Chỉ số đường huyết của khoai lang và một số thực phẩm khác

Cập nhập: Thứ hai, 30/01/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Với người bệnh tiểu đường, chỉ số đường huyết của thực phẩm là thông số mà họ cần quan tâm khi ăn một món ăn bất kỳ nào đó, ví dụ như loại củ rất phổ biến là khoai lang. Vì vậy, trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được chỉ số đường huyết của khoai lang và một số thực phẩm thường gặp khác, đồng thời đưa ra cách để kiểm soát đường huyết tốt nhất. Cùng theo dõi ngay nhé!

 

Chỉ số đường huyết của khoai lang và một số thực phẩm khác

Chỉ số đường huyết của khoai lang và một số thực phẩm khác

 

Chỉ số đường huyết của thực phẩm quan trọng như thế nào với người bệnh tiểu đường?

    Chỉ số đường huyết của thực phẩm (viết tắt là GI) được dùng làm thước đo về khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một loại thực phẩm so với thực phẩm chuẩn (như bánh mì trắng). Thực phẩm nào có chỉ số GI cao thì sẽ làm tăng đường huyết nhanh sau khi ăn, và điều này hoàn toàn không tốt với người bệnh tiểu đường. Ngược lại, thực phẩm có chỉ số GI thấp thì làm tăng đường huyết chậm, phù hợp với người bệnh.

    Giá trị chỉ số đường huyết của thực phẩm được xếp loại thành THẤP (<55), VỪA (56-74) và CAO ( >75). Khi lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn của mình, người bệnh tiểu đường nên kết hợp giữa các món có chỉ số GI cao (bánh mì, gạo nguyên cám) và thấp (như rau củ) với nhau.

    Ngoài chỉ số GI, người bệnh cũng nên quan tâm thêm về chỉ số GL (chỉ số hấp thụ tinh bột khi vào cơ thể, 1 đơn vị của GL được tính tương đương với 1g đường Glucose).

    Chỉ số GL được xếp loại thành THẤP (<10), TRUNG BÌNH (11-19), và CAO (>20). Người bệnh tiểu đường nên chọn những loại thực phẩm có chỉ số GL thấp hoặc trung bình, hạn chế các thực phẩm có chỉ số GL cao.

 

Chỉ số đường huyết của khoai lang là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết của khoai lang là bao nhiêu?

 

Chỉ số đường huyết của khoai lang là bao nhiêu?

    Khoai lang được coi là một thực phẩm lành mạnh với người bệnh tiểu đường khi nó được chế biến đúng cách. Cụ thể, khoai lang luộc đơn giản có chỉ số GI thấp (GI =44) và chỉ số GL trung bình (GL=11).

    Tuy nhiên, khoai lang khi được chế biến khác đi thì chỉ số GI cũng thay đổi, ví dụ:

- Khoai lang gọt vỏ, cắt khúc và luộc trong 30 phút có chỉ số GI là 46 (thấp) và chỉ số GL là 15 (trung bình).

- Khoai lang gọt vỏ, chiên trong dầu thực vật thì chỉ số GI là 75 (cao) và chỉ số GL là 34 (cao).

- Khoai lang gọt vỏ và nướng trên than sẽ có chỉ số GI cao là 82 còn chỉ số GL là 37.

   Ngoài ra, cùng một cách chế biến nhưng loại khoai lang khác nhau thì chỉ số GI của chúng cũng khác nhau. Thông thường, khoai lang cam (loại có vỏ màu nâu đỏ, bên trong màu cam) chỉ số GI cao hơn nhiều loại khoai lang khác (như khoai lang tím,  khoai lang ruột vàng…).

 

Chỉ số đường huyết của khoai tây là bao nhiêu?

 

Chỉ số đường huyết của khoai tây là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết của khoai tây là bao nhiêu?

 

    Cùng là khoai nhưng khác với khoai lang, khoai tây lại thuộc nhóm thực phẩm người bệnh tiểu đường cần hạn chế bởi chúng có chỉ số đường huyết cao (GI từ 77 – 87).

    Tùy vào cách chế biến, chỉ số GI của loại khoai này cũng có sự thay đổi, ví dụ như khoai tây luộc có GI là 78, khoai tây nghiền là 87.

   Ngoài ra, khoai tây có chỉ số GL ở mức trung bình là khoảng 17,8. Tuy nhiên, tùy theo cách chế biến và loại khoai tây, chỉ số GL của nó có thể lên đến 25 – 33. Điều này càng khẳng định hơn về việc người bệnh cần hạn chế sử dụng khoai tây và chú ý cách chế biến nhằm kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.

 

Chỉ số đường huyết của mì tôm là bao nhiêu?

 

Chỉ số đường huyết của mì tôm là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết của mì tôm là bao nhiêu?

 

   Mì tôm có chỉ số GI thuộc nhóm thấp (GI=47), tuy nhiên người bệnh tiểu đường cần hạn chế loại thực phẩm này.

   Khi càng nấu chín kỹ, mỳ tôm càng có chỉ số GI cao và càng ảnh hưởng tiêu cực đến đường huyết của người bệnh. Điều đáng nói là mỗi gói mì tôm có thể chứa từ 397 – 3678mg natri, thậm chí còn nhiều hơn. Trong khi đó, để phòng ngừa biến cố tim mạch cho người tiểu đường thì lượng natri khuyến cáo sử dụng ít hơn 2300mg/ngày. Chỉ cần ăn một gói mì tôm, lượng natri nạp vào cơ thể đã cao hơn khuyến nghị. Ngoài ra, mì tôm không những nghèo chất xơ và protein mà còn chứa nhiều loại chất béo có hại cho sức khỏe.

   Tất cả những lý do trên giải thích vì sao người bệnh tiểu đường thường xuyên ăn mì tôm sẽ khó kiểm soát đường huyết và dễ mắc các biến chứng như cao huyết áp, bệnh thận hay các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ.

 

Chỉ số đường huyết của gạo nếp là bao nhiêu?

 

Chỉ số đường huyết của gạo nếp là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết của gạo nếp là bao nhiêu?

 

   Gạo nếp có chỉ số đường huyết cao và thuộc nhóm thực phẩm người bệnh tiểu đường cần hạn chế. Giống như chỉ số đường huyết của khoai lang, với gạo nếp, mỗi giống lúa khác nhau thì chỉ số GI cũng khác nhau, ví dụ như:

- Gạo nếp cái hoa vàng: GI > 73 (cao);

- Gạo nếp ngỗng: Có chỉ số GI ở mức trung bình, thấp hơn gạo nếp cái hoa vàng;

- Gạo nếp cẩm lại là loại gạo nếp có chỉ số GI thấp nhất khoảng 42,3 (thấp).

   Vì đa số các loại gạo nếp đều có chỉ số đường huyết cao nên người bệnh cần chú ý:

- Hạn chế ăn xôi vào buổi sáng.

- Người bệnh tiểu đường chỉ nên dùng từ 45-60g carbohydrate mỗi bữa ăn (tương đương ít hơn 200g gạo nếp) mỗi bữa, không ăn quá 2 lần/ tuần.

- Nếu ăn gạo nếp, bạn cần ăn cùng các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp và giàu chất xơ, điển hình như các loại rau xanh để giảm tốc độ hấp thu đường vào máu.

 

Chỉ số đường huyết của một số loại thực phẩm khác

   Chỉ số đường huyết của một số thực phẩm thường gặp trong thực đơn hàng ngày của chúng ta mà bạn nên biết đó là:

 

Bánh mì

Lương thực

Trái cây

Khác

Bánh mì trắng: 100

Bánh mì toàn phần : 99

Bánh mì tươi: 31,1

 

Gạo trắng: 83

Lúa mạch: 31

Yến mạch: 85

Bột dong: 95

Gạo giã dối: 72

Khoai sọ:    58

Sắn (khoai mì): 50

Củ từ: 51

Chuối : 53

Táo: 53

Dưa hấu: 72

Cam: 66

Xoài: 55

Nho: 43

Mận: 24

Anh Đào: 32

 

Đậu Lạc: 19

Đậu tương: 18

Hạt đậu: 49

Sữa gầy: 32

Sữa chua: 52

Kem: 52

 

 

 

   Như vậy, trong quá trình lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày, người bệnh tiểu đường cần chú ý tới chỉ số đường huyết GI và chỉ số GL để có cho mình bữa ăn lành mạnh, hợp lý, góp phần kiểm soát bệnh hiệu quả.

   Chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết, nhưng chỉ vậy thôi là chưa đủ. Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp thêm các biện pháp khác như tập luyện thể dục, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và bổ sung những chất cần thiết như nguyên tố vi lượng, thảo dược, tinh chất để ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường.

 

Các phương pháp giúp kiểm soát hiệu quả bệnh tiểu đường

   Ngoài ăn uống khoa học, người bệnh tiểu đường cần kết hợp các phương pháp sau đây:

- Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, thăm khám định kỳ, dùng thuốc đúng liều, không tự ý tăng, giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc đột ngột.

- Tập thể dục đều đặn hàng ngày; duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân nếu bạn có thể trạng thừa cân, béo phì; không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...

- Sử dụng BoniDiabet + của Mỹ với liều 4-6 viên/ngày, dùng đều đặn hàng ngày. Sản phẩm này có những thảo dược tự nhiên và nguyên tố vi lượng tốt cho người bệnh tiểu đường, giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt và thần kinh. Sau khoảng 1-2 tháng sử dụng, đường huyết sẽ được hạ rõ rệt về ngưỡng an toàn hơn, sau khoảng 3 tháng, đường huyết sẽ ổn định hơn, giảm thiểu được nguy cơ các biến chứng của bệnh.

   Khi áp dụng nghiêm chỉnh những phương pháp trên, đường huyết của bệnh nhân tiểu đường sẽ được hạ dần về ngưỡng an toàn và ổn định, các biến chứng của bệnh cũng dần được cải thiện và phòng ngừa.

 

Sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ

Sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ

 

Cung cấp thêm thông tin về sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ

   Sản phẩm BoniDiabet + được nhập khẩu từ Mỹ, là sự kết hợp hoàn hảo của các thành phần:

- Các nguyên tố vi lượng: Kẽm, magie, selen, chrom. BoniDiabet + là sản phẩm duy nhất trên thị trường hiện nay chứa đầy đủ các nguyên tố vi lượng trên.  Chúng không những giúp hạ mà còn làm ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

- Các thảo dược tự nhiên: Dây thìa canh, hạt methi, mướp đắng, lô hội giúp làm hạ đường huyết, giảm những triệu chứng của tiểu đường như mệt mỏi, khát nước, tiểu nhiều, sụt cân, suy yếu… Ngoài ra, các thảo dược này còn giúp hạ mỡ máu, giúp ngăn ngừa biến chứng trên tim mạch cho bệnh nhân.

- Alpha lipoic acid: Đây là thành phần rất quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường, bảo vệ vi mạch ở đáy mắt và cầu thận.

- Vitamin C, acid folic: Vitamin C giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, đồng thời giữ cho mao mạch và thành mạch máu vững chắc. Acid folic giúp giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch của người bệnh tiểu đường.

   Nhờ thành phần toàn diện, BoniDiabet + là lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường, giúp họ có thể chung sống hòa bình với bệnh.

   Hiệu quả, độ an toàn của BoniDiabet + đã được chứng minh qua thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, Hà Nội từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016 bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác. Kết quả cho thấy, có đến 96.67% bệnh nhân cải thiện cho kết quả tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet +.

   Mong rằng qua bài viết này, quý bạn đọc đã nắm được chỉ số đường huyết của khoai lang cũng như những thực phẩm khác. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 18001044 để được giải đáp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Bệnh tiểu đường có làm yếu sinh lý không? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Thực sự bệnh tiểu đường có làm yếu sinh lý không? Nếu đúng như thế thì nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng đó và giải pháp khắc phục là gì? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời đầy đủ nhất.

Quảng Ngãi: Kinh hoàng 10 năm bị gút và giải pháp của người đàn ông 70 tuổi

Bác Nguyễn Tấn Một, 70 tuổi, sđt: 0919.447.870, ở địa chỉ số 99 Trần Quang Diệu, p. Nguyễn Nghiêm, tx Đức Phổ, Quảng Ngãi

Hiện thực hóa giấc mơ sống khỏe mạnh với bệnh tiểu đường

Cô Đặng Thị Hòa, 58 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội.

Đường huyết cao gây ảnh hưởng thế nào tới sinh sản?

Hiện nay, người mắc bệnh tiểu đường ngày càng nhiều và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường trong độ tuổi sinh sản. Vậy đường huyết cao ở bệnh nhân tiểu đường ảnh hưởng thế nào tới khả năng sinh sản?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

BoniDiabet

Loại: Giá: Số lượng:
BoniDiabet+ 60v 405.000đ/Hộp
BoniDiabet+ 30V 230.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi