Một số bệnh nhân tiểu đường thường chia sẻ bản thân mình có triệu chứng khó thở. Điều gì dẫn đến triệu chứng khó thở ở bệnh nhân tiểu đường? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau!
Điều gì dẫn đến triệu chứng khó thở ở bệnh nhân tiểu đường?
Nguyên nhân gây khó thở ở bệnh nhân tiểu đường
Hạ đường huyết
Nếu không kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, bệnh nhân rất dễ gặp phải biến chứng hạ đường huyết. Đường trong máu rất quan trọng để duy trì hoạt động cho các bộ phận của cơ thể, đặc biệt là não. Khi bị hạ đường huyết sẽ khiến tim đập nhanh và khó thở. Ngoài ra, đường huyết hạ thấp còn khiến người bệnh có một số triệu chứng như mệt mỏi, da nhợt nhạt, run rẩy, lo âu, đói, ra mồ hôi,... Nếu nghiêm trọng, bệnh nhân còn bị rối loạn thị giác, ngất, động kinh, mất ý thức,...
Nhiễm toan ceton do tiểu đường
Nhiễm toan ceton do tiểu đường xảy ra khi cơ thể thiếu hụt insulin trầm trọng và không được điều trị bằng insulin ngoại sinh, thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1. Không có đủ insulin, cơ thể bắt đầu phân hủy chất béo làm nhiên liệu, gây ra sự tích tụ axit trong máu gọi là ceton. Khi các thể ceton hình thành quá nhanh vượt qua khả năng đào thải của thận, lượng chất này tăng cao trong máu, gây nhiễm toan ceton. cơ thể phản ứng lại bằng cách cố gắng thải ceton qua đường hô hấp, dẫn đến tình trạng thở nhanh, người bệnh có cảm giác khó thở.
Nhiễm toan ceton là biến chứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Người bệnh có thể điều trị và ngăn chặn nhiễm toan ceton nếu kiểm soát tốt đường huyết.
Bệnh tim mạch
Khó thở ở bệnh nhân tiểu đường có thể do các biến chứng tim mạch, xảy ra khi bệnh nhân kiểm soát đường huyết không tốt. Trong đó, lượng đường trong máu tăng cao lâu ngày làm xơ vữa toàn bộ hệ mạch máu và rối loạn chức năng thần kinh trong cơ thể, trong đó có các mạch máu và thần kinh chi phối hoạt động của tim. Người bệnh có nguy cơ cao mắc các biến cố tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, tiểu đường cũng có thể dẫn đến suy tim.
Khó thở là một trong những dấu hiệu đầu tiên của cơn đau tim, đột quỵ, tiếp đến là đổ nhiều mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, đau cánh tay, hàm, ngực, bụng trên, lưng, nói lắp...
Ngưng thở khi ngủ
Người bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ cao hơn nhiều so với những người không mắc bệnh. Hội chứng này khiến nồng độ oxy trong máu thấp, ảnh hưởng đến chức năng của não và tim, dẫn đến nhiều biến chứng, trong đó có khó thở. Bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ còn có các triệu chứng khác như ngủ ngày nhiều, ngáy to và thường ngắt quãng bởi tiếng thở hổn hển hoặc nghẹt thở, hay thức giấc về đêm, cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, giảm tập trung vào ban ngày,...
Suy thận mạn
Người bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ cao suy thận dẫn đến khó thở. Suy thận mạn là biến chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường, xảy ra do thận không hoạt động bình thường, chất lỏng tích tụ trong cơ thể trào ngược vào tim, phổi. Lúc này, các triệu chứng có thể gặp như sưng bàn chân, tay, mắt cá chân, mắt, buồn nôn, mất tập trung, mệt mỏi.
Nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng huyết là biến chứng nguy hiểm của người bệnh tiểu đường. Một trong các biểu hiện nặng của nhiễm trùng huyết ở người tiểu đường là suy hô hấp. Người bệnh sẽ cảm thấy sốt, mệt mỏi, bỏ ăn, khó thở tăng dần,...
Tâm lý
Khó thở còn có thể là triệu chứng trên tâm lý của người bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu,... từ đó dẫn đến khó thở.
Cách phòng ngừa khó thở ở bệnh nhân tiểu đường
Cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng do tăng đường huyết là tuân thủ lối sống lành mạnh và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Sau đây là một số gợi ý:
- Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để đảm bảo nó đang nằm trong mức cho phép
- Tuân thủ điều trị của bác sĩ, tái khám thường xuyên để nắm được tình trạng sức khỏe của bản thân.
- Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, tránh thực phẩm giàu tinh bột, đường, thực phẩm siêu chế biến, ăn nhiều rau xanh.
- Uống nhiều nước.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn khi bị ốm.
- Nắm được các dấu hiệu của hôn mê tăng áp lực thẩm thấu để phản ứng kịp thời khi có các dấu hiệu cảnh báo.
- Sử dụng BoniDiabet+ của Mỹ để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
BoniDiabet+ - Bí quyết kiểm soát tốt bệnh tiểu đường từ Mỹ
BoniDiabet+ có tác dụng chính là hạ và ổn định đường huyết, giảm nguy cơ khó thở ở bệnh nhân tiểu đường.
Thành phần của BoniDiabet+ gồm có:
- Mướp đắng, dây thìa canh, quế chi, lô hội, hạt methi có tác dụng hạ và ổn định đường huyết, hạ mỡ máu và HbA1C.
- Magie, kẽm, crom, selen giúp điều hòa và ổn định đường huyết, tăng độ nhạy insulin, ngăn ngừa các biến chứng trên tim, gan, thận, mắt và thần kinh.
- Acid Alpha Lipoic (ALA) giúp chống oxy hóa, cải thiện chức năng dẫn truyền và ngăn chặn sự suy thoái của tế bào thần kinh.
- Acid folic giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.
Thành phần và công dụng của BoniDiabet+
Không chỉ có công thức toàn diện, BoniDiabet+ còn được nghiên cứu trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông từ tháng 5/2016 bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác. Kết quả cho thấy, có tới 96,67% bệnh nhân có cải thiện tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet+ trên 3 phương diện là: triệu chứng của tiểu đường, chỉ số đường huyết và chỉ số HbA1c.
Triệu chứng khó thở ở người tiểu đường có thể biểu hiện của biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần cảnh giác và đi khám sớm khi có triệu chứng này. Tuy nhiên, người bệnh có thể hạn chế nguy cơ khó thở bằng cách kiểm soát tốt đường huyết, duy trì cân nặng hợp lý cũng như thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh.
XEM THÊM:
- Nồi cơm điện tách đường có thật sự tốt cho người bệnh tiểu đường
- 5 nước ép rau củ tốt cho người bệnh tiểu đường