Suy giãn tĩnh mạch chân, những điều bạn nên biết ?

Cập nhập: Thứ năm, 17/11/2016

 

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân đang ngày càng trở lên phổ biến do lối sông ít vận động, lười tập thể dục. Đặc biệt, bệnh này hay gặp ở nữ giới và những người đặc thù công việc phải đứng nhiều hay ngồi nhiều. Hiện nay tỉ lệ mắc bệnh là nữ chiếm đến 70%

Vậy suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý suy giảm chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại không lưu thông đúng như chức năng vỗn có của nó.

Suy tĩnh mạch theo lý thuyết là có thể xảy ra ở bất cứ tĩnh mạch nào của cơ thể nhưng thực tế phần lớn các trường hợp là xảy ra ở chân vì hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài hơn, phức tạp hơn nhất là nó phải chịu ảnh hưởng của trọng lực khi bệnh nhân đứng nhiều.

 

 

Triệu chứng

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh thường rất mờ nhạt thoáng qua, người bệnh thường có các biểu hiện nhẹ như đau chân, nặng chân, chuột rút, phù nhẹ, cảm giác như có kiến bò ở chân vào ban đêm. Những triệu chứng này thường không rõ ràng nên bệnh nhân ít chú ý và dễ bỏ qua.

Ở những giai đoạn tiến triển của bệnh bệnh nhân sẽ thấy những triệu chứng nặng hơn như phù, vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da. Các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân tay.

Về sau có thể bệnh nhân gặp tình trạng loét. Ban đầu loét chân có thể tự lành, sau đó bệnh tiếp tục tiến triển, các vết loét không tự lành mà có nguy cơ nhiễm trùng, điều trị rất phức tạp.

Ở giai đoạn đầu chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti nhất là ở cổ chân và bàn chân. Lâu ngày các tĩnh mạch này sẽ nổi rất to, giãn to ngoằn ngoèo, có khi giãn hơn 10mm, ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ

Nguyên nhân gây bệnh:

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh suy giãn tĩnh mạch đó là tổn thương chức năng của các van 1 chiều hệ tĩnh mạch ngoại biên hoặc tổn thương thành tĩnh mạch. Nguyên nhân chủ yếu là do:

- Quá trình thoái hóa do tuổi tác làm giảm sức bền thành tĩnh mạch và các van tĩnh mạch

- Do tư thế sinh hoạt, làm việc phải đứng hay ngồi lâu, ít vận động, mang vác nặng…tạo điều kiện cho máu dồn xuống 2 chân, lâu ngày sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch và thành tĩnh mạch.

- Những người béo phì, ăn uống ít chất xơ và vitamin…

- Phụ nữ mang thai và sau khi sinh.

 

Xem thêm: Đi bộ có lợi cho người suy giãn tĩnh mạch

 

Hậu quả

Thông thường suy giãn tĩnh mạch chân không nguy hiểm đến tính mạng chỉ gây khó chịu, đau đớn, mất thẩm mỹ, cản trở sinh hoạt. Tuy nhiên biến chứng của bệnh này là sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Các cục máu này sẽ gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu và gây tắc mạch chỗ khác, nguy hiểm nhất là tắc mạch phổi, đột quỵ có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Phòng và điều trị

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh liên quan nhiều đến chế độ ăn uống và làm việc. Vì thế để phòng tránh bệnh này nên tránh đứng lâu, ngồi nhiều nhất nhất là nhân viên văn phòng, không nên ngồi làm việc một chỗ liên tục trong suốt buổi làm việc, tranh thủ giải lao vài phút.

Đi bộ là phương pháp tập luyện quan trọng, tuy nhiên phải đi bộ đúng cách, không nên đi quá xa, tránh đi liên tục mà vừa đi bộ vừa nghỉ, gác chân lên cao.

Xu hướng của y học hiện đại là sử dụng các loại thảo dược để phòng ngừa và điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân vừa an toàn lại hiệu quả cao như:

- Hạt dẻ ngựa: Chứa chất Aescin có tác dụng làm bền thành mạch, hàn gắn các thành mạch bị tổn thương, cải thiện độ đàn hồi và sức bền thành mạch. Giảm các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân như giảm đau chân, ngứa, sưng phù. 3 nghiên cứu trên 10.725 bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch cho thấy sau khi điều trị bằng hạt dẻ ngựa sau 4-6 tuần thấy 84% bệnh nhân giảm sưng phù chân, 91 bệnh nhân giảm đau chân, 85% bệnh nhân bớt nặng chân. Trong 1 nghiên cứu 12 tuần sử dụng chiết xuất hạt ngựa làm giảm sưng phù chân phù nề chân tương đương với biện pháp mang vớ ép.

- Rutin từ hoa hòe: Có tác dụng làm bền thành mạch, tăng cường sức chịu đựng của thành mạch, phòng ngừa nguy cơ giòn đứt vỡ mạch, bảo vệ mạch. Thiếu vitamin P từ rutin sẽ làm cho thành mạch yếu, dễ bị giãn đứt và vỡ.

- Diosmin và Hesperidin là falavonoid từ thực vật, sự kết hợp này sẽ làm tăng bền vững thành tĩnh mạch, tăng trương lực thành tĩnh mạch nên làm giảm hiện tượng ứ máu.

- Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông, butcher’sBroom có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, giúp làm bền thành tĩnh mạch.

- Bạch quả: Có tác dụng hoạt huyết, tránh ứ máu trong lòng tĩnh mạch để tránh hiện tượng hình thành huyết khối trong lòng tĩnh mạch.

 

Xem thêm: 88 tuổi, tôi không lo bệnh suy giãn tĩnh mạch và trĩ

Bài viết cùng chủ đề

BoniVein có giúp khỏi được hoàn toàn bệnh trĩ không?

Tôi bị trĩ nội độ 3, BoniVein có giúp khỏi hoàn toàn bệnh trĩ, không tái phát nữa không?

Hà Nội: Hết đứng ngồi không yên vì bệnh trĩ nhờ BoniVein

anh Nguyễn Anh Tuấn ở E22/ 33F, Phạm Văn Sáng, Vĩnh Lộc, Bình Chánh, tp. Hồ Chí Minh

Hà Nội: Tê bì, chuột rút, sưng chân do suy giãn tĩnh mạch và bí quyết từ BoniVein

Cô Trần Thị Kim Dung trú tại số 12 ngách 123/1 đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, TP Hà Nội

An Giang: Hết nặng chân, tê bì chân nhờ BoniVein

  Chị Đào Ngọc Phương, 49 tuổi, địa chỉ tại số 190A/1 Lê Văn Nhung, phường Mỹ bình, Tp Long Xuyên, An Giang. 
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

BoniVein

Loại: Giá: Số lượng:
BoniVein+ 30V 250.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi