Khi bị tiểu đường, tâm lý chung của người bệnh là tìm biện pháp để điều trị khỏi hoàn toàn. Điều này đã vô tình tạo cơ hội cho nhiều kẻ xấu lợi dụng. Chúng quảng cáo sản phẩm kém chất lượng với những lời có cánh như nhà tôi 3 đời trị tiểu đường, cam kết hết bệnh hay chữa dứt điểm. Lỡ tin vào những lời đường mật đó, nhiều người đã bị ngộ độc chất cấm.
Ngộ độc chất cấm sau khi dùng thuốc “3 đời trị tiểu đường”
Bệnh tiểu đường đang ngày càng phổ biến
Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa, khiến nồng độ glucose tăng cao trong máu. Tình trạng này làm tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà, bệnh tim mạch, suy thận và viêm loét chân phải cắt cụt chi.
Kết quả điều tra tại Việt Nam có hơn 55% bệnh nhân hiện mắc bệnh tiểu đường đã có biến chứng. Trong đó, 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5% có biến chứng về mắt và thần kinh; 24% biến chứng về thận.
Điều đáng ngại là số lượng người bị tiểu đường ngày càng gia tăng. Theo Liên đoàn đái tháo đường Thế giới (IDF) công bố năm 2021, cả thế giới có tới 537 triệu người bị tiểu đường, tương ứng với tỷ lệ:
- Cứ 10 người độ tuổi 20 - 79 tuổi có 1 người bị bệnh.
- Cứ 6 trẻ sinh ra có 1 trẻ bị ảnh hưởng bởi tiểu đường trong giai đoạn phát triển thai nhi.
Tại Việt Nam, kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021 cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành ước tính là 7,1%, tương đương với khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh. Các chuyên gia dự báo, số ca mắc đái tháo đường sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới.
Đến nay, y học toàn cầu chưa có thuốc hay phương pháp nào điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường. Mục tiêu chữa bệnh chủ yếu là kiểm soát chỉ số đường huyết ổn định ở ngưỡng an toàn, phòng ngừa biến chứng.
Thế nhưng hiện tại, rất nhiều trang báo mạng quảng cáo điều trị khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường, khiến nhiều người bị mắc bẫy lừa đảo.
Người bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến
Báo mạng tràn lan quảng cáo nhà tôi 3 đời trị tiểu đường
Khi dính án tiểu đường, người bệnh sẽ phải gắn liền với những ngày tháng uống/tiêm thuốc tây liên tục. Với tâm lý lo lắng, sợ dùng thuốc lâu dài sẽ hại sức khỏe, cộng thêm cảm giác chán nản khi mỗi ngày đều phải uống thuốc đã thôi thúc người bệnh tìm đến những sản phẩm khác không phải là thuốc.
Họ hy vọng khi dùng thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ kiểm soát được căn bệnh này, không phải uống thuốc tây nữa.
Dựa vào nhu cầu đó của người bệnh, hàng loạt sản phẩm thực phẩm chức năng dành cho bệnh tiểu đường ra đời. Bên cạnh những sản phẩm chất lượng thì cũng có vô vàn hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng được thổi phồng tác dụng, chữa khỏi bệnh tiểu đường.
Bạn chỉ cần lên trang mạng xã hội Facebook gõ tìm kiếm “sản phẩm điều trị tiểu đường”, sẽ hiển thị hàng loạt bài quảng cáo chẳng hạn như:
- Nhà tôi 3 đời trị tiểu đường, cam kết chữa khỏi.
- Hết hẳn tiểu đường chỉ với 1 liệu trình.
- Dứt điểm tiểu đường chỉ với 1 bài thuốc.
Khi liên hệ theo những số điện thoại trong bài đăng đó, người bệnh sẽ được mời chào bằng những lời có cánh như “Chỉ cần một liệu trình là khỏi hẳn bệnh tiểu đường”. Thậm chí, họ còn được cam kết chắc chắn về tác dụng sản phẩm.
Tâm lý dân ta thường hay “có bệnh là vái tứ phương”, ai mách gì cũng dùng. Hậu quả, họ dễ dàng mắc bẫy những kẻ “tán tận lương tâm”, tiền mất mà tật vẫn mang.
Nhiều sản phẩm kém chất lượng được quảng cáo rầm rộ
Ngộ độc chất cấm sau khi dùng thuốc “3 đời trị tiểu đường”
Ngày 28/12, bác sĩ Hoàng Ngọc Ánh, Phó Khoa Hồi sức tích cực Chống độc, Bệnh viện Thống Nhất chia sẻ: Bệnh viện vừa tiếp nhận ca bệnh nhân nữ 54 tuổi, nhập viện vì lơ mơ, đau bụng sau khi uống thuốc viên gia truyền "3 đời trị tiểu đường".
Sau khi thăm khám, xét nghiệm cho người bệnh, bác sĩ nhận thấy nữ bệnh nhân đang nhiễm toan chuyển hóa rất nặng. Đây là một biến chứng nguy hiểm, dễ dẫn đến hôn mê, tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Người bệnh được hồi sức, lọc máu cấp cứu. Sau ba ngày điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân cải thiện dần. Người nhà cho biết bà uống thuốc dạng viên, đựng trong gói nilon, không rõ nhãn hiệu, xuất xứ.
Các bác sĩ nghi ngờ đến ngộ độc chất cấm phenformin, liền gửi mẫu thuốc sang Viện Kiểm nghiệm thuốc TP HCM. Kết quả cho thấy, thuốc có thành phần dương tính với loại chất cấm này.
Phenformin là hoạt chất cũ chữa bệnh tiểu đường, bị cấm lưu hành trên thế giới từ cuối thập niên 70. Bởi nó gây tác dụng phụ cực kỳ nghiêm trọng, đặc biệt là toan chuyển hóa máu, khiến nhiều người tử vong.
Ở nước ta, phenformin được lén bào chế chữa tiểu đường dưới dạng viên, thuốc tễ..., thường gặp ở mô hình kinh doanh trên mạng. Bệnh nhân uống loại thuốc này có biểu hiện mệt mỏi, thở gấp, tim đập nhanh, tụt huyết áp, rối loạn tri giác, suy hô hấp…
Theo bác sĩ Ánh, mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận khoảng vài ca ngộ độc phenformin. Có trường hợp không qua khỏi vì tình trạng nặng, vào viện cấp cứu trễ.
Dạng viên hoàn không rõ nguồn gốc nguy cơ trộn chất cấm
Giải pháp nào giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường?
Bệnh tiểu đường hiện nay chưa có cách nào điều trị khỏi hoàn toàn. Biện pháp kiểm soát bệnh chủ yếu là sử dụng thuốc tây kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học. Cụ thể, người bệnh nên:
- Sử dụng thuốc tây theo đúng chỉ định của bác sĩ, thăm khám sức khỏe định kỳ.
- Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học:
- Hạn chế những thực phẩm nhiều đường (bánh kẹo ngọt), hoa quả ngọt (mít, vải, nhãn…)
- Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, món chiên rán: Thịt đỏ, đồ ăn chế biến sẵn…
- Hạn chế đồ nhiều tinh bột: Cơm, bún, miến, phở…
- Tích cực bổ sung nhiều rau củ quả tươi, ít ngọt, giàu chất xơ…
- Tập thể dục thể thao mỗi ngày.
- Khi kết hợp thêm các sản phẩm thảo dược, bạn nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ, thành phần, được Bộ Y tế kiểm duyệt và phân phối ở các nhà thuốc tây, chẳng hạn như BoniDiabet + của Mỹ.
Hiện nay ở nước ta, sản phẩm dành cho bệnh tiểu đường rất đa dạng. Để tránh tiền mất tật mang, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin của sản phẩm, cảnh giác trước loại không rõ nguồn gốc, thành phần. Tốt nhất, bạn chỉ nên sử dụng sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép lưu hành ở các nhà thuốc tây. Chúc các bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Các bài tập thể dục cho người bệnh tiểu đường
- Cảnh báo: Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường