Chuyên gia giải đáp: Người bệnh tiểu đường bị gan nhiễm mỡ nên và không nên ăn gì?

Cập nhập: Thứ ba, 11/04/2023

   Chào chuyên gia, tôi mắc bệnh tiểu đường khoảng 2 năm nay. Từ khi mắc bệnh, tôi ăn uống kiêng khem, và dùng thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ, không bỏ ngày nào. Đường huyết của tôi vẫn loanh quanh mức 8 chấm. Tuy nhiên, khoảng 2 tháng trước, tôi có đi tái khám, thì được chẩn đoán gan nhiễm mỡ độ I. Bác sĩ chưa cho uống thuốc, mà chỉ dặn ăn uống điều độ hơn. Chuyên gia cho hỏi, bây giờ, tôi cần ăn gì và kiêng gì ạ?

(Mai Hoàng Anh, 66 tuổi, Nghệ An)

 

Người bệnh tiểu đường bị gan nhiễm mỡ nên và không nên ăn gì?

Chuyên gia giải đáp: Người bệnh tiểu đường bị gan nhiễm mỡ nên và không nên ăn gì?

 

Người bệnh tiểu đường mắc gan nhiễm mỡ nên và không nên ăn gì?

   Chào chị, tiểu đường và gan nhiễm mỡ là hai bệnh lý có mối liên quan mật thiết với nhau. Người ta nhận thấy rằng, tỷ lệ người bệnh tiểu đường mắc gan nhiễm mỡ cao gấp 2 lần bình thường.

   Nguyên nhân là do lượng đường trong máu dư thừa sẽ bao phủ lên các thụ thể ở gan có khả năng loại bỏ những cholesterol xấu LDL-c. Từ đó, chức năng chuyển hóa cholesterol của gan giảm đi, chất béo tích tụ nhiều hơn gây ra gan nhiễm mỡ.

   Gan nhiễm mỡ độ I là tình trạng chất béo dư thừa tích tụ trong gan, chiếm khoảng 5 - 10% trọng lượng của gan. Đây là tình trạng nhẹ nhất, chức năng gan chưa bị ảnh hưởng nhiều.

   Do đó, chị chưa phải uống thuốc, mà chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống để đào thải bớt lượng mỡ thừa này, theo đó:

Thực phẩm mà người tiểu đường mắc gan nhiễm mỡ không nên ăn

   Trước hết, chị vẫn cần hạn chế ăn những loại thực phẩm giàu tinh bột, đường để tránh làm tăng đường huyết. Bên cạnh đó, chị cần hạn chế ăn một số thực phẩm khác như:

  • Các loại thịt nhiều mỡ: Mỡ động vật nói chung đều sẽ được chuyển hóa qua gan để bài tiết ra ngoài. Việc sử dụng các loại mỡ này sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, tích tụ nhiều chất béo gan hơn.
  • Các loại bánh ngọt, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, bơ thực vật: Chứa nhiều chất béo chuyển hóa, làm gia tăng tỷ trọng cholesterol xấu, và giảm cholesterol tốt HDL-c, từ đó làm tăng mỡ máu và mỡ nội tạng.
  • Dầu thực vật đã qua đun nóng: Đun nóng dầu thực vật sẽ sinh ra aldehyde và các sản phẩm oxy hóa lipid. Chúng đều không tốt với cơ thể, đặc biệt là aldehyde - một chất độc có thể gây bệnh tim mạch, tổn thương gan, thậm chí là ung thư.

 

Các loại dầu đã qua đun nóng

Các loại dầu đã qua đun nóng chứa chất độc aldehyde

 

  • Nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà: Có chứa nhiều cholesterol, ăn nhiều sẽ làm tăng mỡ trong gan.
  • Thịt đỏ: Chứa rất nhiều protein, làm tăng gánh nặng chuyển hóa cho gan, khiến tình trạng gan nhiễm mỡ nặng hơn.
  • Siro ngô, hạt ngô, mật ong, củ cải đường, nước ngọt: Có chứa nhiều fructose - một loại đường được chứng minh là gián tiếp làm tăng nguy cơ tổn thương gan, tích tụ mỡ tại gan.
  • Gừng, tỏi, ớt, hồ tiêu: Theo y học cổ truyền, các loại gia vị cay nóng thì không tốt cho gan. Trên thực tế, ăn cay nhiều gây nổi mụn, nhọt, mẩn ngứa - đây là biểu hiện của chức năng gan kém.

Thực phẩm mà người tiểu đường mắc gan nhiễm mỡ nên ăn

  • Bông cải xanh, cải bó xôi, cải bruxen, cải xoăn: Có chứa Sulforaphane, một chất giúp làm giảm lượng mỡ thừa và tăng quá trình đào thải chất béo trong cơ thể, hạn chế nguy cơ gan nhiễm mỡ chuyển thành xơ gan và ung thư gan.
  • Cá hồi, cá mòi, cá ngừ: Chứa hàm lượng protein vừa phải, đồng thời chứa nhiều chất béo omega-3. Omega-3 vừa có khả năng làm giảm tích tụ mỡ tại gan, vừa giúp giảm và ngăn ngừa tình trạng viêm tại gan, và toàn bộ cơ thể.
  • Bột yến mạch: Chứa beta-glucans giúp ngăn chặn tích lũy mỡ tại gan, giảm mỡ gan và hạ men gan.
  • Quả bơ, hạt óc chó, hạt hướng dương: Chứa nhiều chất béo không bão hòa giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể, đồng thời cũng có hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, ngăn chặn tổn thương gan do các gốc tự do.
  • Dầu ô liu, dầu dừa: Chứa nhiều chất béo có lợi với cơ thể, giúp kiểm soát cân nặng và hạ men gan. Chị nên sử dụng trực tiếp các loại dầu này, không nên đun nóng ở nhiệt độ cao.
  • Trà xanh, trà atiso, trà râu ngô, trà lá sen, trà cà gai leo: Có tác dụng giảm hấp thu chất béo, tăng cường khả năng chuyển hóa chất béo của gan, hạ men gan, phục hồi các tổn thương và chức năng gan.

 

Bông cải xanh

Bông cải xanh có chứa Sulforaphane giúp giảm mỡ gan, ngăn ngừa ung thư gan

 

Khắc phục gan nhiễm mỡ ở người bệnh tiểu đường nhờ giảm liều thuốc tây

   Bên cạnh tình trạng tăng đường huyết, các loại thuốc được dùng để kiểm soát bệnh tiểu đường, và cả thuốc khác cũng là một tác nhân làm tăng men gan. Khi được hấp thu vào cơ thể, các thuốc này phần lớn sẽ được chuyển hóa qua gan.

    Để thấm được qua màng tế bào, đa số các loại thuốc là những chất dễ hòa tan trong lipid. Do đó, gan sẽ phải dùng đến chất béo trong quá trình chuyển hóa các loại thuốc này thành những chất phân cực, dễ tan trong mật và nước tiểu để đào thải ra ngoài.

    Nếu uống càng nhiều thuốc, thì lượng chất béo tích tụ tại gan sẽ càng tăng lên, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Chính vì thế, để khắc phục hiệu quả tình trạng gan nhiễm mỡ, thì chị cần phải giảm được liều thuốc tây y đang sử dụng.

    Việc giảm liều thuốc tây sẽ được tiến hành theo lộ trình khi đường huyết của chị được giữ ổn định ở mức an toàn. Tình trạng đường huyết 8 - 9 chấm như hiện nay vẫn là ở mức cao hơn bình thường, thế nên chưa thể giảm được liều thuốc tây.

    Để giảm được đường huyết về mức an toàn, chị nên kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với các biện pháp dưới đây:

  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, và 5 ngày trong tuần. Việc tập thể dục đều đặn được chứng minh là giúp làm tăng tác dụng của insulin thêm 25%, giảm đường huyết, giảm cân và giảm mỡ máu.
  • Tắm nắng mỗi ngày vào trước 9 giờ sáng: Tắm nắng hàng ngày là cách giúp cơ thể tổng hợp được vitamin D. Loại vitamin này giúp cải thiện chức năng của gan và tụy, giúp giảm kháng insulin, giảm đường huyết, ngăn ngừa tổn thương gan và xơ gan.
  • Sử dụng sản phẩm BoniDiabet +: Đây là sản phẩm được tạo thành từ các thảo dược như mướp đắng, dây thìa canh, hạt methi, quế, lô hội... có tác dụng giúp giảm đường huyết và mỡ máu. Đồng thời, sản phẩm còn được bổ sung thêm kẽm, crom, selen, magie giúp giữ đường huyết ổn định ở mức an toàn. Rất nhiều người bệnh sau khi dùng BoniDiabet + đã giảm được liều thuốc tây, từ đó chức năng gan, thận cũng được cải thiện đáng kể.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp câu trả lời cần thiết cho quý độc giả về vấn đề: “Người bệnh tiểu đường bị gan nhiễm mỡ nên và không nên ăn gì?”. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

  •  

Bài viết cùng chủ đề

BoniDiabet + - Chìa khóa giúp phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết đột ngột

Tim đập nhanh, chân tay bủn rủn, đầu óc choáng váng, người thường xuyên mệt mỏi…

Tìm hiểu các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường hiện nay

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức để giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như nắm được một số phương pháp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất.

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức để giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như nắm được  một số phương pháp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất.

Bí quyết sống khỏe mạnh, yêu đời khi mắc bệnh tiểu đường

Cô Bùi Thị Thanh Thúy - 56 tuổi, ở ấp Long Hòa 1, xã Long Định, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Tại sao người bệnh tiểu đường ăn nhiều mà vẫn bị sụt cân nhanh chóng?

Một trong những biểu hiện dễ dàng nhận biết bệnh tiểu đường chính là người bệnh luôn cảm thấy đói, ăn rất nhiều, đặc biệt là đồ ngọt, nhưng họ vẫn bị sụt cân nhanh chóng. Tại sao lại có sự mâu thuẫn như vậy?
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844