Tình từ đầu năm đến nay, dịch thủy đậu đang có xu hướng diễn biến ngày càng phức tạp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Số ca mắc tăng lên một cách nhanh chóng và tập trung nhiều tại các trường mầm non và tiểu học. Theo ghi nhận từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, số ca mắc đã cán mốc 800, tăng gấp hơn 70 lần so với cùng kỳ năm trước.
Số ca mắc tăng hơn 70 lần, dịch thủy đậu diễn biến khó lường tại các trường học ở Hà Nội
Số ca mắc thủy đậu tăng chóng mặt tại các trường mầm non và tiểu học
Ngày 21/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, số mắc mới thủy đậu được ghi nhận tại 18 trên 30 quận huyện thuộc địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó, huyện Chương Mỹ đứng đầu với 230 ca, huyện Mê Linh là 69, tiếp đến là Ba Vì (60), Nam Từ Liêm (56), Mỹ Đức (42). Con số mắc thủy đậu tại thủ đô lên tới 548 ca, chủ yếu xuất hiện tại mầm non (36,5%) và tiểu học (38%).
Bất chấp các biện pháp phòng tránh, dịch thủy đậu vẫn tiếp tục lây lan mạnh (166 ca trong vòng 1 tuần), và tạo thành chùm tại nhiều trường học. Ví dụ như, Trường Mầm non Chu Minh, huyện Ba Vì, có 12 ca; Trường Mầm non Trung tâm huyện Phúc Thọ có 9 ca; Trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm ở huyện Thanh Trì 20 ca. Như vậy, nếu tính từ đầu năm đến ngày 3/4, Hà Nội đã có đến 800 trường hợp mắc thủy đậu, gấp đến hơn 70 lần so với cùng kỳ năm 2022 là 11 ca.
Ngoài Hà Nội, nhiều tỉnh miền Bắc cũng ghi nhận số ca mắc thủy đậu tăng cao đột biến. Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lào Cai, từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã ghi nhận gần 400 ca mắc thủy đậu. Còn tính trên cả nước, số ca mắc thủy đậu đến thời điểm hiện tại đã lên tới gần 3.200 ca.
Không chỉ ở trẻ nhỏ, số lượng người lớn mắc thủy đậu cũng tăng lên. Theo BS Nguyễn Ngọc Trung, Khoa Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn, mô hình bệnh tật đang thay đổi khác với trước đây, số người lớn mắc thủy đậu phải nhập viện cũng nhiều hơn. Tại Khoa Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn, trong 2 tuần gần đây, đã có 9 bệnh nhân thủy đậu điều trị, trong đó 8 người sống cùng một địa chỉ.
Tuyệt đối không được chủ quan với bệnh thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh lành tính, ủ bệnh trong khoảng 10 - 20 ngày. Sau khoảng 7 - 10 ngày phát bệnh, các triệu chứng sẽ mất đi và người bệnh hồi phục khi được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, một số đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, sức đề kháng yếu có thể gặp phải các biến chứng.
TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Phó Trưởng khoa, phụ trách khoa Điều trị và Chăm sóc đặc biệt 1 – Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin thêm, bệnh thủy đậu lây truyền từ mẹ sang con qua bánh rau khi mang thai. Điều này có thể gây sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi.
Trẻ sơ sinh mắc bệnh không được điều trị sớm có thể bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng nhiễm độc, bội nhiễm vi khuẩn. Đồng thời, virus gây ra các biến chứng về thần kinh như: Viêm màng não, viêm tuỷ, viêm dây thần kinh thị giác, viêm đa dây thần kinh. Một số biến chứng nghiêm trọng khác cũng có thể xảy ra như: suy thượng thận, viêm cầu thận, tổn thương mắt, hay thậm chí là tử vong.
Chính vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay khi nhận thấy trẻ có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt, rồi lan ra toàn thân.
Người dân tuyệt đối không được chủ quan với bệnh thủy đậu
Phòng ngừa bệnh thủy đậu bùng phát bằng cách nào?
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm thường bùng phát mạnh từ khoảng tháng 3 đến tháng 5. Đây là khoảng thời gian giao mùa xuân - ha, độ ẩm không khí cao, thời tiết thay đổi thất thường
Đây là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh thủy đậu phát tán và lây lan. Các chuyên gia cũng cho biết, cứ theo chu kỳ 3 - 5 năm, thuỷ đậu sẽ bùng mạnh trở lại, tạo thành những vụ dịch.
TS.BS Nguyễn Đăng Mạnh, Viện trưởng Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện 108 cho biết, virus gây bệnh thủy đậu có thể lây truyền dễ dàng từ người sang người, thông qua việc hít phải, hay tiếp xúc với các giọt bắn, dịch tiết, hay tiếp xúc trực tiếp với quần áo, chăn gối của người bệnh, chất dịch khi các bọng nước bị vỡ.
Để phòng ngừa thủy đậu, người dân cần thực hiện những biện pháp dưới đây:
- Hạn chế tiếp xúc với đối tượng nghi ngờ mắc bệnh để phòng tránh nhiễm bệnh.
- Những người mắc bệnh thuỷ đậu cần được cách ly ngay khi phát hiện. Người lớn mắc bệnh cần nghỉ làm, trẻ em cần nghỉ học trong khoảng 7 - 10 ngày (tính từ khi bắt đầu có triệu chứng) để tránh lây lan thành những ổ dịch.
- Giữ vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày.
- Chuẩn bị các đồ dùng sinh hoạt riêng, không dùng chung đồ với người khác, kể cả khi họ không mắc bệnh.
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, đeo khẩu trang khi đi đến nơi đông người.
- Giữ vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt thường xuyên bằng các chất sát khuẩn thông thường.
- Tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em khi được 12 tháng tuổi. Phụ nữ dự định có thai, nên tiêm phòng trước đó ít nhất 1 tháng. Người lớn cũng có thể tiêm phòng thủy đậu khoảng 1 tháng trước khi mùa dịch bắt đầu.
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi để bồi bổ sức khỏe, tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên cho trẻ sử dụng những sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, nhất là khi trẻ có sức khỏe kém, thường xuyên ốm vặt, dễ mắc bệnh đường hô hấp.
Hiện nay, BoniKiddy + là sản phẩm có chứa sữa non, sữa ong chúa, 5 tỷ lợi khuẩn cùng với nhiều thành phần khác, giúp tăng cường sức đề kháng, và khả năng miễn dịch của trẻ, đồng thời giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
XEM THÊM:
- Bị sốt xuất huyết, bé 2 tuổi suýt chết trên nền bệnh tim bẩm sinh
- Tự chữa gút theo lời người quen, người đàn ông bị mất ngón chân