Người tiểu đường có ăn được rau muống không?

Cập nhập: Thứ sáu, 16/06/2023

 

Câu hỏi: Chào chuyên gia! Tôi mới phát hiện tiểu đường được 5 tháng nay. Tôi biết là căn bệnh này cần kiêng khem nghiêm ngặt, tập luyện đều đặn và đã thực hiện nó rất nghiêm túc. Nhờ vậy, chỉ số đường huyết của tôi khá ổn định, chỉ trên dưới 6 chấm. Hiện tại là mùa hè và tôi rất thích ăn rau muống. Nhưng tôi vẫn băn khoăn không biết người tiểu đường có ăn được rau muống không? Mong chuyên gia giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn!

Nguyễn Thị Hà, 48 tuổi, Nam Định

 

Người tiểu đường có ăn được rau muống không?

Người tiểu đường có ăn được rau muống không?

 

Trả lời: Người tiểu đường có ăn được rau muống không?

    Chào chị Hà! Chị hoàn toàn có thể ăn rau muống. Bởi loại rau này không những không khiến đường huyết của chị tăng cao mà còn mang lại nhiều lợi ích trong quá trình kiểm soát bệnh tiểu đường của chị. Cụ thể:

  • Rau muống có chỉ số đường huyết thấp (GI=10) nên nó là thực phẩm phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn của người bệnh tiểu đường.
  • Rau muống có nhiều chất xơ: Chất xơ rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Bản thân nó không làm tăng đường huyết. Đặc biệt, khi ăn chất xơ, ruột sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là thực phẩm nhiều đường và tinh bột, từ đó làm chậm quá trình tăng glucose ở trong máu. Ăn nhiều chất xơ cũng giúp con người có cảm giác no lâu hơn. Điều này giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả cho người tiểu đường có thừa cân, béo phì.
  • Rau muống mang lại nhiều lợi ích trên sức khỏe: Trong đông y, rau muống có tính mát, giúp thanh nhiệt, lợi niệu tốt. Việc ăn rau muống hay các loại rau khác, giảm tinh bột, đường và chất béo cũng hỗ trợ giúp giảm cholesterol và phòng ngừa biến chứng tim mạch cho người bệnh tiểu đường.

 

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý gì khi ăn rau muống?

    Như vậy, chị hoàn toàn có thể ăn rau muống. Nhưng tôi có một số lưu ý dành cho chị như sau:

  • Nên ăn rau muống luộc, hạn chế rau muống xào để giảm lượng chất béo đưa vào cơ thể.
  • Bên cạnh rau muống thì chị nên ăn thêm các loại rau, củ, quả ít ngọt khác, nên ăn đa dạng và đủ màu sắc các loại để cung cấp đầy đủ, toàn diện vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

    Hy vọng đến đây chị Hà đã biết người tiểu đường có ăn được rau muống không. Nếu có câu hỏi nào khác, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được giải đáp. Chúc chị sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Hướng dẫn cách chọn sữa cho người tiểu đường

Hướng dẫn cách chọn sữa cho người tiểu đường, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn trong bài viết ngay sau đây. 

Bệnh tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát tốt đường huyết?

Bệnh tiểu đường ăn gì tốt và nên kiêng ăn gì? Thông tin bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chỉ ra cụ thể về vấn đề này, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Uống nước mía có tốt không? Những chú ý khi dùng nước mía

Uống nước mía có tốt không? Nước mía có rất nhiều tác dụng như cung cấp năng lượng, thải độc gan, hỗ trợ xương khớp,...

Ý nghĩa của chỉ số đường huyết lúc đói với bệnh nhân đái tháo đường

 Trong các chỉ số chẩn đoán đái tháo đường và đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị đái tháo đường, đường huyết lúc đói là một chỉ số rất quan trọng. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về ý nghĩa của chỉ số này với bệnh nhân đái tháo đường nhé.

Một quả táo chứa bao nhiêu calo? Ăn táo có béo không?

Một quả táo chứa bao nhiêu calo? Trung bình, 1 quả quả táo chứa 52 calo, tuy nhiên, mỗi 1 loại táo sẽ chứa lượng calo khác nhau.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà