Tại sao chỉ số acid uric an toàn mà vẫn bị đau gút cấp?

Cập nhập: Thứ sáu, 17/03/2023

 

Hỏi:

   Chào chuyên gia! Tôi bị gút nhiều năm nay, acid uric trước đây của tôi thường xuyên trên 500 µmol/l. Cứ khoảng 10 ngày đến nửa tháng tôi lại bị đau 1 lần.

    Hiện nay, nhờ ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt kết hợp với uống BoniGut + của Mỹ mà acid uric của tôi đã về an toàn, tôi mới đi đo lại là chỉ còn 396 µmol/l thôi.

    Cứ tưởng thế là yên tâm rồi, nhưng tôi lại mới bị đau lại một trận xong. Tuy cơn gút cấp có nhẹ hơn nhưng tôi không hiểu tại sao acid uric đã an toàn mà tôi vẫn bị đau? Mong chuyên gia giải đáp giúp tôi và cho tôi xin lời khuyên, làm thế nào để hết tình trạng này, tôi xin cảm ơn!

Dương Minh Tuệ, 62 tuổi

 

Cơn gút cấp

Cơn gút cấp (ảnh minh họa)

 

Trả lời:

   Chào bác Tuệ, acid uric của bác mới về được ngưỡng an toàn nhưng bác vẫn bị đau gút cấp, điều đó cũng dễ hiểu, bởi thường khi bệnh có chiều hướng giảm thì nó sẽ được biểu hiện ở các xét nghiệm sinh hóa trước, còn triệu chứng biểu hiện ra ngoài sẽ giảm sau. Điều này có thể giải thích dễ dàng dựa trên cơ chế bệnh sinh của bệnh gút.

     Với người bị gút, sau nhiều năm mắc bệnh, acid uric tăng cao kéo dài như trường hợp của bác thì các muối urat hình kim sẽ được hình thành và tích tụ tại các khớp.

    Cơn gút cấp là hậu quả của việc lượng muối urat tích tụ nhiều tại khớp, khi gặp các yếu tố thuận lợi, hệ thống miễn dịch phản ứng với các tinh thể này, gây ra tình trạng viêm ở khớp với biểu hiện sưng, nóng, đỏ, người bệnh bị đau dữ dội.

    Đưa được acid uric trong máu về an toàn là thành công bước đầu. Trước tiên, nó sẽ ngăn tình trạng muối urat tích tụ thêm vào khớp, không để bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, acid uric về an toàn không có nghĩa là muối urat ở khớp đã được loại bỏ hoàn toàn. Những tinh thể muối này cần nhiều năm để tích tụ thì cũng cần 1 thời gian dài để có thể hòa tan và đào thải ra ngoài cơ thể.

   Một khi các muối urat vẫn còn trong khớp, cơn gút cấp vẫn dễ khởi phát nếu gặp các yếu tố thuận lợi như:

  • Acid uric trong máu tăng cao sau 1 bữa ăn giàu đạm, uống rượu bia.
  • Bác gặp căng thẳng, stress.
  • Sau 1 va chạm khớp.
  • Khi thời tiết thay đổi, nóng hoặc lạnh đột ngột, nhất là vào thời điểm giao mùa.

 

muối urat tích tụ trong khớp

Acid uric an toàn nhưng vẫn bị cơn gút cấp là do vẫn còn muối urat tích tụ trong khớp

 

Như những gì bác miêu tả thì cơn đau của bác đang có cải thiện tích cực, đó là:

  • Tần suất cơn đau thưa ra: từ 10-15 ngày đau 1 lần thì nay 1 tháng bác mới đau 1 lần.
  • Mức độ cơn đau nhẹ hơn.

   Đó là kết quả của việc acid uric được đưa về an toàn, lượng muối urat tích tụ trong khớp đã giảm dần, đây là tín hiệu rất tốt.

 

Cần làm gì khi acid uric an toàn nhưng vẫn bị đau gút cấp?

    Như đã nói ở trên, bệnh của bác đang được cải thiện tốt. Để hướng tới mục tiêu không bị đau gút cấp nữa, bác cần duy trì giữ nồng độ acid uric ở mức an toàn như hiện nay đồng thời kết hợp thêm một số biện pháp ngăn chặn yếu tố gây khởi phát cơn đau, cụ thể:

- Tiếp tục dùng đều BoniGut +: Gút là bệnh lý mạn tính, vì thế nên dù acid uric của bác đã về an toàn rồi thì bác vẫn cần có biện pháp để phòng ngừa acid uric tăng trở lại. Biện pháp an toàn đó là bác tiếp tục sử dụng BoniGut +. Sản phẩm này có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ. Đồng thời, khi duy trì được nồng độ acid uric ở ngưỡng an toàn thì dần dần muối urat trong khớp sẽ hòa tan lại vào máu, từ đó có thể ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát.

- Vẫn chú ý kiêng rượu bia và các thực phẩm giàu đạm như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, trứng vịt lộn, măng nấm, giá đỗ…

- Nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh, uống đủ nước mỗi ngày.

- Tăng cường tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ… Tuy nhiên, bác không nên tập luyện quá sức. Tránh va chạm khớp bằng cách không chơi các môn thể thao vận động mạnh và có nguy cơ va chạm cao như bóng đá, bóng chuyền…

 

BoniGut

Dùng đều BoniGut + để kiểm soát tốt bệnh gút

 

  • Bảo vệ khớp khi thay đổi thời tiết.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress.

 

Cần làm gì khi có cơn gút cấp?

    Như đã trình bày ở trên, trong thời gian tới bác vẫn có thể gặp cơn gút cấp nhưng tần suất sẽ thưa hơn, mức độ đau sẽ nhẹ nhàng hơn.

    Nếu bị đau gút cấp, bác nên thực hiện các phương pháp sau đây để giảm đau nhanh chóng:

  • Uống thuốc giảm đau tây y đúng cách khi cần thiết. Đồng thời, bác nên tăng liều BoniGut lên 6 viên/ngày để cơn đau qua nhanh hơn. Khi đỡ đau, bác có thể ngừng thuốc tây giảm đau và tiếp tục dùng BoniGut.
  • Hạn chế vận động, cần để khớp nghỉ ngơi tuyệt đối, bác nên nâng cao chân khi nằm.
  • Chườm đá lạnh: Bác có thể lấy vài viên đá lạnh cho vào một chiếc khăn mềm, bọc kín lại, sau đó chườm nhẹ nhàng lên vùng khớp bị đau.

 

Uống thuốc giảm đau

Uống thuốc giảm đau khi bị đau gút cấp dữ dội

 

   Hy vọng đến đây bác Tuệ đã biết tại sao acid uric trong máu an toàn mà vẫn có cơn gút cấp, đồng thời có giải cho mình giải pháp hiệu quả để phòng ngừa cơn đau. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bác Tuệ vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước phí:1800.1044 để được tư vấn. Xin cảm ơn!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Đắc Lắc: Tôi đã từng nghĩ mình sẽ bị bệnh gút hành hạ suốt đời...

Chú Lê Văn Tam (50 tuổi ở số nhà 08, số nhà 08, thôn tân tiến, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắc Lắc)

Dùng BoniGut kết hợp thuốc tây được không?

Dùng BoniGut kết hợp thuốc tây được không?

Chủ quan với bệnh gút, bạn có thể phải trả giá đắt!

Nhiều người thường nảy sinh tâm lý chủ quan, mà không biết rằng, “lưỡi dao” của bệnh gút đã cận kề sau lưng. Vậy, người bệnh gút sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì?

Quá trình hình thành và ảnh hưởng của muối monosodium urat với người bệnh gút

Quá trình hình thành muối monosodium urat như thế nào? Ảnh hưởng của nó với bệnh gút ra sao? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây!

Đẩy lui bệnh gút sau 22 năm

Ông Nguyễn Hùng Lân, 85 tuổi, ở toàn nhà Nông Sản, số 25, Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Chuyên gia giải đáp: Chướng bụng đầy hơi là bệnh gì?

Chuyên gia giải đáp: Chướng bụng đầy hơi là bệnh gì?

Chướng bụng đầy hơi là một triệu chứng rất phổ biến, gây khó chịu và không thoải mái cho người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chướng bụng đầy hơi là triệu chứng của bệnh gì, bởi có rất nhiều bệnh khác nhau cùng có chung triệu chứng này. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chướng bụng đầy hơi, các nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844