Nghiên cứu mới: Ngủ nhiều hay ít đều làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường

Cập nhập: Thứ tư, 21/06/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Theo nghiên cứu mới được trình bày tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Nội tiết ở Chicago (Mỹ), việc ngủ ít hơn 6 giờ hoặc nhiều hơn 10h đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

 

Những người ngủ hơn 10 giờ/đêm có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường

Những người ngủ hơn 10 giờ/đêm có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường

 

Thời lượng và chất lượng giấc ngủ có liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp 2

   Các nhà khoa học tại Trường Y Đại học CHA ở Seoul (Hàn Quốc) đã kiểm tra dữ liệu từ gần 9.000 người khỏe mạnh và theo dõi trong 14 năm.

   Trong nghiên cứu, thời lượng giấc ngủ của những người tham gia được chia thành 4 nhóm: ít hơn 6 giờ, 6-7 giờ, 8-9 giờ và hơn 9 giờ mỗi ngày.

   Theo ghi nhận, 18% số người tham gia mắc bệnh tiểu đường.

   Theo tiến sĩ Wonjin Kim, Phó giáo sư tại Trường Y Đại học CHA, giám đốc dự án cho biết, những người ngủ ít hơn 6 giờ hay nhiều hơn 10 giờ mỗi đêm đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Đặc biệt, những người ngủ hơn 10 giờ/đêm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao nhất.

   Tiến sĩ Kim giải thích mối liên hệ giữa giấc ngủ và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường có thể tồn tại do cả tình trạng kháng insulin và giảm chức năng bài tiết insulin.

   Như vậy, thời gian ngủ quá ngắn hoặc quá dài cũng như chất lượng giấc ngủ kém đều có thể là nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường.

 

Những thói quen khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường

   Ước tính, hiện thế giới có khoảng 425 triệu người mắc bệnh tiểu đường trên toàn cầu, dự kiến con số này sẽ tăng lên 629 triệu người vào năm 2045.

   Theo trang web về bệnh tiểu đường World Diabetes, những thói quen sau sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn:

 

Ăn nhiều thực phẩm nhiều calo dẫn tới các bất ổn sức khỏe

Ăn nhiều thực phẩm nhiều calo dẫn tới các bất ổn sức khỏe

 

Ăn thức ăn nhiều calo

   Hiện nay, mức sống ngày càng được cải thiện, hầu hết mọi người đều ưa chuộng những thực phẩm giàu đạm, nhiều chất béo và tiêu thụ chúng quá nhiều mỗi ngày. Trong thời gian dài, cơ thể hoàn toàn không thể tiêu thụ một lượng lớn thịt và các thực phẩm khác, nếu lượng calo trong cơ thể vượt quá tiêu chuẩn thì cơ thể sẽ bị thiếu hụt hàm lượng insulin.

Nếu hàm lượng insulin không đủ thì lượng đường trong máu của cơ thể sẽ tăng dần lên, và khả năng mắc bệnh tiểu đường sẽ cao.

Thiếu vận động

   Lười tập thể dục và thường xuyên ngồi lâu hơn 30 phút là những yếu tố nguy cơ đáng kể đối với bệnh tiểu đường tuýp 2. Lối sống ít vận động không chỉ làm tăng chỉ số khối cơ thể (BMI) và vòng eo hơn mức bình thường mà còn làm giảm độ nhạy của hormone insulin.

Bỏ bữa sáng, ăn sáng qua loa

   Bữa sáng là bữa ăn chính, giúp nạp năng lượng cho cơ thể qua một đêm dài. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy, ăn sáng giúp hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Những người không ăn sáng hoặc ăn sáng sơ sài có thể ăn vặt, ăn nhiều thực phẩm hơn vào các bữa tiếp theo. Họ cũng có xu hướng lựa chọn thực phẩm mà họ thích hơn, do bộ não thiếu đường (glucose) như thực phẩm nhiều đường, chất béo... Trong khi đó, một bữa sáng chất lượng với protein và chất béo lành mạnh như bơ, trứng... có thể giúp ổn định lượng đường trong máu.

Thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

   Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nội tiết Lâm sàng & Chuyển hóa của Hiệp hội Nội tiết Mỹ, tránh ánh nắng mặt trời thường xuyên có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.

   Vitamin D điều chỉnh việc sản xuất insulin trong cơ thể và sự thiếu hụt vitamin D sẽ làm tăng mức đường huyết, dẫn đến bệnh tiểu đường.

Lạm dụng kháng sinh

   Một nghiên cứu trên Tạp chí Nội tiết Lâm sàng và Chuyển hóa đã tiết lộ rằng lạm dụng thuốc kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường từ 23 đến 53%. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng thuốc kháng sinh có thể ngăn chặn mức độ vi khuẩn tốt trong hệ thống miễn dịch ở ruột, do đó ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và chuyển hóa đường của cơ thể.

Ăn ít rau củ quả

   Muốn kiểm soát đường huyết và giảm cân, bạn nên ăn nhiều rau củ quả như rau chân vịt, bí đỏ, cà chua và bông cải xanh.

   Bên cạnh đó, người bệnh nên bổ sung với các loại trái cây giàu chất chống ôxy hóa như dâu tây, việt quất… Những thực phẩm này giúp giảm huyết áp, giảm tổn thương do viêm nhiễm và cải thiện tình trạng kháng insulin, kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Hút thuốc lá

   Những người hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, vì hút thuốc có thể khiến cơ thể phát triển kháng insulin và dung nạp glucose bất thường.

   Mức sống ngày càng nâng cao nên ngày càng có nhiều bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, chúng ta cần kiểm soát bản thân, ngủ đủ giấc, có chế độ ăn uống lành mạnh, vận động hợp lý, giữ gìn vóc dáng bình thường, để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Ăn nhiều cơm có dễ bị tiểu đường?

Ăn nhiều cơm có dễ bị tiểu đường?

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì vào bữa phụ?

  Trong bữa phụ, người bệnh tiểu đường nên ăn những thực phẩm như sữa chua không đường, táo, bơ, chuối, trứng luộc…

Cảnh báo: Ngộ độc chất cấm sau khi dùng thuốc “3 đời trị tiểu đường”

Cảnh báo: Ngộ độc chất cấm sau khi dùng thuốc “3 đời trị tiểu đường”

Ăn óc heo giúp bổ não: Có thực sự hiệu quả như lời đồn?

Với quan niệm “ăn gì bổ nấy”, hiện nay không ít người sử dụng óc heo trong khẩu phần ăn hàng ngày như một loại thực phẩm giúp bổ não. Vậy quan điểm này có đúng hay không?

Người bệnh tiểu đường có nên ăn chay không?

Người bệnh tiểu đường có nên ăn chay không?
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà