Hỏi:
Chào dược sĩ,
Em năm nay 27 tuổi, đang mang thai bé thứ nhất được 7 tháng và em mới phát hiện mình mắc bệnh trĩ. Em thường xuyên bị đau rát, ngứa ngáy vùng hậu môn khi đi vệ sinh, chưa xuất hiện búi trĩ. Dược sĩ cho em hỏi, liệu với tình trạng hiện giờ, em có thể sinh thường được không hay phải đẻ mổ ? Và bây giờ em cần làm gì để khắc phục tình trạng của mình? Em cảm ơn!
Thanh Thảo, Hà Nội
Đáp:
Chào bạn,
Bệnh trĩ là sự căng giãn quá mức các mạch máu, tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng. Do rối loạn nội tiết tố khi mang thai, trọng lượng thai nhi quá lớn, táo bón, thói quen ngồi nhiều, lười vận động của các bà bầu hay quá trình rặn nở khi sinh...mà bệnh trĩ thường xảy ra ở các bà bầu và kéo dài cho đến khi sau sinh.
Với câu hỏi là "Bà bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không?" thì câu trả lời là CÓ THỂ. Đối với trường hợp của bạn, bệnh trĩ đang ở giai đoạn đầu thì có thể đẻ thường. Tuy nhiên, việc đẻ thường có thể ít nhiều gây ảnh hưởng đến bệnh trĩ sau này vì khi sinh thường, thai phụ sẽ phải dồn sức để rặn, vùng trĩ bị tổn thương nặng hơn.
Trong quá trình mang thai, nếu bạn không kiểm soát bệnh tốt, bệnh trĩ có thể tiến triển giai đoạn nặng, búi trĩ sa ra ngoài quá lớn, gây đau đớn và khó chịu nhiều.
Do đó, bạn nên chia sẻ với bác sĩ về tình trạng hiện tại của bạn mỗi lần đi khám thai định kỳ, tốt nhất khi sinh, mình nên tuân theo chỉ bác sĩ về việc đẻ thường hay đẻ mổ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Giải pháp giúp bà bầu đối phó với bệnh trĩ trong giai đoạn mang thai
Để giúp cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ trong giai đoạn mang thai, bạn Thảo nên:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Táo bón là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ và khiến bệnh trầm trọng thêm, do đó, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học với các bà bầu là rất quan trọng. Cụ thể các bà bầu nên :
- Tăng cường bổ sung thêm nhiều rau xanh và hoa quả tươi: Những thực phẩm giàu chất xơ này sẽ giúp nhu động hoạt động hiệu quả hơn, giảm táo bón.
- Uống nhiều nước (khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày).
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ.
- Không uống rượu bia hoặc các loại thức uống có chứa cafein.
Bà bầu nên tăng cường bổ sung thêm rau xanh và hoa quả
Thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh
- Không nên ngồi quá lâu 1 chỗ.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày: Tập yoga, đi bộ…
- Tạo thói quen đi đại tiện hàng ngày giúp ruột già đào thải chất cặn bã đều đặn, không nhịn đại tiện.
- Tập nhíu cơ hậu môn khoảng 30-50 lần mỗi ngày.
Bà bầu bị trĩ nên tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng
Các biện pháp trên sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng và cải thiện bệnh trĩ trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, bệnh trĩ sẽ kéo dài cả sau khi bạn sinh con, thậm chí có thể trở thành bệnh mãn tính.
Trong trường hợp bệnh chuyển qua giai đoạn mãn tính, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp trên, bạn nên tham khảo sử dụng kết hợp với thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniVein chứa diosmin, hesperidin, hạt dẻ ngựa, rutin C, lý chua đen, vỏ thông… giúp làm giúp tăng sức bền thành mạch, cải thiện độ đàn hồi tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng, giảm các triệu chứng bệnh trĩ.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniVein + - Sản phẩm của Mỹ
Thành phần: Hạt dẻ ngựa, Diosmin, Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh), Rutin (chiết xuất từ hoa hòe), lý chua đen, hạt nho, vỏ thông, bạch quả, Butcher's broom.
Công dụng:giúp tăng sức bền của tĩnh mạch, giúp giảm các triệu chứng chảy máu, sa búi trĩ, sa trực tràng, đau rát, ngứa do bị trĩ.
Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh trĩ và sản phẩm BoniVein + , bạn vui lòng gọi lên số hotline 18001044, dược sĩ tư vấn sẽ giải đáp giúp bạn.. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chúng tôi. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe!
Xem thêm