Cảnh báo: Dịch tay chân miệng xâm nhập trường học ở Hà Nội

Cập nhập: Thứ sáu, 05/04/2024

Mục lục [Ẩn]

 

   Thời tiết thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển mạnh. Chúng thường len lỏi vào nơi đông người như trường học và bùng lên thành dịch. Gần đây nhất, dịch tay chân miệng đang rầm rộ ở các trường mầm non tại Hà Nội. Số ca mắc ngày càng tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. 

 

Cảnh báo: Dịch tay chân miệng xâm nhập trường học ở Hà Nội

Cảnh báo: Dịch tay chân miệng xâm nhập trường học ở Hà Nội

 

Cảnh báo: Dịch tay chân miệng xâm nhập trường học ở Hà Nội

   Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội ghi nhận số ca mắc tay chân miệng tăng trong hai tuần qua. Các chuyên gia phát hiện 3 ổ dịch tại 3 trường mầm non.

   Cụ thể, mỗi tuần, CDC ghi nhận 60-70 ca mắc tay chân miệng ở Hà Nội, nâng tổng số ca trong ba tháng đầu năm lên 300, tăng 75 ca so với cùng kỳ năm ngoái. Thành phố xuất hiện 5 ổ dịch, trong đó chỉ riêng hai tuần vừa rồi đã ghi nhận 3 điểm trường học đang lây nhiễm bệnh.

   Không chỉ ở Hà Nội, số ca mắc tay chân miệng trên cả nước cũng đang ngày một tăng. Theo Bộ Y tế, trong quý I, cả nước có hơn 6.000 ca, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

   Các chuyên gia nhận thấy, thời tiết thay đổi thất thường là yếu tố thuận lợi cho nhiều bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu, tay chân miệng, ho gà... phát triển. Họ dự báo, các thành phố lớn có nguy cơ ghi nhận thêm nhiều ca mắc, ổ dịch mới. Thực tế đó đòi hỏi ngành y cần giám sát, phát hiện sớm, đặc biệt tại các trạm y tế, trường mầm non, tiểu học, khu đông dân cư để xử lý, chặn lây nhiễm rộng hơn trong cộng đồng.

 

Tay chân miệng là bệnh như thế nào?

Tay chân miệng là bệnh như thế nào?

 

Tay chân miệng là bệnh như thế nào?

   Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do nhiều loại virus gây nên, chủ yếu là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Nó dễ lây từ người sang người khi tiếp xúc với nước bọt, nốt phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Do vậy, những nơi sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại mẫu giáo, nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, dễ phát triển thành các ổ dịch.

   Triệu chứng của bệnh tay chân miệng thường là sốt và tổn thương ở da. Vùng da người bệnh xuất hiện tình trạng rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối... Một số trẻ chỉ loét miệng hoặc nổi nốt nhỏ ở mông hay bẹn, nếu không chú ý thì rất khó phát hiện.

   Đa phần, trẻ mắc bệnh ở dạng nhẹ. Nhưng nếu cha mẹ chủ quan, không phát hiện và điều trị kịp thời, tay chân miệng sẽ tiến triển thành biến chứng nguy hiểm như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí tử vong.

   Hiện nay, ngành y chưa có vaccine hay thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Mục tiêu chủ yếu là giảm triệu chứng, nâng cao thể trạng và phòng ngừa biến chứng cho người bệnh.

   Mỗi lần trẻ mắc tay chân miệng, cơ thể chỉ tạo ra kháng thể với một loại virus nhất định. Vì vậy mà các em dễ bị lại nhiều lần. Do đó, người lớn cần chủ động phòng ngừa căn bệnh này cho trẻ nhỏ bằng cách:

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người mắc tay chân miệng.
  • Cách ly trẻ mắc bệnh tại nhà: Không đưa con đến nhà trẻ, trường học, nơi có các bé khác chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.
  • Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch, nếu nghi ngờ cần được cách ly, thăm khám và điều trị sớm.
  • Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân tránh bội nhiễm.
  • Vệ sinh môi trường sống: Lau phòng ở của bệnh nhân, khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%.
  • Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường của bệnh nhân và dụng cụ chăm sóc sử dụng lại theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
  • Người nhà hay nhân viên y tế cần rửa tay bằng xà phòng sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt người bệnh, sau thăm khám...

   Như vậy, dịch tay chân miệng đang dần xâm nhập vào các trường học ở Hà Nội. Để tránh dịch bùng phát diện rộng, chúng ta cần chủ động phòng ngừa căn bệnh này, nhất là đối tượng dễ lây nhiễm như trẻ nhỏ. 

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Hà Nam: Thiếu máy chạy thận – Bệnh nhân vật vờ chờ đợi

Hà Nam: Thiếu máy chạy thận – Bệnh nhân vật vờ chờ đợi

Thời gian qua, bệnh nhân suy thận và chạy lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam phải vật vờ chờ đợi đến lượt có máy để chạy thận. Nguyên nhân do số bệnh nhân ngày càng tăng và số máy chạy thận được đầu tư đã lâu, hỏng nhiều.

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà