Thuốc của AstraZeneca làm giảm một nửa nguy cơ tử vong do ung thư phổi

Cập nhập: Thứ sáu, 09/06/2023

 

   Tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (Asco), một nghiên cứu được ca ngợi là “kỳ diệu” và “chưa từng có”: Thuốc viên uống osimertinib dùng hằng ngày sau phẫu thuật cắt khối u, do AstraZeneca sản xuất giúp giảm 51% nguy cơ tử vong do ung thư phổi.

 

Biểu tượng của AstraZeneca bên ngoài trụ sở Bắc Mỹ tại Wilmington, Delaware

Biểu tượng của AstraZeneca bên ngoài trụ sở Bắc Mỹ tại Wilmington, Delaware

 

   Nghiên cứu trên do Đại học Yale thực hiện, theo đó thuốc osimertinib, tên thương mại là Tagrisso, đã "giảm đáng kể" nguy cơ tử vong ở bệnh nhân ung thư phổi.

   Tiến sĩ Roy Herbst - Phó giám đốc Trung tâm Ung thư Yale và là tác giả chính của nghiên cứu - cho biết: "30 năm trước, chúng tôi không có cách điều trị cho những bệnh nhân này. Giờ đây, chúng tôi đã sở hữu loại thuốc rất hiệu quả trong tay. 51% là một con số lớn đối với bất kỳ căn bệnh nào, càng có ý nghĩa đối với một căn bệnh như ung thư phổi, thường kháng lại các liệu pháp điều trị".

   Thử nghiệm được tiến hành với 682 bệnh nhân từ 30-86 tuổi ở 26 quốc gia; trong đó, khoảng 2/3 là phụ nữ. Tất cả mọi người trong cuộc thử nghiệm đều có đột biến gen EGFR - gen này được tìm thấy trong khoảng 1/4 trường hợp ung thư phổi trên toàn cầu và chiếm tới 40% trường hợp ở châu Á.

   Sau 5 năm, 88% bệnh nhân uống thuốc osimertinib hàng ngày sau khi cắt bỏ khối u vẫn sống, cao hơn so với 78% bệnh nhân điều trị bằng giả dược.

   Tiến sĩ Herbst, trợ lý trưởng khoa nghiên cứu hiện đại tại Trường Y khoa Yale, khẳng định rằng, thuốc osimertinib có kết quả “đáng kinh ngạc”, nó đã bổ sung thêm cho những nghiên cứu trước đó và sẽ trở thành “tiêu chuẩn chăm sóc” cho 1/4 bệnh nhân ung thư phổi có đột biến EGFR trên toàn thế giới.

   Theo tiến sĩ Herbst, một số bệnh nhân ở Anh, Mỹ và các quốc gia khác đã có thể tiếp cận loại thuốc này.

   Angela Terry - Chủ tịch tổ chức về ung thư phổi EGFR Positive UK (Anh) - cho biết những phát hiện này là cực kỳ quan trọng. "Tỉ lệ sống sót sau 5 năm lên đến 88% là một tin cực kỳ tích cực. Được tiếp cận với một loại thuốc có hiệu quả đã được chứng minh và tác dụng phụ có thể chấp nhận được có nghĩa là bệnh nhân có thể tận hưởng cuộc sống tốt lâu hơn" - bà nói.

 

Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thế giới

Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thế giới

 

Những biện pháp phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả

   Mỗi năm, thế giới có khoảng 1,8 triệu người mắc mới ung thư phổi và 1,6 triệu người tử vong do căn bệnh này. Việt Nam hàng năm phát hiện 22.000 ca ung thư phổi, 19.500 bệnh nhân tử vong vì nó. Dự báo số người mắc bệnh sẽ ngày càng tăng.

   Theo BS. Nguyễn Nhật Linh - Khoa Nội 1, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, chỉ có dưới 10% bệnh ung thư phát sinh do các rối loạn từ bên trong cơ thể thường không thay đổi được. Ngược lại, có đến hơn 80% bệnh ung thư phát sinh liên quan đến yếu tố có thể thay đổi được.

   Chính vì vậy, thay đổi lối sống sẽ góp phần giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh.

   Bỏ thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ung thư phổi. Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại như formaldehyde, benzen, asen… Những hóa chất này làm tăng nguy cơ mắc ung thư và các bệnh về đường hô hấp khác. Giảm tiếp xúc với thuốc lá thụ động, bỏ thuốc lá sẽ làm giảm nguy cơ ung thư phổi, cải thiện sức khỏe tổng thể cho bạn. Một trong những cách giúp bạn bỏ thuốc lá dễ dàng hơn đó là sử dụng nước súc miệng Boni-Smok.

   Giảm rủi ro nghề nghiệp: Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xác định một số tác nhân nghề nghiệp là chất gây ung thư phổi bao gồm: Thạch tín, amiăng, bis-chlorometyl ete, berili, cadmi, crom, silica tinh thể, niken, radon, sản phẩm phụ của quá trình sản xuất nhôm, khói từ than cốc và khí hóa than. Nguy cơ ung thư phổi thay đổi tùy vào từng chất gây ung thư và thời gian tiếp xúc. Nếu làm việc trong môi trường có các chất gây ung thư trên, người lao động cần trang bị phương tiện bảo hộ phù hợp.

   Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư phổi. Tăng cường ăn trái cây, rau củ, protein nạc giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Các thực phẩm như táo, bông cải xanh, rau bina, cá, tỏi, ớt đỏ, gà, hành củ có lợi cho chế độ ăn uống ngăn ngừa ung thư.

   Hạn chế uống rượu: Rượu bia làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tuyến - một loại ung thư phổi. Nguy cơ ung thư phổi ở những người uống bia, rượu mỗi ngày tăng 11% so với người không uống.

   Luyện tập thể dục đều đặn: Hoạt động thể chất thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư phổi. Tập thể dục làm cải thiện chức năng phổi, giảm nồng độ chất gây ung thư trong phổi, cải thiện chức năng miễn dịch và giúp tăng cường khả năng sửa chữa DNA bị hỏng trong các tế bào phổi. Lợi ích này tăng lên tỷ lệ thuận với cường độ và thời gian tập. Tập thể dục hỗ trợ giảm ung thư phổi ở cả những người từng hút thuốc.

   Khám sức khỏe định kỳ: Sự phát triển của y học hiện đại có thể giúp bác sĩ phát hiện ung thư phổi từ giai đoạn sớm. Sàng lọc, phát hiện sớm giúp điều trị dễ dàng hơn, giảm nguy cơ tử vong do bệnh.

   Với những người ngoài 50 tuổi, các bác sĩ khuyến cáo cần tầm soát ung thư phổi 6 tháng - 1 năm/lần. Đặc biệt với người hay hút thuốc lá, thuốc lào nhiều nên đi tầm soát sớm hơn.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Sống khỏe mạnh khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Bao nhiêu năm đi xuất khẩu lao động, làm việc cật lực bên Malaysia, chú Nguyễn Đình Tư (50 tuổi), thôn Quảng Tái, xã Chung Tú, Ứng Hòa, Hà Nội, điện thoại 0974.918.758 luôn mơ viễn cảnh về Việt Nam, cuộc sống của mình sẽ đổi đời

VTV3: Cách bảo vệ phổi khỏi nhiễm độc từ khói bụi, thuốc lá

Có thể nói lá phổi chính là sự sống, chúng ta có thể nhịn ăn trong vài ngay nhưng không thể nhịn thở dù chỉ một phút

Bị ung thư phổi cần chế độ ăn uống như thế nào? BoniDetox có phòng ung thư phổi hay không?

Bị ung thư phổi cần chế độ ăn uống như thế nào? BoniDetox có phòng ung thư phổi hay không?

VTV3: Giải pháp kiểm soát hiệu quả bệnh viêm phế quản mạn tính

Thực trạng ô nhiễm không khí đang trở nên ngày càng trầm trọng cùng với thói quen hút thuốc lá khó bỏ của nhiều người đã khiến cho tỉ lệ các bệnh lý về hô hấp tăng cao trong đó thì phổ biến nhất là viêm phế quản mãn tính

VTV2: Biện pháp tối ưu giúp lá phổi luôn khỏe mạnh

Lá phổi chính là sự sống, chúng ta có thể nhịn ăn vài bữa nhưng không thể nhịn thở dù chỉ một phút. Thế nhưng với tình trạng ô nhiễm môi trường, nồng độ bụi mịn và các loại khí thải, hóa chất độc hại thải ra trong không khí đã khiến cho lá phổi chúng ta bị đầu độc mỗi ngày
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Bị nhiễm HIV sau khi đi làm móng: Bác sĩ nói gì?

Bị nhiễm HIV sau khi đi làm móng: Bác sĩ nói gì?

Mới đây, trên mạng xã hội rầm rộ chia sẻ câu chuyện “tai bay vạ gió” của một nữ sinh sinh năm 2003. Theo đó, cô gái dù chưa từng quan hệ tình dục nhưng phát hiện nhiễm HIV do... đi làm móng, khiến dư luận xôn xao.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà