Người bị tiểu đường nên ăn gì? Nên kiêng gì và tập luyện như thế nào?

Cập nhập: Thứ hai, 19/06/2023

Mục lục [Ẩn]

 

Câu hỏi: Chào chuyên gia! Tôi mới phát hiện bệnh tiểu đường tuýp 2 sau 1 lần khám sức khỏe định kỳ. Theo tìm hiểu thì tôi biết căn bệnh này rất nguy hiểm nếu không kiểm soát tốt đường huyết. Đồng thời, tôi cũng được biết muốn cải thiện tốt bệnh này thì cần có chế độ kiêng khem và luyện tập nghiêm ngặt. Vậy tôi muốn hỏi người bị tiểu đường nên ăn gì, nên kiêng gì và tập luyện như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Phạm Thị Thu Hương, 52 tuổi, Hải Phòng

 

Người bị tiểu đường nên ăn gì?

Người bị tiểu đường nên ăn gì?

 

Trả lời: Người bị tiểu đường nên ăn gì?

   Chào chị Hương, người bệnh tiểu đường nên ăn những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, đáp ứng được các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của cơ thể. Cụ thể, chị nên đưa những thực phẩm sau đây vào thực đơn hàng ngày của mình.

  • Thực phẩm bổ sung tinh bột nhưng có chỉ số GI thấp và trung bình như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, khoai lang
  • Thực phẩm bổ sung đạm: Cá, thịt gia cầm (bỏ da), thịt nạc, đậu đỗ, đậu phụ…
  • Thực phẩm bổ sung chất béo như dầu đậu nành, dầu cá, dầu oliu, vừng.
  • Rau xanh: Chị nên tăng cường ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất. Khi ăn rau, chị nên chế biến đơn giản như làm salad, luộc, hấp.
  • Hoa quả: Chị nên ăn trái cây tươi ít ngọt như cam, bưởi, ổi, thanh long, táo.

Để biết trong bữa ăn, mình nên phân chia các thực phẩm với tỷ lệ như thế nào, bạn có thể tham khảo phương pháp rất đơn giản là phương pháp đĩa thức ăn.

 

Người bệnh tiểu đường nên kiêng gì?

   Chị nên hạn chế các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như:

  • Gạo trắng, miến, bánh mì, các loại củ nướng, bột sắn dây…
  • Thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch ở người tiểu đường như thịt lợn mỡ, ba chỉ bò, nội tạng động vật, da của các loài gia cầm…
  • Các loại bánh kẹo ngọt, mứt, siro, các loại nước ngọt có ga, trà sữa, cà phê sữa…
  • Các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả…

 

Người bệnh tiểu đường không nên ăn hoa quả sấy

Người bệnh tiểu đường không nên ăn hoa quả sấy

 

Chế độ tập luyện cho người tiểu đường

   Để kiểm soát tốt đường huyết, chị nên tăng cường vận động cơ thể, tập luyện thể dục thể thao, tuân theo những lưu ý sau đây:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập luyện.
  • Kiểm tra đường huyết trước và sau khi vận động. Thời gian đầu khi mới tập luyện, chị nên kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập để điều chỉnh chế độ tập phù hợp với mình. Bởi nếu tập quá sức, chị có thể bị hạ đường huyết. Nếu tập hời hợt, không đủ thì sẽ không thu được hiệu quả tốt. 
  • Lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, tập yoga, đạp xe, bơi lội,...) và các môn thể thao kháng lực (bài tập cơ bụng, cơ bắp, hít đất,...).
  • Tập luyện ít nhất 150 phút mỗi tuần, không để quá hai ngày liên tiếp qua đi mà không tập thể dục.
  • Trong trường hợp không có chống chỉ định, bạn nên tập động tác kháng lực ít nhất hai lần mỗi tuần, 2 lần tập này không liền kề nhau.
  • Mang giày phù hợp khi tập luyện để tránh những  tổn thương ở bàn chân. Bởi chỉ cần 1 trầy xước rất nhỏ ở bàn chân thì nó rất khó lành và dễ tiến triển thành vết loét.

   Ăn uống và tập luyện khoa học là điều kiện cần để kiểm soát đường huyết, tuy nhiên như vậy là chưa đủ. Ngoài thực hiện chế độ ăn kiêng cho bệnh tiểu đường, chị cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thăm khám định kỳ. Chị cũng nên dùng thêm BoniDiabet của Mỹ để kiểm soát tốt đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường tốt hơn. Chúc chị sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường chiếm đến 80% tỷ lệ tử vong

80% các trường hợp đái tháo đường tử vong là do biến chứng trên tim, mạch máu. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao hơn người bình thường 2-4 lần.

Bệnh viêm phế quản mạn tính có nguy hiểm không? Giải pháp nào là tốt nhất?

Việc hiểu rõ về mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm phế quản mạn tính sẽ giúp bạn có thái độ đúng đắn về bệnh. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết bệnh nguy hiểm không, nguy hiểm đến mức nào và có cho mình giải pháp tốt nhất nhé!

Các biện pháp giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường tê bì chân tay

Tê bì chân tay là một trong những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo biến chứng  thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường. Khi đó, người bệnh có nguy cơ loét, hoại tử chi, thậm chí phải cắt cụt chân nếu không kiểm soát đường huyết tốt.

Niềm hi vọng mới cho bệnh nhân tiểu đường

 Bác Khúc Thị Khuyên, 72 tuổi, số 17, Do Nha 2, đường Hải Triều 4, Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng. 

Hà Nam: Nhờ BoniDiabet, tôi đã bỏ được gần hết thuốc tây trị tiểu đường

Chú Tống Công Nghi, 64 tuổi, địa chỉ xóm 6, thôn An Lão, xã An Lão, huyện Bình Lục, Hà Nam
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà