Người bệnh tiểu đường có nên ăn chay không?

Cập nhập: Thứ ba, 28/03/2023

 

Câu hỏi:

    Chào chuyên gia, tôi phát hiện bệnh tiểu đường 7 năm nay. Đường huyết của tôi không ổn định, lúc cao lúc thấp và bắt đầu có biến chứng mờ mắt. Gần đây, tôi được khuyên nên thực hiện chế độ ăn chay để kiểm soát tiểu đường cũng như phòng ngừa các bệnh lý khác.

    Tôi muốn hỏi người bệnh tiểu đường có nên ăn chay không? Nếu ăn thì nên ăn như thế nào? Mong chuyên gia giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn.

Nguyễn Thị Thanh Nhàn, 64 tuổi, Hải Phòng

 

Người bệnh tiểu đường có nên ăn chay không?

Người bệnh tiểu đường có nên ăn chay không?

 

Trả lời

    Chào bác Nhàn, đúng là chế độ ăn chay, tăng cường các loại rau xanh mang lại nhiều lợi ích trên sức khỏe cho con người, trong đó có giảm nguy cơ ung thư. Người bệnh tiểu đường có thể ăn chay nhưng cần ăn đúng cách để tránh thiếu hụt những chất dinh dưỡng cần thiết làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh.

 

Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng khi người bệnh tiểu đường ăn chay

    Ăn chay có nhiều chế độ khác nhau như ăn thuần chay (loại bỏ tất cả các sản phẩm từ động vật bao gồm cả trứng, sữa, mật ong và các sản phẩm có thành phần từ động vật), hoặc ăn chay nhưng vẫn có trứng, sữa và các chế phẩm khác từ động vật. Về hình thức thì ăn chay có thể là chay trường (ăn chay mỗi ngày kéo dài có thể là suốt đời) và ăn chay kỳ (ăn chay vào một hoặc một số ngày trong tháng hoặc năm).

   Những người bị tiểu đường khi chế độ ăn cắt giảm thịt sẽ có nguy cơ cao bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng như:

Protid

    Thịt động vật là nguồn cung cấp protein chủ yếu cho con người. Khi ăn thuần chay trong một thời gian nhất định, người bệnh tiểu đường có thể không được bổ sung protein hay các loại acid amin (thành phần cấu tạo của protein) để duy trì sức khỏe.

 

protein

Người bệnh tiểu đường ăn chay có nguy cơ thiếu hụt protein

 

Vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết khác

   Ăn thuần chay sẽ khiến người tiểu đường gặp có nguy cơ thiếu hụt các vitamin và dưỡng chất quan trọng với cơ thể như, đặc biệt là:

  • Acid béo omega-3 (loại DHA và EPA từ cá biển). Omega-3 rất cần thiết với người bệnh tiểu đường trong việc hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng trên mắt. Như với trường hợp của bác, việc thiếu hụt loại acid béo này do ăn chay không đúng cách sẽ vô cùng nguy hiểm, có thể khiến tình trạng mờ mắt do biến chứng tiểu đường của bác trầm trọng hơn.
  • Vitamin B6: Vitamin B6 rất quan trọng với người bệnh tiểu đường như tham gia tổng hợp acid gamma aminobutyric trong hệ thần kinh trung ương, cần thiết cho phản ứng lên men tạo glucose từ glycogen, góp phần ổn định đường huyết trong máu, giúp bảo vệ tim mạch, duy trì sự ổn định của chức năng não, giảm lượng cholesterol trong máu ở người bị xơ vữa động mạch… Trong khi đó, các loại vitamin này có nhiều trong thịt bò, thịt heo, thịt gia cầm, cá, trứng, pho mát nên người ăn chay trường sẽ dễ bị thiếu hụt.
  • Vitamin B12: Thiếu vitamin B12 có thể gây ra nhiều rối loạn thần kinh và tâm thần. Bởi nó có vai trò trong truyền tín hiệu thần kinh và bảo vệ tế bào thần kinh. Vitamin này cũng quan trọng với sức khỏe tim mạch, người bệnh tiểu đường cần bổ sung đủ vitamin b12 để có thể giảm nguy cơ biến chứng trên cơ quan này.
  • Sắt: Sắt là thành phần quan trọng của hồng cầu. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Trong khi đó, thông thường cơ thể hấp thu sắt trong thịt cá nhiều hơn so với sắt trong rau củ, quả, ngũ cốc. Vì vậy, người ăn chay dễ bị thiếu hụt chất này.
  • Iod: Iod là một khoáng chất thiết yếu, tuy nhu cầu của cơ thể không nhiều, nhưng nó có vai trò quan trọng đối với tuyến giáp, sự phát triển của thai nhi và sự hoạt động của nhiều cơ quan khác trong cơ thể…
  • Kẽm:  Kẽm là thành phần thiết yếu của nhiều loại protein, đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phân chia tế bào, tạo tế bào máu, tái cấu trúc tim, tái tạo các tế bào thần kinh võng mạc. Đặc biệt, kẽm là thành phần không thể thiếu để sản xuất insulin - hormone có vai trò điều tiết lượng đường máu.
  • Calci: Đây là một loại khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong cơ thể người như giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương, cần thiết cho hoạt động của tim và quan trọng với hệ thần kinh. Sữa và cá là hai nguồn cung cấp calci chủ yếu của cơ thể, vì vậy nếu ăn chay không hợp lý con người sẽ rất dễ bị thiếu chất này.

 

omega-3

Người bệnh tiểu đường có nguy cơ thiếu hụt omega-3 từ thịt, cá khi ăn chay

 

    Như vậy, khi không biết cách ăn chay, bác sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, từ đó bệnh tiểu đường không những không cải thiện tốt mà thậm chí còn chuyển biến xấu đi.

 

Người bệnh tiểu đường nên ăn chay như thế nào?

    Nếu thực hiện chế độ ăn chay, là 1 bệnh nhân tiểu đường thì bác Nhàn cần thực hiện theo các hướng dẫn sau đây:

    Tăng cường bổ sung các thực phẩm từ thực vật cung cấp nhiều protid như:

  • Các loại đậu: đậu nành, đậu xanh, đậu tây, đậu hà lan, đậu phụ,
  • Các loại hạt: Hạnh nhân, hạt dẻ, hạt mắc-ca, quả phỉ, bơ hạt, hạt lanh, hạt chia, yến mạch, hạt hướng dương, hạt bí ngô;
  • Sữa hạt.

    Tăng cường tiêu thụ các thực phẩm có chứa vitamin và khoáng chất thiết yếu tương tự như trong thịt động vật, có thể kể đến như:

  • Vitamin B6: Có trong khoai tây, đậu gà, chuối, ngũ cốc;
  • Vitamin B12: Có trong men dinh dưỡng, ngũ cốc;
  • Sắt: Có trong đậu trắng, đậu lăng, socola đen, đậu phụ, rau bina, ngũ cốc;
  • Canxi: Có trong nước cam, đậu phụ, ngũ cốc, cải xoăn, cải xanh;
  • Chất béo Omega-3: Có trong hạt lanh, hạt chia, dầu đậu nành, dầu hạt cải;
  • Iod: Có trong rong biển, muối iod, sữa hạnh nhân, sữa đậu nành;
  • Kẽm: Có trong hạt bí ngô, ngũ cốc, hạt điều, hạnh nhân, đậu gà, đậu tây.

    Cần lưu ý hạn chế thực phẩm giàu tinh bột và đường: Một nhược điểm khác mà người tiểu đường ăn chay có thể gặp phải chính là tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột và đường - điều này sẽ gây tăng đường huyết quá mức. Thực tế, thực phẩm từ thực vật có xu hướng chứa nhiều carbs hơn so với thực phẩm từ động vật. Vì vậy, trong quá trình ăn chay bác cần hạn chế thực phẩm từ gạo trắng, khoai tây, các loại trái cây ngọt như nho, vải, nhãn…

    Xét nghiệm, kiểm tra máu định kỳ để phát hiện sớm tình trạng thiếu một số chất dinh dưỡng quan trọng do ăn chay như sắt, vitamin B12… Nếu thiếu, bác sĩ có thể sẽ đề nghị sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng phù hợp.

 

bệnh tiểu đường cần xét nghiệm

Người bệnh tiểu đường cần xét nghiệm, kiểm tra máu định kỳ để phát hiện thiếu hụt dinh dưỡng trong quá trình ăn chay

 

    Điều quan trọng là bác vẫn cần chú ý uống thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ, nghiêm túc thực hiện chế độ ăn kiêng và tập luyện dục đều đặn, kết hợp sử dụng thêm sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ để hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Cảm ơn bác đã theo dõi bài viết, chúc bác sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: Tiểu đường

Bài viết cùng chủ đề

Cảnh báo: Ngộ độc chất cấm sau khi dùng thuốc “3 đời trị tiểu đường”

Cảnh báo: Ngộ độc chất cấm sau khi dùng thuốc “3 đời trị tiểu đường”

Ăn nhiều cơm có dễ bị tiểu đường?

Ăn nhiều cơm có dễ bị tiểu đường?

Tiểu đường nên ăn như thế nào? Hãy thử phương pháp đĩa thức ăn

Phương pháp đĩa thức ăn giúp người bị tiểu đường đơn giản hóa khâu chuẩn bị bữa ăn, không mất thời gian đắn đo nên ăn gì, ăn bao nhiêu là đủ.

Nghiên cứu mới: Ngủ nhiều hay ít đều làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường

Theo nghiên cứu mới được trình bày tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Nội tiết ở Chicago (Mỹ), việc ngủ ít hơn 6 giờ hoặc nhiều hơn 10h đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân gây khó thở ở bệnh nhân tiểu đường

Một số bệnh nhân tiểu đường thường chia sẻ bản thân mình có triệu chứng khó thở. Điều gì dẫn đến triệu chứng khó thở ở bệnh nhân tiểu đường?
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844