Trẻ bị thủy đậu có nên kiêng nước, kiêng gió không?

Cập nhập: Thứ bảy, 15/04/2023

 

Hỏi:

    Chào chuyên gia, bé nhà tôi năm nay 4 tuổi và đang bị thủy đậu. Hiện tại, cháu chỉ có khoảng hơn 10 nốt mụn nước và không sốt. Mẹ chồng tôi bảo trẻ bị bệnh này cần tuyệt đối kiêng gió và không được tắm. Nhưng đọc một số thông tin tôi thấy điều đó không đúng, thậm chí kiêng quá có thể khiến bệnh nặng hơn. Vậy tôi muốn hỏi trẻ bị thủy đậu có nên kiêng nước, kiêng gió không? Tôi nên làm gì để con mình nhanh khỏi? Mong chuyên gia giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn!

Thanh Phương, 31 tuổi, Phú Thọ

 

Bị thủy đậu có nên kiêng nước, kiêng gió không?

Bị thủy đậu có nên kiêng nước, kiêng gió không?

 

Trả lời:

    Chào chị, hiện nay vẫn có hai luồng ý kiến về việc bị thủy đậu có nên kiêng gió và kiêng nước hay không. Theo dân gian, người ta cho rằng quan điểm này là đúng. Còn theo góc nhìn từ y học hiện đại thì điều đó không có cơ sở khoa học, thậm chí còn là lý do khiến bệnh lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

     Bệnh thủy đậu thường xuất hiện và lây lan thành dịch vào mùa nắng nóng. Đồng nghĩa với điều đó, bệnh nhân sẽ tiết nhiều mồ hôi, lỗ chân lông bị tắc nghẽn, bã nhờn tắc lại. Nếu trẻ kiêng tắm thì sẽ dẫn đến hậu quả như:

  • Trẻ có cảm giác bết dính, khó chịu trên da, khiến tình trạng ngứa do thủy đậu ngày càng nặng. Theo phản xạ, trẻ sẽ gãi hoặc sờ tay lên da nhiều hơn, từ đó khiến da bị trầy xước, nốt thủy đậu dễ bị vỡ, tăng nguy cơ lây nhiễm sang vùng da lành bệnh, trẻ dễ bị nhiễm trùng, hình thành sẹo và để lại biến chứng.
  • Khi không tắm gội, chất bẩn tích tụ trên da sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hơn, bệnh lâu khỏi hơn.

 

Trẻ bị thủy đậu sẽ bị ngứa da

Trẻ bị thủy đậu sẽ bị ngứa da

 

    Khi trẻ bị thủy đậu, đúng là nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với gió trời mà nên cho con ở trong nhà. Bởi như vậy sẽ tránh được việc người bệnh lây bệnh ra cộng đồng, da của trẻ hạn chế tiếp xúc nhiều với khói bụi, từ đó giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.

    Tuy nhiên, trẻ không cần kiêng gió từ quạt hay điều hòa. Vì khi ở trong nhà, nếu đóng kín hết các cửa (để kiêng gió trời) đồng thời không bật quạt, không bật điều hòa) thì đồng nghĩa với việc trẻ ở trong môi trường bí bách, không thoáng khí, vi khuẩn dễ phát triển và lây lan hơn.

    Như vậy, khi con chị bị thủy đậu, chị cần vệ sinh sạch sẽ cho con, sinh hoạt bình thường, chỉ hạn chế tắm gội quá lâu và không tắm bằng nước lạnh để tránh bị nhiễm lạnh, sau khi tắm xong cần dùng khăn sạch để lâu người, hạn chế cho con ra ngoài nhưng ở trong phòng của trẻ cần đảm bảo thoáng khí.

 

Bị thuỷ đậu bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

    Dùng thuốc là phương pháp hiệu quả nhất để bệnh thủy đậu nhanh khỏi. Các thuốc dùng trong trường hợp trẻ bị thủy đậu là:

  • Thuốc kháng virus acyclovir dạng viên uống: Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của vi rút thủy đậu, hạn chế sự lan rộng của bệnh trên cơ thể, giảm mức độ nghiêm trọng, thời gian các đợt bùng phát, giúp vết thương mau lành, giảm đau, phòng ngừa, ngăn chặn vết loét mới và chống bội nhiễm trên da. Với trẻ 4 tuổi thì liều dùng của thuốc là 400mg Acyclovir x 4 lần/ngày.
  • Thuốc kháng virus acyclovir dạng kem bôi: Sau khi tắm và lau khô người cho con, chị dùng thuốc này để bôi vào nốt thủy đậu.
  • Thuốc xanh methylen: Thuốc này có tính sát khuẩn nhẹ, dùng để bôi tại các nốt thủy đậu đã vỡ để chống bội nhiễm da.
  • Thuốc hạ sốt: Dùng khi trẻ sốt trên 38.5oC.
  • Thuốc kháng Histamin nhằm giảm ngứa, giúp bệnh nhân dễ chịu, từ đó giảm tình trạng gãi mụn, giảm nguy cơ bội nhiễm.

 

Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

 

   Đặc biệt, trong quá trình trẻ bị bệnh, chị cần cho trẻ nghỉ ngơi uống thêm viên uống tăng sức đề kháng của Mỹ là BoniKiddy + và bổ sung đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Khi có sức đề kháng tốt, bệnh sẽ nhanh khỏi hơn, giảm nguy cơ bị biến chứng. Cụ thể trẻ nên ăn:

  • Rau xanh và các loại trái cây
  • Uống nhiều nước
  • Ăn các loại cháo, súp, canh, những loại thức ăn mềm, thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu. Trong đó, các loại cháo, súp hay nước canh chính là những lựa chọn tuyệt vời. Đối với những trường hợp bệnh nhân có mụn nước ở miệng thì nên lựa chọn một số loại cháo như cháo đậu đỏ, cháo đậu xanh, ý dĩ hay cháo gạo lứt,…

Trẻ nên kiêng:

  • Những thực phẩm tanh: Nhất là các loại hải sản, có nguy cơ làm tăng kích ứng trên da và điều này là hoàn toàn không tốt với trẻ.
  • Đồ ăn mặn: Các món ăn mặn có thể khiến cho cơ thể người bệnh nhanh bị mất nước và tình trạng ngứa ngáy của bệnh nhân sẽ ngày càng nghiêm trọng.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Uống sữa có thể làm tăng tiết dịch nhờn trên da, tăng nguy cơ viêm nhiễm da.

    Trong trường hợp áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng của trẻ không thuyên giảm, thậm chí là có những dấu hiệu như: Cảm thấy khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt phỏng nước thì chị cần đưa con đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

    Sau khi bị thủy đậu, sức đề kháng của trẻ thường giảm sút, do đó cần chăm sóc tốt về dinh dưỡng, vệ sinh mũi họng để tránh mắc bệnh và cho trẻ uống thêm BoniKiddy + với liều 4 viên/ngày. Nếu còn câu hỏi nào khác, chị có thể liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được giải đáp.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Khắc phục rối loạn tiêu hóa cho trẻ bằng cách nào?

Bé nhà em 23 tháng tuổi vừa kết thúc đợt điều trị viêm phế quản ở bệnh viện được khoảng 1 tháng nay.

Phải làm sao để phòng ngừa các bệnh về hô hấp ở trẻ nhỏ khi trời chuyển lạnh?

Làm cách nào để phòng ngừa những bệnh hô hấp cho trẻ em khi trời chuyển lạnh? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Hình ảnh trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng - Mẹ cần làm gì để khắc phục?

Bài viết sau đây sẽ đưa ra một số hình ảnh trẻ bị còi xương và trẻ bị suy dinh dưỡng, góp phần giúp bạn có cơ sở để nắm được tình trạng của con mình, đồng thời cung cấp những giải pháp hữu hiệu.

Cách chăm sóc trẻ viêm phế quản phổi

Để điều trị chứng viêm phế quản ở trẻ nhỏ, bạn cần nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do một loại vi khuẩn gây viêm nhiễm, bác sĩ sẽ kê cho bạn những loại kháng sinh thích hợp để điều trị dứt điểm.

Cần làm gì khi gặp tình trạng viêm loét miệng ở trẻ em?

Cha mẹ cần làm gì khi con yêu bị viêm loét miệng? Làm cách nào để ngăn ngừa tình trạng này tái phát thường xuyên? Để giải đáp những thắc mắc này, các bạn đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844