Chuyên gia giải đáp: Thức khuya nhiều có khiến gan yếu đi không?

Cập nhập: Thứ bảy, 22/04/2023

 

Câu hỏi

   Chào chuyên gia, tôi là kỹ sư công nghệ thông tin, làm về thiết kế phần mềm, đánh giá hiệu quả và xử lý các sự cố, lỗi hệ thống. Vì tính chất công việc, nên tôi thường xuyên phải thức đến 1 - 2 giờ đêm, ít cũng 2 - 3 lần một tuần, nhiều thì 4 - 5 lần. Tôi có đọc được thông tin về việc thức khuya nhiều có thể khiến gan yếu đi. Do đó, tôi cũng đã cố gắng đi ngủ sớm, nhưng vẫn không thể ngủ được trước 11 giờ, nên rất lo lắng. Chuyên gia cho hỏi, thông tin trên có đúng hay không và làm sao để tôi có thể ngủ được sớm hơn ạ?

(Thanh Hải, 35 tuổi, Sóc Sơn)

 

Thức khuya nhiều có khiến gan yếu đi không?

Chuyên gia giải đáp: Thức khuya nhiều có khiến gan yếu đi không?

 

Thức khuya có khiến gan yếu hay không?

   Chào anh, gan yếu là tình trạng chức năng gan suy giảm, không còn hoạt động một cách hiệu quả trong việc như: Đào thải độc tố, sản xuất dịch mật để tiêu hóa thức ăn, cung cấp năng lượng và dự trữ các loại vitamin, khoáng chất quan trọng,...

  Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến gan yếu dần đi theo thời gian, trong đó bao gồm việc thức khuya nhiều và thường xuyên. Theo quan điểm của Đông y, gan là cơ quan chủ về huyết, giúp huy động máu đến các cơ quan khi chúng ta học tập, làm việc, hoạt động,...

   Khi nghỉ ngơi, nhu cầu sử dụng giảm, máu sẽ quay trở về gan. Do đó, khi chúng ta ngủ sâu, cơ thể hoàn toàn tĩnh lặng là lúc mà gan thực hiện công việc chuyển hóa chất dinh dưỡng, đồng thời thải độc và loại bỏ những chất dư thừa trong cơ thể. Quá trình này diễn ra trong khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng hôm sau. Và từ 1 - 3 giờ sáng, túi mật sẽ tiết dịch để tiêu hóa chất béo, cholesterol.

    Vì vậy, nếu thức khuya sau 23 giờ đêm, gan vừa phải điều phối máu đến các cơ quan, vừa phải thực hiện công việc chuyển hóa và đào thải chất độc hại. Điều này về lâu dài làm tăng gánh nặng cho gan, tăng phản ứng oxy hóa sản sinh nhiều chất trung gian độc hại, và khiến tế bào kupffer hoạt động quá mức.

    Tế bào kupffer là một loại đại thực bào nằm trong xoang gan, có nhiệm vụ xử lý vi khuẩn, hồng cầu già chết, cũng như tạo phản ứng miễn dịch. Quá trình này sẽ phóng ra các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β và interleukin,...

   Do đó, nếu tế bào kupffer hoạt động quá mức, các chất gây viêm này được sản sinh ra nhiều hơn, gây hủy hoại tế bào và làm suy giảm chức năng của gan, tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh lý như: Gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan,... hay thậm chí là ung thư gan.

   Bên cạnh đó, việc thức khuya quá nhiều còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như tim mạch, thận, tăng nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa như kháng insulin. Những điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động của gan, khiến gan yếu đi theo thời gian. Do đó, chúng ta nên ngủ trước 23 giờ đêm, để giúp gan có thể hoạt động một cách ổn định.

 

Thức đêm nhiều hoàn toàn có thể khiến gan yếu đi

Thức đêm nhiều hoàn toàn có thể khiến gan yếu đi

 

Làm cách nào để điều chỉnh lại giấc ngủ như bình thường?

   Nguyên nhân khiến anh đã cố gắng, nhưng vẫn không thể ngủ trước 23 giờ đêm là do bị thay đổi nhịp sinh học. Trong y học, tình trạng này được gọi là rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học, xảy ra do giấc ngủ bị gián đoạn liên tục, hoặc bị thay đổi giờ giấc trong một thời gian dài, dẫn đến hình thành thói quen ngủ mới.

    Trên thực tế, giấc ngủ của chúng ta được điều chỉnh bởi các loại hormone như melatonin và cortisol. Khi vào ban đêm, tuyến tùng sẽ sinh ra nhiều melatonin, từ đó tạo cảm giác buồn ngủ, giúp chúng ta đi vào giấc ngủ dễ dàng. Khi trời sáng, lượng melatonin giảm dần, cortisol tiết ra nhiều hơn và làm chúng ta tỉnh giấc.

   Do đó, khi thời gian ngủ thay đổi, việc bài tiết các hormone này lâu dần cũng sẽ được điều chỉnh lại, khiến cho giấc ngủ bị lệch khỏi nhịp sinh học bình thường. Chính vì vậy, nếu muốn ngủ được như bình thường, thì cần phải có thời gian để các hormone này điều chỉnh trở lại.

   Trước hết, anh cần sắp xếp lại công việc để có thể ngủ được đúng giờ, một cách liên tục trong nhiều ngày, mà không bị gián đoạn. Đồng thời, anh hãy áp dụng thêm các biện pháp dưới đây:

Chỉ sử dụng giường để ngủ

    Anh chỉ nên dùng giường để ngủ, không nên thực hiện các việc khác như dùng máy tính, điện thoại hay xem tivi, ăn uống,... Mục đích của việc này là tạo phản xạ giữa giường với giấc ngủ, khi nằm lên giường cơ thể sẽ nhận biết rằng đây là thời điểm đi ngủ.

 

Không nên thực hiện các công việc khác trên giường

Không nên thực hiện các công việc khác trên giường

 

Lên giường nằm ngủ vào một khung giờ nhất định

   Anh hãy lên giường để ngủ vào cùng một thời điểm trong ngày để cơ thể làm quen với chu kỳ sinh học mới. Tuy nhiên, anh sẽ chưa thể ngủ được ngay, do đó, nếu thấy quá khó ngủ, anh có thể ra khỏi giường, để thư giãn, đọc sách,... đến khi nào thấy buồn ngủ thì mới quay trở lại giường.

Giữ phòng tối và hạ bớt nhiệt độ

   Phòng ngủ tối và nhiệt độ thấp hơn một chút so với cơ thể sẽ giúp kích thích sản xuất hormone melatonin, từ đó tạo ra cảm giác buồn ngủ, dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Phơi nắng vào buổi sáng

   Ánh sáng mặt trời sẽ giúp điều chỉnh lại đồng hồ sinh học trong cơ thể, bằng cách hạn chế sản xuất melanin vào buổi sáng, và kích thích sản xuất melatonin vào buổi tối. Đồng thời, ánh sáng mặt trời cũng giúp tăng cường sản xuất serotonin - một chất dẫn truyền thần kinh giúp giảm căng thẳng, stress.

Sử dụng sản phẩm BoniSleep +

  BoniSleep + là sản phẩm được tạo thành bởi các dưỡng chất sinh học như Melatonin, 5-HTP, L-theanine, Lactium, GABA. Trong đó, melatonin sẽ giúp điều chỉnh lại giấc ngủ về nhịp sinh học bình thường. 5-HTP, L-theanine, Lactium, GABA giúp giảm căng thẳng, stress, nuôi dưỡng hệ thần kinh, tạo cảm giác thư giãn, dễ chịu.

    Ngoài ra, BoniSleep + còn chứa nhiều loại thảo dược tự nhiên như: Sâm Ấn Độ, hoa bia, cây nữ lang, ngọc trai, cây rễ vàng giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ. Vitamin B6 và Magie oxit giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh, giảm suy nhược.

 

Thành phần và công dụng của BoniSleep +

Thành phần và công dụng của BoniSleep +

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về việc thức khuya khiến gan yếu đi như thế nào, cũng như cách để điều chỉnh lại giấc ngủ về bình thường. Nếu cần được hỗ trợ các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

BoniSleep giúp tôi thay đổi cả cuộc đời khi tìm lại được giấc ngủ ngon!

Cô giáo Đặng Thị Thu Thủy, 41 tuổi ở Thôn Ngọc Trúc, xã Minh Hoàng, huyện Phù Cừ, Hưng Yên

Từng suy kiệt vì mất ngủ, giờ tôi đã hồi sinh

Cô Phan Thị Thu Tâm (ở 59 đường Trần Khánh Dư, Phường Nghĩa Trung, Thị xã Gia Nghĩa, Đắk Nông)

Hà Nội: Xua tan mất ngủ do stress nhờ BoniSleep

Anh Vũ Đức Hiệp, 31 tuổi, số 102, tổ 9, Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội.

Những tổn thương thời thơ ấu có thể gây mất ngủ khi trưởng thành

Nhưng năm tháng đầu đời nếu không được suôn sẻ, phải chịu đựng nhiều tổn thương thì có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần khi trưởng thành, trong đó có mất ngủ.

Bữa tối nên ăn gì để dễ ngủ? 5 gợi ý tốt nhất dành cho bạn

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn biết được bữa tối nên ăn gì để dễ ngủ, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844