cơ loạn dưỡng da, loét hoại tử.
Trường hợp vỡ tĩnh mạch kèm theo vết thương hở
- Nâng cao chân bị chảy máu lên cao hơn tim để ngăn mất máu nhiều.
- Lấy khăn mềm hoặc gạc đè ép lên chỗ đang bị chảy máu, cản trở lượng máu chảy ra ngoài.
- Sau 30 phút thì kiểm tra lại khu vực tĩnh mạch bị vỡ có còn chảy máu không. Lưu ý, bạn chỉ nên đứng dậy khi máu đã ngưng chảy hoàn toàn.
- Tiếp tục giữ khăn đè ép lên vùng da chảy máu đến khi được các bác sĩ sơ cứu.
Bạn không nên chủ quan khi bị vỡ tĩnh mạch. Bởi lẽ, thành mạch của bạn đang rất yếu, máu lưu thông kém. Nếu không xử lý cẩn thận chỗ tĩnh mạch vỡ, bạn sẽ phải đối mặt với các biến chứng khác của bệnh suy giãn tĩnh mạch như huyết khối gây thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, loạn dưỡng da, loét không hồi phục…
Hình ảnh chân bị loạn dưỡng da
Vỡ tĩnh mạch: Làm sao để phòng ngừa?
Để phòng ngừa vỡ tĩnh mạch, bạn nên kết hợp các biện pháp sau:
Về lối sống
- Hạn chế đứng lâu, ngồi nhiều, không mang vác nặng.
- Hạn chế mặc quần áo bó sát, không đi giày cao gót.
- Tránh va chạm càng nhiều càng tốt.
- Thay đổi tư thế thường xuyên, duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, không tập những môn thể thao có tính chất va chạm mạnh như đá bóng, bóng chuyền…
- Khi ngủ, dùng gối mềm kê chân cao hơn tim hoặc 15cm.
- Không bôi dầu, cao nóng vào chỗ suy giãn tĩnh mạch, không ngâm chân nước nóng
Về chế độ ăn uống
- Hạn chế ăn các đồ nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, chất kích thích như rượu bia…
- Bổ sung đa dạng các loại rau củ quả, nhất là thực phẩm giàu vitamin C (ổi, cam, quýt, bưởi…), thực phẩm chống oxy hóa mạnh (việt quất, nho…).
Đặc biệt, bạn nên sử dụng sản phẩm BoniVein + của Mỹ để tăng cường sức bền và độ đàn hồi tĩnh mạch, đẩy lùi bệnh suy giãn tĩnh mạch. BoniVein + có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên rất an toàn.
Sản phẩm tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây vỡ tĩnh mạch, giúp tăng cường sức bền thành mạch, cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch. Từ đó, BoniVein+ giúp co nhỏ tĩnh mạch giãn, giải quyết bệnh suy giãn tĩnh mạch, giảm thiểu nguy cơ đứt vỡ mạch máu cho người bệnh. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch, đồng thời tăng cường lưu thông máu, phòng ngừa biến chứng huyết khối hiệu quả.
Đến đây, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng vỡ tĩnh mạch ở người bệnh suy giãn tĩnh mạch. Để phòng ngừa chúng xảy ra, bạn nên áp dụng biện pháp tăng cường sức bền cho tĩnh mạch, bảo vệ thành mạch. Và BoniVein + của Mỹ sẽ giúp bạn thực hiện điều đó một cách đơn giản nhất, cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Thuốc bôi giãn tĩnh mạch có thực sự hiệu quả không?
- Những sai lầm khi nâng cao chân ở người suy giãn tĩnh mạch