Chuyên gia giải đáp: Có nên bọc răng sứ không?

Cập nhập: Thứ năm, 27/04/2023

 

Câu hỏi:

    Chào chuyên gia, tôi năm nay 36 tuổi, răng của tôi khá chắc, chưa bị sâu nhưng do hàm răng trên không được đều và hơi hô nên vừa rồi tôi có đi nghe tư vấn về làm răng thẩm mỹ. Nha sĩ tại phòng khám răng khuyên tôi không nên niềng vì ở tuổi này răng sẽ khó chạy, khi niềng sẽ không thu được hiệu quả như mong muốn. Thay vào đó, họ khuyên tôi nên bọc răng sứ thì sẽ nhanh và đẹp hơn. Tôi muốn hỏi chuyên gia liệu tôi có nên bọc răng sứ không? Tôi xin cảm ơn!

Lê Thị Phương Thảo, Hà Nội

 

Có nên bọc răng sứ không?

Có nên bọc răng sứ không?

 

Trả lời:

    Chào chị Thảo, dựa trên những lợi ích mang lại và nguy cơ mà bọc răng sứ gây ra, tôi khuyên chị không nên thực hiện phương pháp này. Để giải thích rõ hơn, tôi sẽ giúp chị hiểu thêm về về cấu tạo của răng, vai trò của men răng và những tác hại của bọc răng sứ ngay sau đây.

 

Chúng ta không được tác động làm thay đổi cấu trúc vốn có của răng

    Người trưởng thành thường sẽ có 32 chiếc răng, trong đó đã bao gồm 4 răng khôn. Răng có đặc điểm nổi bật là vô cùng cứng, chắc, nó có nhiệm vụ nhai và nghiền nhỏ thức ăn.

    Từ trên xuống dưới, răng sẽ được chia thành 3 phần là thân răng, cổ răng và chân răng. Từ trong ra ngoài, răng được chia thành các lớp đó là men răng (ngoài cùng, bao bọc lấy phần thân của răng), ngà răng và tủy răng.

    Trong đó, men răng gồm hàm lượng lớn các khoáng chất như canxi và flour tạo thành lớp bảo vệ răng rất cứng, chắc và khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi con người vệ sinh răng miệng kém và/hoặc ăn nhiều đồ ngọt thì lớp men này cũng dần bị ăn mòn theo thời gian. Khi lớp men răng đó bị yếu đi, răng càng dễ bị vi khuẩn tấn công và tạo thành các lỗ sâu răng.

    Tủy răng là lớp trong cùng, được bao bọc và che chở bởi cả lớp men răng và ngà răng. Tủy răng có chứa rất nhiều dây thần kinh cảm giác và mạch máu giúp nuôi dưỡng răng khỏe mạnh. Khi sâu răng ăn mòn đến tủy hoặc có các yếu tố tác động đến bộ phận này thì sẽ khiến người bệnh bị đau đớn, thậm chí là chết tủy gây hỏng răng.

    Có thể thấy, lớp men răng vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ răng, và chúng ta phải có phương pháp bảo vệ lớp này hiệu quả.

 

Các bước bọc răng sứ và những tác động mà nó gây ra với răng

Khi bọc răng sứ, chị sẽ phải trải qua các bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn và đưa ra thống nhất về việc để lựa chọn loại răng sứ và mức giá.
  • Bước 2: Tiến hành mài răng với quy trình như sau:
  1. Gây tê giúp giảm ê buốt trong quá trình mài.
  2. Sử dụng máy mài để làm mất hoàn toàn phần men răng, một phần ngà răng .
  • Bước 3: Lấy dấu hàm và thiết kế răng sứ. Sau khi lấy dấu, bệnh nhân sẽ được gắn răng tạm để có thể nhai nuốt thức ăn và đảm bảo thẩm mỹ.
  • Bước 4: Gắn răng sứ lên răng sau khi chúng được chế tác xong.
  • Bước 5: Tái khám răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần.

    Như vậy, sau khi hoàn thành bước thứ 2, chị sẽ bị mất toàn bộ lớp men răng ngoài cùng và một phần của ngà răng. Lớp răng sứ được lắp vào sau đó sẽ không thể thay thế lớp men răng tự nhiên của con người (không đủ độ cứng) và nhiều vấn đề khác được tôi thông tin chi tiết hơn ngay sau đây.

 

Tác hại của bọc răng sứ

 

Tác hại của bọc răng sứ

Tác hại của bọc răng sứ

 

   Bọc răng sứ sẽ cải thiện nhanh chóng vấn đề thẩm mỹ cho chị nhưng chị sẽ phải đánh đổi lớn khi gặp phải nhiều hậu quả như sau:

  • Thường xuyên ê buốt và đau nhức răng: Để bọc răng sứ, bác sĩ phải tiến hành mài răng thật thành cùi răng để gắn mão sứ lên trên. Điều này sẽ khiến răng thật bị ê buốt và đau nhức kéo dài.
  • Giảm khả năng nhai cắn: Răng đã mài và bọc sứ sẽ không bao giờ chắc chắn được như răng thật. Thực tế cho thấy, người sau khi bọc răng sứ thì khả năng nhai cắn đã giảm đi rất nhiều, thậm chí răng của họ “chỉ dùng để làm cảnh”. Họ chỉ có thể ăn thức ăn mềm và đã cắt nhỏ, băm nhuyễn.
  • Răng sứ bị hở: Do cách chế tác mão sứ chưa phù hợp với răng thật của khách hàng, tay nghề của bác sĩ không cao làm cho mão sứ bị lệch khi gắn vào cùi răng thật hoặc do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Điều này gây ra nhiều hệ lụy như: Dễ kẹt thức ăn vào răng, vệ sinh khó khăn và tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Điều này dẫn đến tình trạng viêm nướu, sưng tấy kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng thật.
  • Bị hôi miệng : Trồng răng sứ sẽ bị hôi miệng nếu như kỹ thuật của bác sĩ không tốt hoặc vi khuẩn tấn công vào trong những răng đã bị mài.
  • Viêm nướu, viêm nha chu: Nhiều trường hợp trồng răng sứ bị viêm nướu, nặng hơn sẽ dẫn đến viêm nha chu. Nếu tình trạng bệnh tiến triển nặng, dịch chảy ra ở những túi mủ sẽ tạo ra mùi hôi miệng rất khó chịu, răng thật cũng bị lung lay và thậm chí có thể mất răng.

    Vì những tác hại kể trên, tôi khuyên chị không nên làm bọc răng sứ thẩm mỹ. Ngoài ra, việc niềng răng tuy an toàn hơn nhưng nếu không lựa chọn được nha khoa uy tín, chị cũng có thể gặp phải một số vấn đề như bật chân răng, tiêu chân răng, lệch khớp cắn... Do đó, chị cũng cần cân nhắc thật kỹ trước khi niềng. Chúc chị sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Lợi ích trên sức khỏe của keo ong

Keo ong là gì và nó có tác dụng gì trên sức khỏe không? Bài viết này sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi đó.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844