Trong cuộc sống hiện đại, căng thẳng, stress là không thể nào tránh khỏi, đặc biệt là ở những người đang trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, nếu căng thẳng, stress trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác hại trên cả thể chất và tinh thần. Một trong các vấn đề thể chất có liên quan đến căng thẳng, stress là suy giãn tĩnh mạch. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số tác động tiêu cực của stress lên suy giãn tĩnh mạch và cách khắc phục.
Căng thẳng, stress gây ảnh hưởng thế nào đến bệnh suy giãn tĩnh mạch?
Căng thẳng, stress gây ảnh hưởng thế nào đến bệnh suy giãn tĩnh mạch?
Giảm lưu thông máu
Một trong những yếu tố nguy cơ của stress với suy giãn tĩnh mạch là làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Cụ thể, khi bạn căng thẳng, huyết áp tăng và tạo áp lực lên các mạch máu. Nếu bạn bị căng thẳng, stress trong thời gian dài thì các tĩnh mạch sẽ phải chịu áp lực liên tục, không được nghỉ ngơi. Khi các tĩnh mạch phải làm việc vất vả để đưa máu trở lại tim thì sẽ nhanh chóng suy yếu, khiến máu không thể chảy đúng hướng và tụ lại, gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Tình trạng máu kém lưu thông cứ tiếp diễn trong thời gian dài sẽ khiến chân ngày càng phù to, gây căng tức, nặng nề, đau đớn, nghiêm trọng sẽ dẫn đến các mạch máu nổi trên da.
Tăng cân
Khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hormone căng thẳng, ví dụ như cortisol. Cortisol sẽ khiến lượng đường trong máu cũng tăng lên và gửi tín hiệu cho thấy bạn cần ăn nhiều hơn để duy trì năng lượng đối phó với các tình huống gây căng thẳng. Trong thời gian ngắn, hormone căng thẳng khá hữu ích để giảm bớt sự căng thẳng.
Tuy nhiên, nếu tình trạng căng thẳng cứ kéo dài, cortisol liên tục được tiết ra sẽ khiến cho bạn ăn nhiều hơn mức thực tế và lượng đường trong máu tăng lên. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người bị tăng cân sau một thời gian căng thẳng cao. Và thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.
Cụ thể, khi bạn bị thừa cân béo phì thì trọng lượng lớn sẽ gây áp lực lên mạch máu. Các tĩnh mạch vốn đã bị tổn thương sẽ càng trở nên suy yếu hơn nữa và bị suy giãn. Nếu béo phì cấp độ nặng thì sẽ còn dẫn đến một loạt vấn đề khác nữa như bệnh tiểu đường hay bệnh tim mạch.
Những người béo phì thường không nhận thấy được các tĩnh mạch phình lên do có quá nhiều mỡ thừa che phủ và chỉ phát hiện ra chứng giãn tĩnh mạch khi vấn đề bắt đầu ảnh hưởng đến vùng da bên trên, ví dụ như loét da. Một vấn đề khác ở người béo phì bị suy giãn tĩnh mạch là các tĩnh mạch nằm quá sâu, khiến cho bác sĩ khó có thể tiếp cận đến và xử lý các tĩnh mạch bị tổn thương.
Béo phì là yếu tố nguy cơ gây suy giãn tĩnh mạch
Gây cản trở điều trị
Stress không chỉ làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch mà còn gây cản trở quá trình điều trị các vấn đề này. Khi căng thẳng, chúng ta thường có xu hướng ăn nhiều hơn bình thường, không tập thể dục thường xuyên. Đây là các yếu tố nguy cơ khiến tình trạng suy giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng hơn.
Làm thế nào để giảm mức độ căng thẳng?
Cân bằng công việc/cuộc sống của bạn
Mất cân bằng công việc - cuộc sống là yếu tố gây căng thẳng phổ biến nhất. Do đó, bạn nên học cách cân bằng công việc - cuộc sống. Bạn hãy sắp xếp các công việc của mình theo thứ tự ưu tiên từ quan trọng nhất đến bớt quan trọng hơn. Sau khi đã xác định được thứ tự ưu tiên của mình, hãy bắt đầu với thói quen lập thời gian biểu cho những hoạt động trong ngày. Đặc biệt, bạn hãy nhớ dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để tránh căng thẳng nhé!
Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục không chỉ có lợi cho tĩnh mạch của bạn mà còn có thể làm giảm mức độ căng thẳng. Bạn hãy chọn một môn thể thao yêu thích của mình và tập thường xuyên ít nhất 30 phút/ ngày và ít nhất 5 ngày/ lần.
Lên thực đơn phù hợp
Căng thẳng có thể khiến bạn ăn nhiều hơn mức mong muốn. Bạn có thể hạn chế điều này bằng cách lên thực đơn phù hợp cho bản thân mình. Bạn hãy xây dựng thực đơn đủ chất, cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa.
Tuy nhiên, giảm căng thẳng chỉ là một trong nhiều yếu tố giúp bạn ngăn ngừa và kiểm soát bệnh suy giãn tĩnh mạch. Mời bạn theo dõi phần tiếp theo để nắm thêm một số biện pháp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch.
Các biện pháp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch
Để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch, bên cạnh việc giảm căng thẳng, stress, bạn nên chú ý thêm những điều sau:
- Tránh đứng hoặc ngồi lâu: Đứng lâu, ngồi nhiều sẽ tạo áp lực lên các tĩnh mạch chân, làm tăng nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Do đó, để hạn chế tình trạng này, bạn nên tránh đứng hoặc ngồi quá lâu. Nếu phải đứng lâu, bạn nên ngồi xuống khoảng 15 phút, xoa bóp bắp chân để tăng cường lưu thông máu sau đó có thể đứng trở lại. Việc vận động giúp các cơ ở chân di chuyển máu về tim nhiều hơn.
- Tập thể dục thường xuyên: giúp tăng khả năng đẩy máu của các tĩnh mạch về tim.
- Giảm cân nếu bị thừa cân.
- Tránh mặc quần áo bó sát: Quần áo bó sát sẽ gây cản trở lưu thông máu, tạo áp lực lên thành mạch máu và dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.
- Gác chân cao khi ngủ: Tư thế này sẽ giúp máu được lưu thông dễ dàng hơn, không bị tắc nghẽn lại trong lúc ngủ. Đồng thời còn giúp giảm áp lực lên đôi chân.
Bạn hãy tránh mặc quần áo bó sát.
Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đọc đã nắm được mối liên hệ giữa căng thẳng, stress và suy giãn tĩnh mạch cũng như các biện pháp cải thiện suy giãn tĩnh mạch. Nếu muốn biết các biện pháp cải thiện và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- 4 bài tập thể dục chân cải thiện suy giãn tĩnh mạch cho dân văn phòng
- Người bệnh suy giãn tĩnh mạch bị vỡ tĩnh mạch: Làm sao để phòng ngừa?