Đi tiểu ra máu ở nữ là bệnh gì?

Cập nhập: Thứ bảy, 06/05/2023

 

Câu hỏi:

Chào chuyên gia, em là nữ 30 tuổi, thời gian gần đây em đi tiểu thấy có ra máu và thấy buốt khi đi tiểu. Chuyên gia cho em hỏi, tiểu ra máu ở nữ là bệnh gì và em phải làm sao để hết bị tiểu ra máu? Em xin cảm ơn.

Nguyễn Lan Hương, 30 tuổi, Hải Phòng

 

Nhiễm trùng tiết niệu là một nguyên nhân gây tiểu ra máu ở nữ.

Nhiễm trùng tiết niệu là một nguyên nhân gây tiểu ra máu ở nữ.

 

Trả lời

   Chào bạn, tiểu ra máu ở nữ không phải là một bệnh mà là một triệu chứng lâm sàng thường gặp ở nhiều bệnh khác nhau. Đa số nguyên nhân gây tiểu ra máu ở nữ là các bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu, một số trường hợp do xuất huyết từ âm đạo, cổ tử cung, cụ thể:

Nhiễm trùng tiết niệu

   Nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm trùng tiểu là nguyên nhân thường gặp nhất gây tiểu ra máu ở nữ. Đây là tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu (bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo), thường gặp nhất là ở bàng quang và niệu đạo.

   Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn (thường là vi khuẩn E.coli) xâm nhập vào đường tiết niệu và tăng tốc phát triển trong bàng quang

   Tiểu ra máu ở nữ là một trong những triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu, ngoài ra bệnh nhân mắc bệnh này còn có những triệu chứng khác như:

  • Tiểu buốt, cảm thấy nóng rát khi đi tiểu;
  • Tiểu rắt;
  • Nước tiểu nặng mùi;
  • Đau vùng chậu;
  • Tần suất đi tiểu thay đổi bất thường.

   Thông thường, bác sĩ sẽ điều trị bệnh đường tiết niệu bằng thuốc kháng sinh. Nhưng các chuyên gia tiết niệu khuyên nên thực hiện nguyên tắc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” để giúp ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng hiệu quả hơn.

 

Sỏi đường tiết niệu

 

  Sỏi gây xước niêm mạc đường tiết niệu gây tiểu ra máu.

Sỏi gây xước niêm mạc đường tiết niệu gây tiểu ra máu.

 

 Sỏi đường tiết niệu là sự tích tụ của những khoáng chất dư thừa bên trong hệ tiết niệu lâu ngày tạo nên. Sỏi tiết niệu phổ biến nhất là sỏi bàng quang và sỏi thận.

Những khối sỏi làm rách hoặc xước niêm mạc bên trong đường tiết niệu hoặc các cơ quan khác gây nên tiểu ra máu ở nữ.

   Một số triệu chứng khác của sỏi đường tiết niệu:

  • Các cơn đau: Bệnh nhân bị đau lưng bụng hoặc vùng hông, đau do sỏi thận còn được gọi là cơn đau quặn thận;
  • Nước tiểu đục và có mùi hôi;
  • Tiểu đau, tiểu buốt;
  • Tiểu ra sỏi;
  • Triệu chứng toàn thân: sốt cao lạnh run, bị buồn nôn hay nôn, phù toàn thân,...

Để điều trị sỏi tiết niệu, các bác sĩ thường kết hợp điều trị nội khoa kết hợp với điều trị ngoại khoa.

 

Lạc nội mạc tử cung

   Lạc nội mạc tử cung là tình trạng xảy ra khi các mô tương tự như lớp niêm mạc bên trong tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung hoặc ngay tại tử cung, thường là trên các cơ quan khác bên trong khung chậu hoặc khoang bụng.

   Người bị lạc nội mạc tử cung sẽ có những khối u khiến tử cung và các vùng xung quanh sưng hoặc chảy máu. Đây là nguyên nhân chính gây ra tiểu ra máu ở nữ giới. Ngoài ra, người bệnh sẽ chịu những cơn đau thắt ở vùng bụng dưới, vùng chậu.

   Nếu không được điều trị kịp thời, lạc nội mạc tử cung có thể gây ra 2 biến chứng nguy hiểm là vô sinh và ung thư.

   Để điều trị lạc nội mạc tử cung, bác sĩ thường phối hợp cả 2 biện pháp là dùng thuốc và phẫu thuật. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng và mong muốn có thai của bệnh nhân, bác sĩ sẽ quyết định lựa chọn phương pháp phù hợp. Thông thường bác sĩ thường tư vấn phương pháp điều trị bảo tồn trước, sau đó mới đến phẫu thuật.

 

Ung thư thận hoặc bàng quang

    Tiểu ra máu ở nữ do ung thư thận hoặc bàng quang thường không liên tục, có ngày có, có ngày không. Chính vì thế bạn nên đi khám càng sớm càng tốt và không nên đợi máu xuất hiện lại mới đi khám.

    Triệu chứng kèm theo là đi tiểu nhiều lần, có thể ảnh hưởng đến việc tiểu tiện, đau lưng dưới, sút cân không rõ nguyên nhân, sưng bàn chân, cảm giác nóng rát khi đi tiểu...

   Trên đây là 4 nguyên nhân chính gây tiểu ra máu ở nữ và các phương pháp điều trị cho từng nguyên nhân.

   Tuy vậy, bạn nên phòng ngừa các bệnh này bằng cách chăm sóc sức khỏe tiết niệu đồng thời giữ gìn vệ sinh cho bản thân và môi trường sống, cụ thể:

  • Uống nhiều nước;
  • Hạn chế nhịn tiểu;
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh vùng kín;
  • Thay quần nhỏ thường xuyên, không mặc quần quá chật và không thoáng khí;
  • Không giặt chung quần nhỏ và các quần áo khác;
  • Tắm vòi sen thay vì tắm bồn;
  • Không nên ăn quá nhiều muối, thịt;
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích, không nên hút thuốc, uống rượu;
  • Hạn chế tối đa với việc tiếp xúc với các hóa chất độc.

 

Uống đủ nước để hạn chế các bệnh đường tiết niệu.

Uống đủ nước để hạn chế các bệnh đường tiết niệu.

 

   Hy vọng qua câu trả lời trên của chuyên gia giúp bạn biết được các nguyên nhân gây ra tiểu ra máu ở nữ và các biện pháp phòng ngừa. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi thấy dấu hiệu để các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra các phương pháp điều trị kịp thời. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Thận đa nang là bệnh gì? Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh thận đa nang là bệnh di truyền và có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như các bất thường tim mạch, suy thận

Lạc nội mạc tử cung là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các tế bào nội mạc phát triển bên ngoài buồng tử cung, tình trạng này có thể dẫn đến vô sinh hoặc ung thư

Chuyên gia giải đáp: Đau lưng dưới là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Đau lưng dưới có thể là do mang thai, hoặc các bệnh lý như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, loãng xương, hẹp đốt sống,...

Lần đầu tiên phẫu thuật nội soi cứu bệnh nhân ung thư thận có chồi bướu

Lần đầu tiên phẫu thuật nội soi cứu bệnh nhân ung thư thận có chồi bướu

Đau bụng kinh nên làm gì? Có nên uống thuốc giảm đau không?

Đau bụng kinh nên làm gì? Khi đau bụng kinh, chị nên uống trà gừng, nghỉ ngơi, chườm ấm bụng và uống thuốc giảm đau khi cần thiết...
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844