Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc phân chia bữa ăn cho người tiểu đường thì phương pháp đĩa thức ăn sẽ giúp bạn đơn giản hóa nó. Chỉ với 1 chiếc đĩa và thực hiện theo những gì được hướng dẫn sau đây, bạn sẽ có những bữa ăn lành mạnh, hợp lý, từ đó kiểm soát đường huyết tốt hơn. Cùng theo dõi ngay nhé!
Phương pháp đĩa thức ăn giúp người bị tiểu đường đơn giản hóa khâu chuẩn bị bữa ăn
Phương pháp đĩa thức ăn là gì?
Như thể hiện trong hình trên, phương pháp đĩa thức ăn là 1 công cụ trực quan hiển thị khẩu phần thức ăn được khuyến nghị trên 1 đĩa hình tròn. Bạn sẽ thấy rằng có ½ đĩa là rau, ¼ đĩa là protein và ¼ đĩa carbohydrate (những loại carbohydrate phù hợp với người tiểu đường).
Phương pháp này sẽ giúp người bệnh đảm bảo nhận đủ lượng protein, tinh bột, chất xơ, vitamin… mà không cần phải “đau đầu” tính toán, đong đếm.
Tuy nhiên, nhìn vào mô hình đĩa thức ăn ở trên, nhiều người sẽ thắc mắc chất béo ở đâu? Câu trả lời đó là chất béo có trong thịt, trứng, dầu để nấu ăn. Vì vậy, người bệnh tiểu đường sẽ được nhận đủ nhu cầu chất béo cho 1 ngày từ những thực phẩm trên đĩa.
Trong trường hợp những thực phẩm trên đĩa quá ít chất béo (ví dụ như thịt nạc gà xay, bông cải xanh hấp) thì bạn có thể sử dụng thêm 1 chút dầu oliu hoặc nước sốt béo để đảm bảo nhu cầu cho cơ thể.
Phương pháp đĩa thức ăn dựa trên nguyên tắc nào?
Phương pháp đĩa thức ăn cho người tiểu đường sẽ tập trung và các yếu tố như:
- Chú trọng bổ sung đầy đủ protein: Protein cần thiết đối với nhiều quá trình sinh hóa, hình thành cơ bắp của con người. Nhiều người tiểu đường ăn chay quá mức dẫn tới việc chỉ tập trung vào ăn rau, quả mà quên mất việc cần bổ sung đủ protein. Phương pháp đĩa thức ăn sẽ giúp họ luôn nhớ rằng, phải có protein trong bữa ăn hàng ngay để đảm bảo dinh dưỡng.
- Ăn đúng tỷ lệ thực phẩm: Tỷ lệ thực phẩm trong bữa ăn rất quan trọng. Phương pháp đĩa thức ăn sẽ giúp người bệnh kiểm soát lượng carbohydrate, tăng cường ăn rau xanh và đảm bảo đủ lượng protein trong bữa ăn.
- Loại bỏ thực phẩm chế biến: Phương pháp đĩa thức ăn sẽ giúp bạn hạn chế những loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm không lành mạnh.
Để bắt đầu, bạn cần một chiếc đĩa có đường kính khoảng 20cm (tương đương với đĩa mà chúng ta thường đĩa ăn cơm ở tiệm). Tiếp theo, hãy xem hướng dẫn cách phân chia thức ăn trong đĩa ngay sau đây nhé!
Thực hiện phương pháp đĩa thức ăn như thế nào?
Sau đây là 3 phần chính của đĩa thức ăn cho người tiểu đường:
Đổ đầy một nửa đĩa với các loại rau không chứa tinh bột
Đổ đầy một nửa đĩa với các loại rau không chứa tinh bột
Các loại rau không chứa tinh bột có chỉ số GI thấp sẽ ít làm tăng nồng độ đường trong máu. Chúng cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Vì vậy, các thực phẩm này trở thành 1 phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh của người bệnh.
Hãy dành 1 nửa đĩa đồ ăn của mình để đựng đầy các loại rau ít tinh bột. Một số loại rau gợi ý dành cho bạn đó là:
- Các loại rau lá xanh như cải xoăn, cải thìa , cải bẹ xanh hoặc củ cải.
- Măng tây
- Bông cải xanh hoặc súp lơ trắng
- Dưa chuột
- Cà tím
- Đậu xanh, đậu Hà Lan
- Các loại bí như bí xanh, bí vàng, su su.
- Cải Brussel
- Bắp cải
- Đậu bắp
- Cà rốt
- Rau cần tây
- Nấm
- Cà chua
- Các loại ớt như ớt chuông và ớt cay
Đổ đầy 1/4 đĩa bằng thực phẩm bổ sung protein
Đổ đầy 1/4 đĩa bằng thực phẩm bổ sung protein
Thực phẩm giàu protein như cá, thịt gà, các sản phẩm từ đậu nành đều là những thực phẩm giàu protein.
Các loại thịt có lẫn mỡ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu… cũng có chứa chất béo, nhưng chủ yếu là chất béo bão hòa, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thay vào đó, các loại thịt nạc có ít chất béo bão hòa hơn, khiến chúng trở thành lựa chọn lành mạnh cho người bệnh tiểu đường.
Một số thực phẩm chứa protein thực vật (như đậu nành và các loại đậu khác) lại chứa nhiều carbohydrate. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều cũng sẽ không tốt.
Sau đây là một số loại thực phẩm dành cho người bệnh tiểu đường:
Protein từ động vật:
- Gà, gà tây và trứng, bạn nên ăn phần lườn, ức gà và bỏ da.
- Các loại cá như cá hồi, cá tuyết, cá ngừ, cá rô phi hoặc cá kiếm
- Động vật có vỏ như tôm, sò điệp, nghêu, hến hoặc tôm hùm
- Thịt lợn nạc.
- Phô mai và sữa.
Nguồn protein từ thực vật:
- Đậu, đậu lăng.
- Các loại hạt và bơ hạt
- Đậu nành, đậu phụ.
Đổ đầy 1/4 đĩa thức ăn chứa carbohydrate
Đổ đầy 1/4 đĩa thức ăn chứa carbohydrate
Hãy giảm khẩu phần ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột (chỉ chiếm ¼ đĩa thức ăn). Ngoài ra, bạn cần lựa chọn các loại thực phẩm cung cấp tinh bột có chỉ số đường huyết (GI) thấp và trung bình. Điều đó sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, khiến đường huyết sau ăn không tăng vọt.
Ví dụ về thực phẩm bổ sung carbohydrate:
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch/bột yến mạch.
- Các loại rau có tinh bột như bí đao, bí ngô, đậu xanh, củ cải vàng, khoai tây luộc, bí ngô và khoai lang.
- Đậu và các loại đậu như đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ
Chọn nước hoặc đồ uống ít calo
Nước là sự lựa chọn tốt nhất vì nó không chứa calo hoặc carbohydrate và không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Các lựa chọn đồ uống như:
- Nước khoáng, nước lọc.
- Nước trà (trà đá hoặc trà nóng).
Bạn lưu ý hạn chế uống sinh tố trái cây vì chúng có thể khiến đường huyết tăng vọt. Thay vào đó, hãy ăn cả quả, nếu được thì hãy ăn cả vỏ.
Ăn uống hợp lý theo hướng dẫn là điều kiện cần để kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên như vậy là chưa đủ. Ngoài thực hiện đúng theo chế độ ăn kiêng cho bệnh tiểu đường, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tăng cường tập luyện thể lực. Đồng thời, bệnh nhân nên dùng thêm BoniDiabet + của Mỹ. Sản phẩm này sẽ giúp:
- Hạ và ổn định đường huyết
- Phòng ngừa các biến chứng tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh.
Sản phẩm BoniDiabet +
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin chi tiết về phương pháp đĩa thức ăn cho người tiểu đường. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM: