Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là căn bệnh mạn tính phổ biến hàng đầu hiện nay. Trong đó, suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới là trường hợp hay gặp nhất của bệnh lý này. Vậy: “Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới là bệnh như thế nào? Các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay là gì?” Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây:
Tìm hiểu hệ thống tĩnh mạch 2 chi dưới
Hệ thống tĩnh mạch 2 chi dưới là một trong những hệ thống mạch máu phức tạp nhất trong cơ thể, được chia làm 3 loại tĩnh mạch chính là: tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch nông và tĩnh mạch xiên.
Hệ tĩnh mạch sâu bao gồm: tĩnh mạch chày trước, tĩnh mạch chày sau, tĩnh mạch đùi nông, tĩnh mạch đùi sâu, tĩnh mạch mác, tĩnh mạch khoeo, tĩnh mạch chậu…
Hệ tĩnh mạch nông bao gồm: tĩnh mạch hiển lớn, tĩnh mạch hiển bé và các nhánh hợp lưu.
Hệ tĩnh mạch xiên là các tĩnh mạch nối thông giữa tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu.
Trong lòng các tĩnh mạch ở chi dưới đều có hệ thống van tĩnh mạch một chiều. Các van này phân bố dọc theo chiều dài tĩnh mạch, được cấu tạo bởi 2 lá van giống như túi hoặc tổ chim với mặt lõm hướng lên trên. Hai lá van này có một phần dính vào thành tĩnh mạch, phần còn lại tự do trong lòng tĩnh mạch.
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới là bệnh như thế nào?
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới là bệnh gì?
Trong cơ thể, động mạch giúp chuyển máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan và tĩnh mạch sẽ đưa máu từ các cơ quan trở về tim. Do ngược chiều trọng lực nên các tĩnh mạch khó đưa máu đẩy về tim, vì vậy mà trong cấu tạo tĩnh mạch có các van tĩnh mạch để giúp máu chảy theo 1 chiều về tim được thuận lợi và không bị kéo xuống do tác dụng của trọng lực.
Khi các van tĩnh mạch một chiều hoạt động không đúng cách, bị suy yếu hoặc bị tổn thương, máu sẽ không được vận chuyển về tim mà ứ đọng lại trong lòng mạch. Điều này khiến các tĩnh mạch bị giãn nở, căng phồng và hình thành nên bệnh lý suy giãn tĩnh mạch.
Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong hệ tĩnh mạch, tuy nhiên 70-80% trường hợp suy giãn tĩnh mạch xảy ra ở vùng chi dưới. Bởi vì hệ thống tĩnh mạch ở vùng chân dài hơn, phức tạp, nằm cách xa tim nhất và đặc biệt đây là vùng thường xuyên phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể.
Khi tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới xảy ra ở hệ thống tĩnh mạch nông thì được gọi là suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới.
Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới
Triệu chứng điển hình của tình trạng suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới là tĩnh mạch xanh tím nổi trên da. Nếu như người suy giãn tĩnh mạch sâu không thể thấy được hiện tượng này thì trường hợp suy giãn tĩnh mạch nông lại thấy rất rõ, vì hệ thống tĩnh mạch nông nằm gần da về phía ngoài nên chỉ cần chúng giãn nở hơn mức bình thường là có thể quan sát được.
Vì thế, khi các tĩnh mạch nông bị suy giãn, chúng ta sẽ thấy các đám tĩnh mạch nhỏ li ti như mạng nhện (xuất hiện nhiều ở vùng mắt cá chân trong, sau đầu gối, sau bắp chân hoặc mặt trong của đùi) hoặc các tĩnh mạch nổi to như con giun ngoằn ngoèo dưới da, nhìn rất mất thẩm mỹ.
Tĩnh mạch nông chi dưới giãn to, nổi ngoằn nghoèo
Ngoài ra, suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới cũng có những dấu hiệu điển hình của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nói chung:
- Chân nặng, mỏi, đau nhức về chiều tối hoặc khi đi lại nhiều, tình trạng này chỉ đỡ khi người bệnh được nghỉ ngơi thoải mái.
- Tê chân khi ngồi hoặc đứng lâu một tư thế.
- Cảm giác như có dịch chạy trong bắp chân rất khó chịu.
- Chuột rút thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm, tần suất tăng dần.
- Sưng phù ở bàn chân và cổ chân, thường xuất hiện khi đứng nhiều.
- Khi bệnh nặng, chân bắt đầu có những vết lở loét rất khó chữa lành, thường gặp nhất là ở vùng mắt cá chân.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi thì quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh nên độ đàn hồi của tĩnh mạch sẽ càng kém. Vì thế tỷ lệ suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới ở người già cao hơn nhiều so với người trẻ.
- Giới tính: Phụ nữ có tỷ lệ mắc suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới cao hơn ở nam giới do cơ thể người phụ nữ thường có nhiều sự biến đổi về hormon trong các giai đoạn dậy thì, mang thai, thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng và hoạt động của tĩnh mạch, gây giãn tĩnh mạch, ứ huyết tại mạch ngoại vi.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Tính chất công việc phải đứng lâu, ngồi nhiều, mang vác nặng hay các thói quen ít vận động, mặc quần áo bó sát, ăn nhiều thức ăn giàu đường, tinh bột, chất béo, thiếu chất xơ,... đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới.
- Cân nặng: Béo phì làm tăng áp lực lên chân, làm cho các tĩnh mạch chi dưới bị quá tải dẫn đến hiện tượng bị suy giãn.
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới có nguy hiểm không?
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới dễ được nhận biết qua những triệu chứng lâm sàng, điển hình là hiện tượng xuất hiện tĩnh mạch xanh tím nổi dưới da. Chính vì vậy, đa phần người bệnh đều được phát hiện và điều trị kịp thời nên ít khi xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới cũng không nên chủ quan mà cần có những biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời và ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Bởi vì những biến chứng của bệnh lý này rất nguy hiểm, có thể đe dọa ngay đến tính mạng con người.
Đặc biệt là biến chứng huyết khối do máu ứ đọng lâu ngày tạo nên các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Trường hợp nhẹ thì các cục máu đông này chỉ gây tắc mạch tại chỗ, nhưng nguy hiểm hơn thì các cục máu đông có thể theo dòng máu đến phổi gây thuyên tắc phổi, đến tim gây nhồi máu cơ tim, và có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Biến chứng huyết khối tĩnh mạch
Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân phổ biến hiện nay
Các phương pháp điều trị nội khoa
- Thuốc tây y:
Sử dụng thuốc tây y là phương pháp điều trị chính trong giai đoạn vừa và nhẹ của bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới.
Nhưng các loại thuốc tây này chỉ chú trọng vào mục tiêu giảm triệu chứng khó chịu cho người bệnh mà không loại bỏ được căn nguyên gây bệnh. Vì thế, sau khi ngừng sử dụng thuốc thì các triệu chứng sẽ nhanh chóng tái phát trở lại.
Hơn nữa, thuốc tây khi sử dụng trong thời gian dài có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng ta.
- Vớ ép y khoa:
Việc sử dụng vớ ép y khoa với áp lực thích hợp giúp hạn chế hiện tượng máu ứ đọng trong lòng mạch, cải thiện lưu thông máu, từ đó giúp giảm các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới.
Tuy nhiên, vớ ép gây cảm giác nóng bức, bí bách, khó chịu. Đồng thời, khi ngừng sử dụng thì bệnh lại tái phát như cũ.
Hơn nữa, nếu sử dụng vớ ép có áp lực không thích hợp thì tình trạng bệnh cũng không được cải thiện, thậm chí có thể làm cho tình trạng suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới trở nên trầm trọng hơn.
Vớ ép y khoa
- Phương pháp chích xơ:
Đây là phương pháp làm xơ hóa phần tĩnh mạch bị suy giãn, từ đó giúp loại bỏ nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro như: bệnh nhân dị ứng với thuốc gây xơ, hoại tử da do thoát nước ra xung quanh, tiêm nhầm vào động mạch (có thể phải cắt cụt chi).
Đồng thời phương pháp này cũng không có tác dụng bảo vệ các tĩnh mạch chưa bị suy giãn nên tỷ lệ tái phát rất cao.
Các phương pháp điều trị ngoại khoa
- Phẫu thuật Muller:
Với các phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành rạch những vết nhỏ ngay vị trí các tĩnh mạch nông bị suy giãn, sau đó dùng móc hoặc kẹp chuyên dụng rút bỏ các tĩnh mạch này.
Ưu điểm của phương pháp này là nhanh chóng loại bỏ những tĩnh mạch bị suy giãn nên các triệu chứng của bệnh hết nhanh chóng, nhưng nhược điểm là tỷ lệ tái phát rất cao.
- Phẫu thuật Stripping:
Phương pháp này sử dụng dụng cụ tuốt bỏ tĩnh mạch để lấy bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn, giúp hết nhanh các triệu chứng nhưng tỷ lệ thành công thấp và nguy cơ biến chứng cao.
Như chúng ta đã thấy, các phương pháp điều trị nói trên đều chỉ tập trung cải thiện các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới, mà không giải quyết các căn nguyên gây bệnh nên bệnh thường bị tái phát nhiều lần.
Chính vì vậy, các bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới nên áp dụng sớm các biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng bệnh lý này. Đó là các biện pháp nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới
-
Xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học
Chế độ ăn uống: Bệnh nhân nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất (đặc biệt là vitamin E và C), đồng thời uống đủ nước mỗi ngày. Biện pháp này sẽ giúp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới hiệu quả.
Chế độ tập luyện: Bệnh nhân nên lựa chọn các phương pháp tập luyện có cường độ nhẹ nhàng: đi bộ, chạy bộ, bơi lội, tập yoga, đồng thời hạn chế tập luyện các bài tập có cường độ nhanh, mạnh như nhảy cao, nhảy xa, cử tạ,...
-
Sử dụng thảo dược thiên nhiên giúp khắc chế suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới hiệu quả
Cây dẻ ngựa
Cây dẻ ngựa
Hiện nay, cây dẻ ngựa được trồng phổ biến ở những vùng khí hậu ôn đới trên toàn thế giới, có hoạt chất chính là Aescin có tác dụng:
- Trợ tĩnh mạch: Aescin làm tăng sản xuất Prostaglandin - ức chế quá trình dị hóa của các mucopolysaccharide ở mô tĩnh mạch, giúp cải thiện khả năng co bóp của tĩnh mạch.
- Giảm phù sưng: Aescin làm tăng tính nhạy cảm với ion calci, giảm tính thấm của mao mạch và tăng cường co bóp tĩnh mạch, nhờ đó giúp cải thiện độ bền của tĩnh mạch, làm lành vết thương, giảm phù nề. Đồng thời, Aescin có khả năng ức chế tình trạng thiếu oxy ở mô và giảm hàm lượng ATP ở các tế bào nội mạc, từ đó ức chế sự giải phóng prostaglandins, giúp làm giảm hiện tượng ứ máu tĩnh mạch và phù nề.
Cây chổi đậu
Câu chổi đậu
Cây chổi đậu có khả năng kích thích tăng tiết chất gây co mạch, cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu. Từ đó giúp giảm các triệu chứng: nặng chân, đau mỏi chân, sưng chân, chuột rút, giảm phồng tĩnh mạch, làm tĩnh mạch khỏe hơn.
Đặc biệt nếu sử dụng kết hợp cây chổi đậu với bạch quả sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng của suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới.
Hoa hòe
Hoa hòe
Hoa hòe là một loại thảo dược thiên nhiên rất quen thuộc với người Việt Nam. Thành phần chính của hoa hòe là Rutin - 1 loại vitamin P giúp làm bền thành mạch, tăng cường sức chịu đựng của thành mạch, phòng ngừa nguy cơ đứt vỡ mạch.
Cam, chanh
Diosmin và hesperidin chiết xuất từ vỏ cam chanh
Diosmin và Hesperidin được chiết xuất từ vỏ của họ cam chanh có tác dụng hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới hiệu quả. Hai thành phần này có tác dụng làm giảm sản xuất các yếu tố gây viêm cũng như giảm sản sinh các gốc tự do, có tác dụng chống oxy hóa trực tiếp, từ đó giúp giảm nhanh tình trạng sưng phù.
Đồng thời, chúng còn có tác dụng bảo vệ vi tuần hoàn, cải thiện tính thấm mao mạch và tăng cường sức bền thành mạch, giảm hiện tượng máu ứ đọng trong lòng mạch.
Các loại thảo dược trên đây đều có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới. Tuy nhiên phương pháp thủ công thường dùng là sắc uống các loại thảo dược này mất rất nhiều thời gian, công sức và đòi hỏi sự kiên trì. Vì vậy hiệu quả đạt được thường không cao.
Để khắc phục nhược điểm này, các nhà khoa học hàng đầu Mỹ và Canada đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm BoniVein là sự kết hợp hoàn hảo của 9 loại thảo dược quý, giúp cải thiện suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới an toàn và hiệu quả.
BoniVein - Đánh tan nỗi lo suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới
BoniVein nổi bật với công thức toàn diện là sự kết hợp hoàn hảo của 9 loại thảo dược quý, bao gồm: hạt dẻ ngựa, rutin (chiết xuất từ hoa hòe), diosmin và hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh), lý chua đen, hạt nho, vỏ thông, bạch quả, cây chổi đậu tạo nên 3 nhóm tác dụng, tác động vào mọi khía cạnh của bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới:
- Giúp tăng cường sức bền thành mạch và cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch, đồng thời giúp co nhỏ các tĩnh mạch bị suy giãn, giảm nhanh các triệu chứng: đau chân, nặng chân, nhức mỏi, tê bì chân, chuột rút,... và ngăn ngừa các biến chứng.
- Giúp bảo vệ tĩnh mạch trước sự tấn công của các tác nhân oxy hóa và gốc tự do.
- Giúp hoạt huyết, giảm tình trạng ứ máu trong lòng tĩnh mạch, ngăn ngừa biến chứng huyết khối.
Đồng thời, BoniVein còn được bào chế bằng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới - Microfluidizer. Với công nghệ nano tiên tiến này, tất cả các thảo dược trong BoniVein đều chuyển sang dạng phân tử hạt với kích thước siêu nhỏ (<70 nm), giúp khả năng hấp thu và hiệu quả tác dụng tăng gấp nhiều lần so với bào chế bằng các phương pháp truyền thống.
Phản hồi của các bệnh nhân sử dụng BoniVein:
BoniVein là một trong những sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới đã và đang được đông đảo người bệnh tin tưởng sử dụng. Dưới đây là một số phản hồi của các khách hàng đã sử dụng BoniVein:
Cô Trần Thị Chính (57 tuổi). Địa chỉ: số 66, khu phố Thọ Môn, phường Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Số điện thoại: 0983.291.015.
Cô Trần Thị Chính (57 tuổi)
“Thời gian đầu, cô bị đau vùng bắp chân, tê bì bàn chân, đêm đến chân cô hay bị tê và chuột rút đau nhức cả đêm. Bệnh ngày càng nặng nên cô đi khám thì bác sĩ nói cô bị suy giãn tĩnh mạch sâu và kê cho dùng thuốc Daflon. Cô dùng Daflon đều đặn, liên tục trong 2 tháng nhưng chân vẫn đau tức, thậm chí cô còn thấy gân xanh nổi lên và nhiều vết thâm tím trên chân. Tình cờ cô biết đến sản phẩm BoniVein của Mỹ và Canada nên mua về dùng với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần. Sau khi sử dụng khoảng 2 lọ BoniVein, chân cô đã đỡ đau tức, đi đứng bớt nặng nhọc hơn nên cô kiên trì dùng thêm. Khi dùng hết 4 lọ thì các triệu chứng khó chịu của bệnh đã giảm hẳn, tĩnh mạch xanh nổi lên và những vết thâm tím trên chân đã mờ hơn rất nhiều.”
Chị Tạ Thị Diệu Nguyên (54 tuổi). Địa chỉ: số nhà 16, đường Trường Chinh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Số điện thoại: 0983.971.224.
Chị Tạ Thị Diệu Nguyên (54 tuổi)
“Chị bị suy giãn tĩnh mạch lâu rồi. Chân chị thường xuyên đau nhức, nặng mỏi, khó chịu, đêm đến chị hay bị chuột rút và khi đứng lâu thì hai chân sưng phù lên. Chị từng sử dụng vớ y khoa và dùng thuốc tây nhưng đeo vớ nóng bức, khó chịu lắm, còn uống thuốc tây thì chị bị dị ứng toàn thân, nổi mề đay, ngứa ngáy. Sau đó, chị may mắn biết đến sản phẩm BoniVein của Mỹ và Canada thông qua internet nên mua về dùng với liều 6 viên/ngày, chia 2 bữa. Sau khi dùng hết 4 lọ BoniVein thì các triệu chứng nặng mỏi chân, chuột rút, sưng phù... đã giảm rõ và sau 2 tháng thì hết hẳn các triệu chứng đó luôn. Vì thế, chị kiên trì dùng đều đặn thì sau khoảng 3 tháng, các vết thâm tím không còn, các tĩnh mạch xanh nổi lên cũng đã lặn được 90% rồi. Chị rất hài lòng!”
Bác Đào Tuyết Loan (75 tuổi). Địa chỉ: số 2, Hàng Bún, Ba Đình, Hà Nội. Số điện thoại: 0379.653.844.
Bác Đào Tuyết Loan (75 tuổi)
“Năm 2015, chân phải bác tự nhiên đau nhức, tê buốt, sưng phù to như chân voi, thậm chí bác còn nhìn thấy rõ nhiều đám tĩnh mạch to nổi lên ngoằn ngoèo.
Bác đi khám thì được bác sĩ kết luận là suy giãn tĩnh mạch và kê cho dùng thuốc Daflon, rutin và vitamin C. Thời điểm ấy bác cũng tình cờ biết đến sản phẩm BoniVein của Mỹ và Canada nên bác dùng kết hợp 6 viên BoniVein với 4 viên Daflon mỗi ngày. Sau tháng đầu tiên sử dụng, chân bác đã bớt sưng phù, đau nhức và tê buốt thì đã hết hẳn nên bác dừng sử dụng Daflon. Bác cũng giảm liều BoniVein xuống còn 4 viên/ngày thôi. Dần dần, bác hết hẳn các triệu chứng khó chịu, chân không còn sưng phù, các đám tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo trên da cũng co nhỏ lại 80-90% rồi. Đến nay, bác vẫn duy trì sử dụng 2 viên BoniVein mỗi ngày để ngăn ngừa triệu chứng tái phát.”
Hy vọng những thông tin từ bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc trả lời được câu hỏi: “Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới là bệnh như thế nào? Các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay là gì?”Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn bạn!
XEM THÊM: