Câu hỏi
Chào chuyên gia, khoảng 3 - 4 tháng gần đây, tôi thường xuyên cảm thấy chân tay mình hay bị lạnh. Mới đầu, tôi cứ tưởng là do đi ra ngoài trời lạnh nên mới bị, nhưng sau đấy thì thấy nhiều lúc đang ở trong nhà cũng thấy tay chân có cảm giác lạnh lạnh, rất khó chịu. Cũng vì thế mà tôi ngủ kém hơn, cứ phải ngâm chân, ngâm tay với nước gừng ấm cho hết lạnh thì mới ngủ được. Chuyên gia cho hỏi, tình trạng tay chân lạnh như thế này là bệnh gì ạ?
(Lưu Thị Liên, 72 tuổi, Hà Giang)
Chuyên gia giải đáp: Tay chân lạnh là mắc bệnh gì?
Tay chân lạnh là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào chị, tay chân thường xuyên có cảm giác lạnh là một hiện tượng rất phổ biến. Nếu thời tiết lạnh hoặc làm việc trong môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu ở đầu chi sẽ co lại, nhằm đối phó với việc bị mất nhiệt. Mạch máu co lại khiến máu lưu thông đến các đầu chi ít hơn, từ đó gây ra hiện tượng tay chân lạnh.
Khi được ủ ấm, hay trở về nhiệt độ bình thường, các mạch máu sẽ lại giãn ra. Từ đó, bàn tay, bàn chân sẽ từ từ ấm lại. Tuy nhiên, với tình trạng tay chân thường xuyên bị lạnh, ngay cả ở trong nhà, và còn ảnh hưởng đến cả giấc ngủ của chị, thì đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về sức khỏe.
Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng chân tay lạnh có thể kể đến như:
Thiếu vitamin B12
Vitamin B12 là một trong những loại vitamin nhóm B quan trọng với cơ thể. Nó tham gia vào quá trình tổng hợp ADN, hình thành các tế bào hồng cầu và thần kinh. Do đó, việc thiếu vitamin B12, sẽ gây tổn thương các bao myelin bọc quanh các dây thần kinh, làm giảm tốc độ dẫn truyền xung thần kinh, từ đó gây ra hiện tượng tay chân lạnh.
Trong trường hợp này, chị còn có thể cảm thấy chân tay tê bì, mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh, da nhợt nhạt, giảm thị lực, chán ăn, đầy hơi, táo bón,...
Thiếu máu
Thiếu máu xảy ra khi số lượng hồng cầu và huyết sắc tố giảm xuống dưới mức bình thường. Điều này làm gián đoạn quá trình vận chuyển dưỡng chất và oxy tới các cơ quan trong cơ thể. Nơi bị ảnh hưởng sớm nhất do thiếu máu là não bộ và các vị trí ở xa tim như đầu ngón tay, ngón chân. Điều này sẽ khiến chị thường xuyên bị lạnh chân tay, kèm theo ù tai, hoa mắt, xanh xao, mệt mỏi, hồi hộp, rối loạn tiêu hóa,...
Bệnh động mạch ngoại biên
Nguyên nhân thường thấy nhất gây bệnh động mạch ngoại biên là do xơ vữa động mạch. Điều này có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều động mạch ở chi dưới, chi trên, động mạch cảnh hay động mạch thận. Tay chân lạnh có thể là dấu hiệu của việc động mạch tại các chi bị hẹp do xơ vữa, khiến máu lưu thông đến các đầu chi bị cản trở.
Một số triệu chứng đi kèm có thể kể đến là: Tê bì, nhức mỏi, chuột rút, đau cách hồi hay âm ỉ, yếu cơ,...
Xơ vữa gây hẹp động mạch khiến máu lưu thông khó khăn đến các chi
Bệnh tiểu đường
Tình trạng đường huyết tăng cao hoặc lên xuống thất thường sẽ trực tiếp gây ra nhiều biến chứng khác nhau, bao gồm cả tổn thương các dây thần kinh. Bên cạnh đó, tình trạng xơ vữa động mạch cũng được ghi nhận ở đa số người mắc bệnh tiểu đường. Chính hai yếu tố này là nguyên nhân khiến tay chân thường xuyên thấy lạnh, tê bì, châm chích như bị kim đâm,...
Với nguyên nhân là tiểu đường, chị có thể gặp nhiều triệu chứng khác như: mệt mỏi, thèm ăn, khát nước, tiểu nhiều, sụt cân, mờ mắt,...
Suy giáp
Tuyến giáp là một trong những tuyến nội tiết của cơ thể, có nhiệm vụ sản xuất ra các hormone T3, T4. Hai hormone này đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Suy tuyến giáp sẽ khiến lượng hormone T3, T4 giảm đi, khiến quá trình trao đổi chất giảm theo, từ đó khiến chân tay dễ bị lạnh, kèm theo mệt mỏi, đau nhức xương khớp, khô da, rụng tóc và trầm cảm,...
Suy giảm chức năng thận
Tay chân lạnh cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo suy thận ở giai đoạn đầu. Chức năng thận giảm đi khiến việc loại bỏ các chất thải, và khả năng điều tiết dịch trong cơ thể giảm sút. Ngoài việc cảm thấy lạnh tay chân, một số dấu hiệu suy thận khác có thể kể đến là: mệt mỏi, phù nề, buồn nôn, ngứa da, phát ban, thở nông, chán ăn, nước tiểu đậm màu, tiểu nhiều về đêm,...
Hội chứng Raynaud
Đây là tình trạng các mạch máu ngoại vi ở ngón tay, ngón chân co thắt đột ngột. Điều này làm lượng máu đến các chi giảm đi, khiến các vị trí này chuyển sang màu trắng, rồi có thể chuyển thành màu xanh, đỏ tím và sưng lên. Song song với đó là tình trạng tê, lạnh, hay đau nhức. Tình trạng này sẽ tái phát khi người bệnh gặp lạnh hoặc stress.
Hội chứng này sẽ rất dễ xuất hiện nếu chị có bệnh nền như: xơ cứng bì, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, bệnh tuyến giáp, đa hồng cầu, hút thuốc lá, hay thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học,...
Khắc phục tình trạng tay chân lạnh bằng cách nào?
Có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng tay chân lạnh. Để khắc phục tận gốc tình trạng này, chị nên đi khám để biết được mình đang gặp vấn đề gì. Việc ủ ấm hay ngâm với nước gừng ấm chỉ là biện pháp tạm thời, không thể điều trị dứt điểm được.
Nếu nguyên nhân là thiếu vitamin B12 hay sắt, chị nên bổ sung các loại thực phẩm sau vào bữa ăn hàng ngày:
- Thực phẩm giàu vitamin B12: Gan động vật, ngao, cá mòi, thịt bò, cá hồi, cá ngừ, sữa, trứng,...
- Thực phẩm giàu sắt: Thịt đỏ, bí ngô, gà tây, nội tạng động vật, rau bina, động vật có vỏ (trai, sò, ốc,...), bông cải xanh, cá,...
- Thực phẩm giàu acid folic: măng tây, rau xanh, chanh, chuối, dưa vàng, cà chua, nước cam, các loại đậu, cải brussel,...
Gan động vật rất tốt cho người thiếu vitamin B12, thiếu máu
Nếu nguyên nhân là do bệnh thận, chị nên giảm ăn muối, giảm đạm, thực phẩm giàu canxi, kali,... Thay vào đó, chị nên dùng các thực phẩm tốt cho thận như: súp lơ, việt quất, nho đỏ, cá sông, tỏi, kiềm mạch,...
Nếu nguyên nhân là do tiểu đường, chị nên hạn chế ăn các loại đồ ngọt, nhiều đường, tinh bột, chất béo có hại, tăng cường ăn chất xơ, bổ sung vitamin, khoáng chất. Đồng thời, chị cần chăm tập thể dục, và sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hạ và ổn định đường huyết như BoniDiabet +.
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho quý độc giả về vấn đề: “tay chân lạnh là bệnh gì?”, cũng như cách khắc phục. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Người bệnh tiểu đường có nên ăn chay không?
- Chuyên gia giải đáp: Rụng tóc do nấm da đầu khắc phục bằng cách nào?